Hồ sơ, thủ tục đăng ký đổi tên doanh nghiệp
Khi thay đổi tên doanh nghiệp bạn cần làm những gì?. Nộp hồ sơ thay đổi ở đâu?
Doanh nghiệp tư nhân
(Quy định tại Điều 36 Nghị định số 43/2010/NĐCP)
Thành phần hồ sơ
Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Trình tự thực hiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp)
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.
Doanh nghiệp nộp lệ phí Đăng ký doanh nghiệp là 200.000 đồng.
Bước 3: Cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp.
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
Lưu ý:
Việc thay đổi tên của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Mẫu Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Phụ lục số II1 Thông tư số 01/2013/TTBKHĐT.
Hồ sơ, thủ tục đăng ký đổi tên doanh nghiệp – Ảnh minh họa
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
(Quy định tại Điều 36 Nghị định số 43/2010/NĐCP)
Thành phần hồ sơ:
1. Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
2. Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
Trình tự thực hiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp)
Video đang HOT
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.
Doanh nghiệp nộp lệ phí Đăng ký doanh nghiệp là 200.000 đồng.
Bước 3: Cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp.
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
Lưu ý:
Việc thay đổi tên của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Mẫu Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Phụ lục II1Thông tư 01/2013/TTBKHĐ.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
(Quy định tại Điều 36 Nghị định số 43/2010/NĐCP)
Thành phần hồ sơ:
1. Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
2. Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
Trình tự thực hiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp)
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.
Doanh nghiệp nộp lệ phí Đăng ký doanh nghiệp là 200.000 đồng.
Bước 3: Cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp.
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
Lưu ý:
Việc thay đổi tên của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Công ty hợp danh
Đăng ký đổi tên doanh nghiệp
1. Trường hợp đổi tên, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Nội dung Thông báo gồm:
a) Tên hiện tại, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp và mã số thuế)
b) Tên dự kiến thay đổi
c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo Thông báo phải có quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
2. Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế
Lưu ý:
Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký đổi tên doanh nghiệp nếu tên dự kiến của doanh nghiệp không trái với quy định về đặt tên doanh nghiệp.
Việc thay đổi tên của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần
(Quy định tại Điều 36 Nghị định số 43/2010/NĐCP)
Thành phần hồ sơ:
1. Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
2. Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
Trình tự thực hiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp)
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.
Doanh nghiệp nộp lệ phí Đăng ký doanh nghiệp là 200.000 đồng.
Bước 3: Cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp.
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
Lưu ý:
Việc thay đổi tên của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Về các điểm cần chú ý trong việc đặt tên doanh nghiệp.
Luật Gia VŨ NGỌC BẰNG
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Tạo dựng khung pháp lý đầy đủ thi hành Luật đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư nhằm góp phần tạo dựng khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ và minh bạch cho việc thi hành Luật đầu tư.
Ảnh minh họa
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, dự thảo Nghị định nhằm 4 mục tiêu cụ thể:
Một là, quy định chi tiết nguyên tắc, cách thức áp dụng và thực hiện các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh cũng như cơ chế tập hợp, công bố, giám sát thi hành các quy định về vấn đề này nhằm bảo đảm thực hiện nhất quán nguyên tắc: nhà đầu tư được tự do đầu tư kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề mà Luật không cấm hoặc quy định phải có điều kiện.
Hai là, cụ thể hóa một số quy định về bảo đảm đầu tư và chính sách ưu đãi đầu tư đối với một số ngành, nghề, địa bàn nhằm tiếp tục củng cố, hoàn thiện cơ chế bảo hộ, khuyến khích đầu tư phù hợp với các cam kết hội nhập của Việt Nam, đồng thời bảo đảm thu hút đầu tư chọn lọc và có hiệu quả.
Ba là, hướng dẫn thực hiện một số quy định của Luật nhằm cải cách thủ tục hành chính trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án đầu tư từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thành lập tổ chức kinh tế đến triển khai, chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh.
Bốn là, quy định chi tiết nội dung, trách nhiệm và cơ chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh giữa các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, cơ quan đăng ký đầu tư nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác này.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo Nghị định gồm 6 chương, 79 điều. Bên cạnh những quy định chung, dự thảo đã nêu rõ những quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh; ưu đãi và hỗ trợ đầu tư; thủ tục đầu tư...
Đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư
Theo dự thảo đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 và Điều 16 Luật đầu tư được quy định chi tiết như sau: 1- Dự án đầu tư thuộc ngành nghề ưu đãi đầu tư hoặc ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định; 2- Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định; 3- Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc kể từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; 4- Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên trừ lao động làm việc không trọn thời gian và lao động có hợp đồng lao động dưới 12 tháng; 5- Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao.
Mức ưu đãi cụ thể đối với các dự án trên được áp dụng như sau: Mức ưu đãi đối với dự án đầu tư 1, 2, 5 thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và đất đai; mức ưu đãi đối với dự án đầu tư 3 được áp dụng như mức ưu đãi đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; mức ưu đãi đối với dự án đầu tư 4 được áp dụng như mức ưu đãi đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Dự thảo nêu rõ, trường hợp dự án đầu tư đáp ứng điều kiện hưởng các mức ưu đãi khác nhau, nhà đầu tư được chọn áp dụng mức ưu đãi đầu tư cao nhất.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên website của Bộ.
Tuệ Văn
Theo_Báo Chính Phủ
Thủ tướng phê bình 22 tỉnh chậm sửa đổi thủ tục về đất đai Sáng 26/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các Bộ, ngành hữu quan về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Tham dự buổi làm việc còn có Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Báo cáo...