Hồ sơ Panama là sự việc “thức tỉnh cho ngành thuế”
Ngành thuế khẳng định sẽ tìm cách thu thuế đúng theo quy đối với Metro và BigC khi thực hiện chuyển nhượng thương hiệu tại Việt Nam. Đồng thời coi vụ hồ sơ Panama là sự việc “thức tỉnh cho ngành thuế”
Ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng Vụ quản lý thuế các doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) trao đổi về chính sách thuế.
Kết quả thanh tra của ngành thuế cho thấy, trong vài năm qua đã có tới hàng trăm doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên cả nước liên tục khai lỗ, trốn thuế với số tiền bị truy thu, truy hoàn lên tới nghìn tỉ đồng.
Đại diện Tổng cục Thuế, ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng Vụ quản lý thuế các doanh nghiệp lớn đã có những trao đổi liên quan đến các hình thức trốn thuế, các biện pháp thu hồi thuế của DN đầu tư nước ngoài.
PV: Ông có thể cho biết doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thường áp dụng các hình thức trốn thuế nào tại Việt Nam thời gian qua?
Ông Nguyễn Văn Phụng: Có 2 hình thức trốn thuế và tránh thuế. Dù là hai phạm vi khác nhau nhưng đều có mục đích giống nhau là gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước (NSNN). Trong đó, trốn thuế là hành vi bất hợp pháp khi một DN tính đủ thuế vào giá bán cho người tiêu dùng, nhưng không kê khai nộp vào NSNN, hoặc kê khai ít hơn với số thuế đã thu thì đây chính là hành vi ăn cắp trắng trợn và cần lên án.
Còn đối với hành vi tránh thuế, mặc dù không phải là hành vi bất hợp pháp nhưng người nộp thuế biết tận dụng kẽ hở để giảm thiểu mức thuế phải nộp. DN được giảm thiểu nghĩa vụ thuế bằng cách chọn đầu tư, đó là cách lách thuế hợp pháp. Việt Nam đang kêu gọi đầu tư cần phải cảnh giác với những nước đến từ thiên đường thuế. Bởi các doanh nghiệp đã được ưu đãi thuế ở chính nước họ, nếu chúng ta ưu đãi thuế thì vô hình dung ta cho họ thuế, nên cần phải xem xét xuất sứ nhà đầu tư.
Hình thức thứ ba là né thuế, khi doanh nghiệp tận dụng tối đa chính sách ưu đãi đầu tư ban đầu nhưng sau khi hết khoảng thời gian này nhà đầu tư sẽ ngừng hoạt động. Việc tạo điều kiện ưu đãi cho các nhà đầu tư luôn có mục tiêu rõ ràng, nếu nhà đầu tư thực hiện đúng mục tiêu đó rõ ràng nhà đầu tư đó là chân chính. Nhưng ngược lại cũng có nhà đầu tư sau khi được hưởng ưu đãi thuế suất đã lập tức giải thể là hình thức tận dụng ưu đãi để hưởng và né thuế, đây là hành vi không văn minh.
PV: Metro và BigC có phải đã tận dụng ưu đãi thuế của Việt Nam hay không? Và việc thu hồi thuế từ các DN này sẽ được tiến hành như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Phụng: Thời gian qua ở nước ta có 2 DN đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ là Metro và BigC. Tuy nhiên sau một thời gian kinh doanh bán lẻ, các doanh nghiệp này đều có vấn đề. Tập đoàn Metro sau một thời gian không đóng thuế, tổng cục thuế truy thu thì tập đoàn này lại bất ngờ thông báo đã thỏa thuận bán Metro Việt Nam cho Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan. Còn BigC tới đây cũng sẽ chuyển nhượng lại.
Video đang HOT
Đương nhiên ngành thuế phải có nhiều biện pháp để thu thuế với chủ đầu tư. Mặc dù tập đoàn này kêu lỗ trong thời gian dài, nhưng khi ông chủ của Metro bán cơ sở Metro dẫn đến có thu nhập thì chúng ta phải thu thuế.
Chúng ta phải khôn ngoan để không bỏ sót nguồn thu. DN có bị lỗ nhưng ngành thuế phải tìm cách thu thuế đúng theo quy định. Dù người ta có bị lỗ hôm nay nhưng sau đó sẽ tìm cách thu ở lúc khác, đó là trách nhiệm chung.
Mặt khác, những DN pháp nhân đang có hoạt động tại Việt Nam, mặc dù ngày hôm nay họ có thể bị lỗ, nhưng tương lai có thể có lãi. Trong khi đó, thay vì lập ra DN mới hoàn toàn, nhiều nhà đầu tư vẫn mua lại DN đó trong điều kiện bị lỗ nhưng lại đang có thương hiệu. Trên thế giới vấn đề này là bình thường nhưng ở Việt Nam lại là hình thức hết sức mới mẻ.
Ngành thuế nhận thấy, tất cả hoạt động liên quan đến chuyển nhượng vốn trực tiếp và gián tiếp, sở hữu trí tuệ, thương mại, nhãn hiệu…của Metro và BigC sẽ liên quan đến quyền kinh doanh. Nhà đầu tư thay vì phải bỏ tiền ra để phát triển mạng lưới đầu tiên sẽ mua lại DN làm ăn bị thua lỗ với mức chi phí hợp lý hơn, do đó ngành thuế sẽ có cơ sở để thu được thuế ngay cả khi các DN đó bị lỗ.
Chúng ta phải khôn ngoan để không bỏ sót nguồn thu. DN có bị lỗ nhưng ngành thuế phải tìm cách thu thuế đúng theo quy định. Dù người ta có bị lỗ hôm nay nhưng sau đó sẽ tìm cách thu ở lúc khác, đó là trách nhiệm chung.
PV: Từ vụ việc Hồ sơ Panama, phía Tổng cục Thuế có ý tưởng gì để quản lý tốt hơn nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam?
Ông Nguyễn Văn Phụng: Chúng tôi không rõ các DN FDI tại Việt Nam hiện nay có liên quan đến Hồ sơ Panama hay không, vì hồ sơ này có nhiều thông tin, trọng tâm liên quan đến cá nhân.
Tuy nhiên, qua vụ việc này cũng thức tỉnh cho ngành thuế cần tăng cường tiếp cận nhiều nguồn thông tin, cần phát triển bộ phận quản lý rủi ro và tăng cường giao lưu thêm thông tin trong và ngoài nước, chia sẻ thông tin với cơ quan thuế, nắm bắt thông tin với cơ quan thuế mà ta đã ký hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, để phối hợp giữ các cơ quan thuế.
Vừa qua chúng ta có nhiều vụ việc tranh chấp thuế với một số chính phủ các nước, tuy nhiên đối với các DN FDI có đầu tư vào Việt Nam, việc chuyển nhượng vốn trực tiếp, gián tiếp của nhà thầu thì chắc chắn liên quan đến hiệp định tránh đánh thuế 2 lần.
Cho nên, chúng ta phải nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức, đủ năng lực trình độ, giám sát vấn đề này, nhất là trong điều kiện đơn giản hóa thủ tục vẫn cần rà soát Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần. Hiệp định nào chưa phù hợp thì đàm phán lại và Hiệp định nào có rồi thì tận dụng cơ chế tối đa, khai thác triệt để lợi thế trên cơ sở những quy định hiện có.
PV: Để giảm thiểu tối đa những hành vi trốn tránh thuế, ngành thuế cần có những giải pháp gì, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Phụng: Để xử lý vấn đề tránh thuế và trốn thuế cần phải có nhiều giải pháp đưa ra. Né thuế không phải là nặng nề, nhưng cũng cần phải có giải pháp để hạn chế, phòng chống được hoạt động này.
Nhà nước cần rà soát lại luật pháp, đánh giá và tổng kết thực tiễn xem chính sách nào phù hợp và không phù hợp, từ đó đưa ra chính sách ưu đãi phù hợp. Đồng thời, cần tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng như chính quyền địa phương, quản lý thị trường, hải quan, quản lý giám sát đầu tư… không nên để phó mặc việc này cho cơ quan thuế.
Đối với ngành thuế cần tích cực tăng cường hợp tác, phối hợp, xây dựng đội quản lý rủi ro, giám sát, có thông tin cảnh báo từ xa để ngăn chặn. Đẩy mạnh việc kiểm tra sự lợi dụng của DN khi thấy chính phủ đang có ưu đãi thuế cao. Nếu có dầu hiệu chuyển giá cần phải được thỏa thuận giá trước, đưa ra tỷ lệ thuế cao để tạo cơ sở nguồn thu cho tương lai.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Vợ làm xa, chồng bắt con gái đấm lưng hàng tối rồi cưỡng hiếp
Từ khi vợ đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan, Cù Văn Thanh (SN 1972, thường trú tại xã Hà Lâm, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) đã biến con gái thành "búp bê tình dục". Sau 6 năm, sự việc được phơi bày, Công an tỉnh Thanh Hóa đang hoàn thiện hồ sơ để khởi tố.
Người cha đồi bại
Vì miếng cơm manh áo, mẹ của cháu Cù Thị T. (SN 1999) phải đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Khi đó T. mới 10 tuổi, học lớp 4, phải ở nhà với bố đẻ là Cù Văn Thanh và em trai. Ngôi nhà nhỏ chỉ có 3 bố con, lẽ ra phải vui vẻ, đầm ấm đợi ngày mẹ về sum họp thì đáng buồn thay, lợi dụng hoàn cảnh vợ vắng nhà, Thanh đã giở trò đồi bại với con gái ruột của mình.
Để đạt được mục đích, hàng tối Thanh bắt con gái đấm lưng cả tiếng đồng hồ. Khi con gái đã mỏi mệt và buồn ngủ thì Thanh bảo con gái ngủ cùng, rồi khống chế và quan hệ tình dục. Đau đớn và sợ hãi, cháu T. đành giấu kín sự việc nên chuyện đó kéo dài suốt 6 năm mà không ai hay biết.
"Bố cháu làm chuyện đó với cháu rất nhiều lần và dặn là không được nói với ai. Cháu sợ, không dám nói, chỉ biết bảo bà nội sang ngủ cùng. Từ đấy, bà nội thường xuyên sang ngủ cùng nên bố không làm gì cháu được nữa. Nhưng hàng ngày bà đi làm, em đi chơi, bố lại làm chuyện đó với cháu, lúc thì ở cạnh chuồng gà, lúc ở gốc chuối, lúc ở sau bếp. Nếu cháu không đồng ý thì bố lại đánh" - T. kể
Cháu Cù Thị T. đau buồn kể câu chuyện của mình.
Chuyển hồ sơ lên Công an tỉnh
Đến khi T. học lớp 9 thì ông Thanh ít quan hệ hơn bởi T. bắt đầu biết tìm cách lẩn tránh. Nhưng mỗi lần không được thỏa mãn dục vọng thì ông lại đánh T. Khi mẹ T. trở về nước, nhiều lần em muốn cho mẹ biết chuyện nhưng lại sợ nói ra thì bố mẹ sẽ bỏ nhau, gia đình tan nát nên T. lại nín nhịn.
Ngồi nói chuyện với phóng viên, T. khóc: "Vào đêm 30 Tết năm 2015, khi đó mẹ cháu sang Đài Loan làm việc theo hợp đồng mới. Bố cháu đi chơi về lại gọi cháu ra để làm chuyện đó. Cháu không đồng ý thì bị bố đánh. Cháu khóc cả đêm rồi quyết định không học nữa và cũng không ở nhà với bố nữa. Cháu nhắn tin cho chú Cù Văn Dương (chú họ, SN 1997) để xin chú cho đi làm cùng và cháu đi rửa bát được hai hôm thì bố cháu gọi điện cho mẹ bảo rằng cháu bỏ nhà đi theo trai".
Đối tượng Cù Văn Thanh.
Về phần người mẹ của T., khi được chồng gọi điện như vậy thì gọi về nói chuyện với con gái. Lúc này T. mới thổ lộ sự việc và từ đó gia đình mới trình báo với cơ quan công an.
Phóng viên đã đến Công an huyện Hà Trung để tìm hiểu vụ việc này thì được Trung tá Nguyễn Cao Sơn - người trực tiếp thụ lý vụ việc cho biết: "Sau khi nhận được tin tố giác, Công an huyện đã về xác minh, lấy lời khai và dựng lại hiện trường. Thấy đây là vụ việc nằm ngoài phạm vi, thẩm quyền nên Công an huyện đã gửi toàn bộ hồ sơ lên Công an tỉnh Thanh Hóa để giải quyết".
Tại trụ sở Công an huyện Hà Trung, Cù Văn Thanh đã hai lần ký vào văn bản lời khai và thừa nhận toàn bộ hành vi của mình; một lần ký vào biên bản dựng lại hiện trường sự việc trong thời gian gần 2 tháng trước khi bàn giao toàn bộ hồ sơ lên Công an tỉnh Thanh Hóa vào ngày 10/4/2015.
Vụ việc đang được tiếp tục điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý.
Theo Pháp luật Việt Nam
Đề nghị truy tố nguyên lãnh đạo huyện liên quan đến sai phạm trong đền bù Nguyên chủ tịch UBND H.Đông Hòa (Phú Yên) bị đề nghị truy tố tội "Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" cùng 15 người khác. Tin tức đăng tải trên báo Pháp luật TP.HCM cho biết, ngày 13/4 CQĐT Công an tỉnh Phú Yên đã chuyển bản kết luận điều tra đề...