Hồ sơ Panama có thể thay đổi cục diện bầu cử Mỹ
Giới quan sát cho rằng, dù không tên tuổi lớn nào của Mỹ bị bêu tên trong Hồ sơ Panama, nhưng tác động của vụ lộ mật lịch sử này có thể thay đổi lợi thế của các ứng viên tổng thống Mỹ hàng đầu hiện nay.
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ Donald Trump và Hillary Clinton. Ảnh: E-Online
Các chuyên gia cho rằng, vụ 11,5 triệu giấy tờ tài chính của hãng luật Mossack Fonseca trụ sở tại Panama phơi bày cách giới siêu giàu đưa tiền ra các thiên đường trốn thuế ở nước ngoài không gây ngạc nhiên lắm. Tuy nhiên, quy mô của vụ việc làm sống dậy trận bão giận dữ của người dân và đưa vấn đề công bằng trong đóng thuế trở lại chương trình nghị sự. Giới phân tích cho rằng, Hồ sơ Panama có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, và nếu có thêm thông tin được tiết lộ về vấn đề tài chính của các lãnh đạo thế giới thì tác động của nó lên chính trị toàn cầu sẽ cực kỳ lớn.
Đợt bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ nổi lên cơn bất bình trước mức độ giàu có của giới thượng lưu toàn cầu. Vụ bê bối mang tên Hồ sơ Panama sẽ càng khiến sự phẫn nộ của dân chúng Mỹ đối với chính quyền tăng lên khi không giải quyết được tình trạng này. Tên tuổi của ít nhất 200 người Mỹ có trong số tài liệu này, cho dù không ai trong số họ nổi tiếng như các ngôi sao thể thao, màn bạc hay lãnh đạo thế giới. Dẫu vậy, các ứng viên chạy đua vị trí tổng thống Mỹ sẽ bị chất vấn về vụ việc. Và giới quan sát cho rằng, không ai chịu áp lực nhiều hơn cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton. Đối với một số người Mỹ, bà Clinton là hiện thân của giới “thượng lưu toàn cầu”, còn đối thủ Bernie Sanders thì ngược lại, báo AnhIndependent viết.
Trong khi dư luận tại nhiều nơi, đặc biệt là Iceland, sôi sục vì vụ lộ mật, khiến Thủ tướng phải từ chức sau khi bị nghi trốn thuế, dư luận Mỹ tương đối lặng lẽ. Nhưng giới chuyên gia cho rằng, Hồ sơ Panama tiếp thêm dầu cho cơn giận dữ của phe ủng hộ ông Sanders khi họ cảm thấy chỉ làm việc chăm chỉ là không đủ để vươn lên trong xã hội Mỹ. Tài liệu rò rỉ cũng gia tăng cơn giận của phe ủng hộ ứng viên tổng thống Donald Trump khi họ tuyên bố sẽ tôn ai đó hiểu về hệ thống ngầm lên nhằm phá hủy hệ thống này.
Vụ lộ mật kỷ lục phơi bày thực tế nhiều chính phủ cố ý phớt lờ hoạt động tránh thuế của giới nhà giàu. Dù bà Clinton không liên quan bất kỳ hành vi sai trái nào trong vụ rò rỉ, nhưng một số người vẫn có cảm giác bà thuộc giới thượng lưu giàu có. Theo họ, bà Clinton nỗ lực thúc đẩy thỏa thuận tự do thương mại Panama, trong khi ông Sanders phản đối vì cho rằng thỏa thuận đó sẽ làm hạn chế khả năng của chính phủ trong việc kiểm soát chặt chẽ các hoạt động đáng ngờ, thậm chí bất hợp pháp. Dù sau này tên của bà Clinton không dính dáng đến những vụ rò rỉ tài liệu trốn, tránh thuế trong tương lai, ông Sanders có thể vẫn sẽ tiếp tục tấn công vào khía cạnh này.
Video đang HOT
Theo giới quan sát, những cử tri Mỹ vốn chưa nghiêng về ứng viên nào có khả năng sẽ ủng hộ ông Sanders trong đợt bầu sử sơ bộ quan trọng sắp tới, bao gồm bầu cử ở New York. Trong cuộc tổng tuyển cử, quá khứ tránh thuế của ứng viên Donald Trump thuộc đảng Cộng hòa có khả năng sẽ đẩy tỷ phú này vào bể nước sôi, trong khi hồ sơ của ông Sanders được đánh giá là trong sạch. Ông Sanders là ứng viên duy nhất từng phát biểu mạnh mẽ về lượng tài sản mà 1% dân số đang nắm giữ so với 99% còn lại. Nếu được đại diện cho đảng Dân chủ, ông Sanders được đánh giá là sẽ đánh bại được tỷ phú Trump từ khía cạnh này.
“Những việc như thế này chỉ làm sinh động hơn quan điểm của ông ấy”, hãng tinAP dẫn lời ông Charles Postel, một giáo sư sử học tại ĐH San Francisco, tác giả cuốn sách về chủ nghĩa dân túy Mỹ mang tên “Quan điểm dân túy”, nói về ông Sanders. GS Postel cho rằng, tỷ phú Trump “mang tư tưởng dân tộc chủ nghĩa hơn”. “Vấn đề của ông ấy không phải là người giàu đang bất tuân quy định. Mà là chúng ta cần những người mạnh mẽ để bảo vệ dân Mỹ”, ông Postel nói.
Nhà nghiên cứu này cho rằng, tỷ phú Trump thậm chí còn giành được nhiều điểm hơn từ những người ủng hộ nếu tên ông ấy được nêu lên cùng những người giàu có và nổi tiếng trong Hồ sơ Panama. “Nếu Trump nói: “Dĩ nhiên, tôi gửi một nửa tiền của tôi sang quần đảo Virgin”, sẽ không ai trong số những người ủng hộ ông ấy phản đối điều này. Họ sẽ nói: “Chắc chắn, ông ấy là một tỷ phú. Nếu tôi là một tỷ phú, tôi cũng sẽ không đóng thuế”, GS Postel nói.
Giới phân tích cho rằng, đây không chỉ là cuộc chiến giữa các ứng viên Mỹ, mà là trận chiến của ý tưởng. Toàn cầu hóa đã giúp những người giàu nhất trong xã hội càng thêm mạnh, trong khi người lao động bình thường bị tụt lại nhiều thập kỷ qua.
Mossack Fonseca hôm qua nói rằng, hãng là nạn nhân của tin tặc tấn công từ bên ngoài, và họ đã nộp hồ sơ lên văn phòng tổng chưởng lý.
Sau Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson, người bị ảnh hưởng tiếp theo của Hồ sơ Panama là nhà lãnh đạo Đài Loan sắp lên nắm quyền – bà Thái Anh Văn. Anh trai bà bị nêu tên trong Hồ sơ Panama với việc lập một công ty ở nước ngoài vào năm 2008. Luật sư của anh trai bà Thái nói rằng, thân chủ không làm gì trái pháp luật, nhưng vụ việc vấp phải sự chỉ trích từ phe đối lập chính trị của bà Thái và họ đòi phải có giải thích đầy đủ. Trong khi đó, Pháp tuyên bố sẽ đưa Panama trở lại danh sách đen những nước không hợp tác pháp lý trong lĩnh vực thuế. Panama tuyên bố sẽ trả đũa hành động này, Reuters đưa tin hôm qua.
Theotienphong.vn
Hồ sơ Panama: Những đồn thổi về sự giàu có của Tổng thống Nga Putin
Trước khi 'Hồ sơ Panama' được công bố, Tổng thống Nga Putin đã bị truyền thông phương Tây đồn thổi 'giàu có nhất thế giới'.
Tài sản cá nhân của Tổng thống Nga Putin luôn là nguồn gốc của những lời đồn thổi. Chính vì vậy, theo Sputnik News, ngay khi "Hồ sơ Panama" xuất hiện ngày 3/4 và gây rúng động thế giới, báo chí phương Tây lập tức tập trung vào một người duy nhất, dù người đó không hề được đề cập trong bộ Hồ sơ dày tới 11,5 triệu trang bị rò rỉ từ hãng luật Mosscak Fonseca ở Panama.
Tổng thống Nga Putin. Ảnh Sputnik News
Theo báo chí phương Tây từ những thông tin mà "Hồ sơ Panama" tiết lộ, tài sản của ông Putin tối thiểu phải lên đến 2 tỷ USD. Tuy nhiên, trên thực tế, đây không phải là tài sản cá nhân của ông mà là của một người bạn thân của Tổng thống Nga và con số này cũng chỉ là đồn thổi. "Hồ sơ Panama" không hề cho thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa 2 người.
Đáng tiếc, số tiền 2 tỷ USD mà nghệ sĩ cello nổi tiếng Sergey Roldugin được cho là đang sở hữu không thể "hấp dẫn" truyền thông phương Tây bằng số tiền 40 tỷ USD mà họ đồn thổi rằng Tổng thống Nga che dấu ở các tài khoản nước ngoài.
Ngoài ra, ông Putin được cho là sở hữu rất nhiều du thuyền, lâu đài và đồng hồ Thụy Sĩ loại xa xỉ. Thậm chí, ông Putin còn được "tôn vinh" là người giàu nhất thế giới.
CEO của Quỹ Quản lý Tài sản Hermitage William Browder hồi tháng 2/2015 đã "ước tính" tổng tài sản của ông Putin lên đến 200 tỷ USD. Tuy nhiên, sau đó, ông Browder đã bị Tòa án Nga kết tội trốn thuế và bị kết án vắng mặt 10 năm tù.
Bản thân Tổng thống Nga Putin năm 2008 cũng xác nhận ông là người giàu nhất thế giới nhưng theo một nghĩa hoàn toàn khác: "Tôi là người giàu có nhất không chỉ ở châu Âu mà trên toàn thế giới.
Tôi luôn đón nhận tình cảm của mọi người và tôi thấy mình giàu có bởi người dân Nga tin tưởng vào sự lãnh đạo của tôi đối với một quốc gia vĩ đại như Nga. Tôi tin rằng, đó là tài sản lớn nhất của tôi", ông Putin nói.
Trên thực tế, thu nhập của Tổng thống Nga Putin được Điện Kremlin công bố chính thức vào tháng 4/2015 chỉ ở mức 150.000USSD/năm. Ngoài ra, ông Putin sở hữu một căn hộ 77m2, một mảnh đất, một gara và 4 chiếc xe hơi.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama kiếm được 400.000USD/năm trong khi lương của Thủ tướng Đức Angela Merkel vào khoảng 230.000USD/năm./.
Trần Khánh
Theo_VOV
Vì sao ít người Mỹ có mặt trong Hồ sơ Panama? Hãng TASS dẫn bài báo của tờ New York Times (NYT) giải thích về việc chỉ có một số rất nhỏ các công dân Mỹ có mặt trong Hồ sơ Panama về hoạt đồng rửa tiền, trốn thuế bất hợp pháp do Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố vào cuối tuần qua. Vì sao ít người Mỹ có...