Hồ sơ Interpol: Tiết lộ chiến dịch phản gián chống ông Trump của FBI
Hãng thông tấn Fox vừa công bố các tài liệu mới nhận, hé lộ việc Cục điều tra liên bang Mỹ ( FBI) từng xúc tiến chiến dịch phản gián bí mật chống Tổng thống Donald Trump hồi ông còn vận động tranh cử.
Theo hãng thông tấn Mỹ, FBI dưới thời lãnh đạo của James Comey đã có các hoạt động bí mật chống lại chiến dịch vận động tranh cử tổng thống của ông Trump vào mùa hè năm 2016 cũng như liên tục lừa dối Tòa giám sát tình báo nước ngoài (FISC).
James Comey làm giám đốc FBI từ năm 2013 đến khi bị Tổng thống Trump cách chức vào tháng 5/2017. Ảnh: Time
Sau một năm kiện tụng, một tòa án liên bang Mỹ đã ra lệnh cho FBI và Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) đệ trình các tài liệu có tên gọi chung là “các báo cáo 302″. Những tài liệu này được cho là một bản tóm tắt các cuộc thẩm vấn Bruce Ohr, một quan chức hàng đầu của DOJ do các đặc vụ FBI tiến hành.
Các báo cáo 302 nhấn mạnh, ông Ohr đã nhiều lần cảnh báo FBI và DOJ về việc cựu điệp viên Anh Christopher Steele có định kiến không hay về ông Trump.
Tuy nhiên, cả FBI và DOJ đều phớt lờ những cảnh báo ấy và cố gắng che giấu điều đó trước tòa FISC, không bao giờ khuyến nghị các thẩm phán rằng thông tin chứa đựng trong hồ sơ “chưa được kiểm chứng”. Họ cũng giấu FISC rằng cuộc điều tra Steele do Ủy ban quốc gia của đảng Dân chủ (NDC) và chiến dịch vận động tranh cử năm 2016 của cựu đệ nhất phu nhân Hillary Clinton tài trợ.
Video đang HOT
Hãng thông tấn Fox trích dẫn lời chuyên gia phân tích pháp lý Gregg Jarrett kết luận, các báo cáo 302 cho thấy FBI đã biết việc hồ sơ của Steele là “giả mạo” ngay từ đầu. Trong khi, hồ sơ Steele được tin là nguyên nhân làm khởi phát cuộc điều tra Nga của FBI.
Hồi tháng 4 vừa qua, Công tố viên đặc biệt Mỹ Robert Mueller đã cho công bố báo cáo kết luận cuối cùng về cuộc điều tra cáo buộc Nga tác động bầu cử Mỹ năm 2016 cũng như nghi vấn ông Trump thông đồng với Moscow. Báo cáo này nêu rõ, các nhà điều tra không phát hiện bằng chứng về sự câu kết giữa ông Trump cũng như các trợ lý với các quan chức Nga trong khi vận động tranh cử cách đây 3 năm.
Tuy nhiên, ông Mueller đã mô tả 10 trường hợp có thể cấu thành tội cản trở công lý của Tổng thống Trump cũng như đội ngũ nhân viên thuộc chiến dịch tranh cử của ông.
Sau khi xem xét báo cáo, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr kết luận, các bằng chứng của ông Mueller không đủ để kết luận lãnh đao Nhà Trắng phạm tội cản trở công lý.
Ông Trump đã nhiều lên án cuộc điều tra của Công tố viên Mueller là một trò “bới lông tìm vết” nhuốm màu sắc trả đũa chính trị. Phía Nga cũng nhất quyết phủ nhận can thiệp vào hệ thống chính trị Mỹ và gọi cáo buộc chống Moscow là cách để biện minh cho việc thất cử của đối thủ ông Trump – bà Hillary cũng như làm phân tán sự chú ý của dư luận đối với các yếu tố tác động thực sự như tham nhũng và gian lận bầu cử.
Theo Tuấn Anh/Vietnamnet
Ông Trump chưa đọc báo cáo Mueller
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chưa đọc qua bản báo cáo cuộc điều tra về ông của công tố viên đặc biệt Robert Mueller.
Kết luận của bản báo cáo Mueller (theo Bộ trưởng Tư pháp Mỹ) chẳng gây nguy hiểm cho Tổng thống Trump - Ảnh: Wired
Nhà lãnh đạo Washington ngày 6.4 viết trên Twitter: "Tôi chưa đọc báo cáo Mueller mặc dù có quyền làm vậy. Chỉ biết đến kết luận, quan trọng nhất là không thông đồng".
Công tố viên Mueller cuối tháng trước đệ trình báo cáo bí mật cuộc điều tra về vai trò của Nga trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 và hành vi sai trái (nếu có) của ông Trump.
Tóm tắt báo cáo sau đó, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr cho biết công tố viên Mueller không phát hiện bằng chứng cho thấy ông Trump thông đồng Nga trong bầu cử, cũng như để ngỏ khả năng nhà lãnh đạo Washington cản trở công lý lúc điều tra đang tiến hành.
Bộ trưởng Barr cam kết bàn giao báo cáo gần 400 trang vào giữa tháng 4 nhưng phải giữ kín một số phần vì lý do bảo vệ thông tin (lời khai trước bồi thẩm đoàn, nguồn tin lẫn phương pháp thu thập tin tình báo,...).
Do lo ngại Bộ trưởng Barr lợi dụng quyền hạn che giấu chứng cứ cho thấy Tổng thống Trump có làm chuyện sai trái nên đảng Dân chủ yêu cầu được xem báo cáo đầy đủ.
Ủy ban Tư pháp thuộc Hạ viện Mỹ (do đảng Dân chủ kiểm soát) vừa bỏ phiếu thông qua việc ra trát yêu cầu Bộ Tư pháp cung cấp đầy đủ báo cáo điều tra cùng mọi bằng chứng, tài liệu, lời khai từ 5 cựu trợ lý Tổng thống Trump. Một số phương tiện truyền thông còn tiết lộ các thành viên trong đội ngũ điều tra của công tố viên Mueller không hài lòng cách Bộ trưởng Barr tóm tắt kết luận báo cáo.
Về nhiều lời kêu gọi công bố toàn bộ báo cáo, Tổng thống Trump cho biết: "Điều này tùy thuộc Bộ trưởng Tư pháp. Ông ấy có thể làm bất cứ điều gì mình muốn". Nhà lãnh đạo Washington chỉ trích bản báo cáo là thứ gây lãng phí thời gian.
Không chỉ Tổng thống Trump mà cả Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray cũng tuyên bố chưa đọc qua báo cáo Mueller. Ông cho biết chuyện này trong một cuộc điều trần về yêu cầu ngân sách trước Quốc hội.
Báo cáo Mueller vốn được kỳ vọng sẽ giúp đảng Dân chủ làm khó Tổng thống Mỹ, nhưng kết quả điều tra (theo Bộ trưởng Barr) lại có lợi cho nhà lãnh đạo Washington. Tuy vậy, giới quan sát lưu ý hiện vẫn tồn tại khả năng báo cáo chưa được công bố đầy đủ này có chi tiết gây bất lợi với ông Trump.
Cẩm Bình (theo Reuters, The Hill)
Theo Motthegioi.vn
Công tố viên Mỹ điều tra Nga đột ngột từ chức Công tố viên đặc biệt của Mỹ Robert Mueller hôm 29/5 lần đầu phát biểu công khai về cuộc điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016, nói rằng báo cáo của ông "tự nó nói lên tất cả". Theo Sputnik, ông Mueller đã tuyên bố từ chức khỏi Bộ Tư pháp Mỹ, do cuộc điều tra dài 22...