Hồ sơ chấn động vụ mất tích “kinh thiên động địa” của chủ hãng bia lớn thứ 5 thế giới
8 tháng sau vụ mất tích, thi thể nạn nhân được tìm thấy trong tình trạng bị phân hủy hết chỉ còn lại khung xương. Hung thủ trở thành tên tội phạm bị truy nã hàng đầu của FBI tại thời điểm đó.
Cuộc sống giàu sang, đầy quyền lực của các tỷ phú luôn khiến nhiều người mơ ước. Tuy nhiên, đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến họ phải đối mặt với vô vàn nguy hiểm, thậm chí có thể phải trả giá bằng mạng sống của mình. Dù luôn được vây quanh bởi đội ngũ vệ sĩ hùng hậu, xe bọc thép, kính chống đạn… nhưng nhiều người trong số đó vẫn không thể tránh khỏi những cái chết tức tưởi mà trong một số trường hợp, nguyên nhân ấy mãi mãi là một ẩn số không lời giải đáp. Loạt bài “ Sự thật đằng sau cái chết bí ẩn của các tỷ phú” sẽ phần nào hé lộ nguyên nhân của những bi kịch ấy.
8h sáng 9/2/1960, sau khi tạm biệt vợ con, Adolph Herman đi đến nhà máy bia của mình trong thành phố Denver, bang Colorado (Mỹ) cách nhà khoảng 20km để tham gia cuộc họp quan trọng. Tuy nhiên, đó là lần cuối cùng gia đình còn nhìn thấy Adolph.
Hiện trường nơi tìm thấy chiếc xe của nạn nhân.
Đã quá giờ mà không thấy vị chủ tịch đâu, ai nấy đều lấy làm lạ vì thường ngày Adolph là một người rất đúng giờ. Vào thời điểm đó, một người đi đường đã phát hiện chiếc xe của ông bị bỏ lại trên cầu chiếc cầu nhỏ bắc qua một con suối tại khu vực vắng vẻ. Khi được phát hiện, xe vẫn đang nổ máy, đài mở và một vệt máu lớn dưới đất. Kiểm tra hiện trường, cảnh sát tìm thấy kính và mũ của Adolph ngay dưới chân cầu.
Dù không nói ra nhưng ai cũng có dự cảm không lành. Điều này đã trở thành sự thật vào sáng hôm sau, khi vợ Adolph Herman nhận được một bức thư đánh máy thông báo rằng chồng mình đã bị bắt cóc. Nội dung bức thư cho biết hoàn toàn không có ý định giết ông Adolph Herman và sẽ thả ông ra sau 48 tiếng khi nhận đủ 500.000 USD. Ngoài ra, gia đình nạn nhân không được báo cảnh sát.
Adolph Herman là chủ tịch tập đoàn bia lớn thứ 5 thế giới.
Gia đình Adolph Herman nhanh chóng chuẩn bị đủ số tiền nhưng chờ mãi mà kẻ bắt cóc không gọi lại.
Adolph Herman tên đầy đủ là Adolph Herman Joseph Coors III. Vào những năm 1950, Coors là một trong những thương hiệu rất quen thuộc ở Mỹ, là tập đoàn bia lớn thứ 5 thế giới. Năm 1960, Adolph Herman Joseph Coors III giữ vị trí chủ tịch tập đoàn. Sự mất tích bí ẩn của ông đã gây chấn động dư luận vào thời điểm đó.
Video đang HOT
Nhận định đây là một vụ án phức tạp, gia đình nạn nhân đã nhờ FBI điều tra.
Hành trình phá án ly kỳ
Phân tích bức thư, các nhà điều tra FBI không hề tìm thấy dấu vân tay nhưng qua kiểu chữ, họ nhận thấy hung thủ đã sử dụng máy đánh chữ hãng Royalite Portable. Hai cửa hàng tại thành phố được xác định có bán loại máy này nhưng do lượng khách khá đông nên họ không có được thông tin hữu ích nào.
Khi vụ án lâm vào bế tắc thì bất ngờ, một nguồn tin quan trọng cho biết người này từng nhìn thấy chiếc ôtô Mercury Sedan có dấu hiệu đáng ngờ gần thời điểm và vị trí xảy ra vụ bắt cóc. Nhân chứng thậm chí còn nhớ 4 kí tự đầu tiên của biển xe: AT62 vì cảm thấy chiếc xe có gì đó không bình thường.
Hung thủ Joseph Corbett khi bị bắt giữ.
Bốn chiếc xe Mercury mang biển AT62 trong thành phố nhanh chóng được xác định. Cảnh sát đã kiểm tra chủ nhân của chúng và phát hiện một trường hợp khả nghi. Người này tên là Walter Osborn (31 tuổi) mới mua chiếc xe cách đó một tháng.
Trong thùng rác phía sau khu chung cư nơi anh ta sinh sống, cảnh sát tìm thấy hai vỏ hộp mới của một chiếc còng tay và còng chân. Mẫu dấu vân tay thu thập trên đó thuộc về Joseph Corbett. Đối chiếu hồ sơ, Joseph Corbett chính là Walter Osborn.
Năm 1951, hắn đã bắn chết người và bị đi tù nhưng đã vượt ngục. Với việc sử dụng tên giả, Joseph làm công nhân trộn sơn trong nhà máy sơn tại địa phương. Điều đáng nói là Joseph đã nghỉ việc sau ngày xảy ra vụ mất tích của ông Adolph Herman.
Lúc này, khi cảnh sát đưa ảnh ra, nhân viên cửa hàng bán máy đánh chữ đã nhớ mặt Joseph, vì là một trong số ít khách hàng thanh toán bằng tiền mặt.
Gần như chắc chắn Joseph Corbett là nghi phạm nhưng cảnh sát vẫn không thể tìm ra dấu vết của hắn cũng như nạn nhân Adolph Herman.
8 ngày sau khi xảy ra vụ bắt cóc, cảnh sát tìm thấy chiếc xe mà Joseph đã mua dưới cái tên giả Walter Osborn đã bị thiêu rụi bằng xăng. Dưới gầm xe, họ thu thập được 4 mẫu đất. Lớp đất mới nhất chứa nhiều cát, là đất điển hình của bờ biển New Jersey. Lớp đất phía dưới rất hỗn tạp, cho thấy chiếc xe đã đi xuyên nước Mỹ. Và mẫu đất nằm ở dưới cùng giống với mẫu đất tại khu vực xảy ra vụ bắt cóc.
Cảnh sát phân tích kĩ lớp đất nằm ngay trên mẫu đá phiến sét, với hy vọng sẽ tìm ra vị trí của Adolph Herman sau khi bị bắt cóc. Mẫu đất này khá đặc biệt, cảnh sát tìm thấy vết của đá granite và đá bồ tát hồng. Cảnh sát đã thu thập hàng trăm mẫu đất ở các khu vực lân cận để đối chiếu, và cuối cùng cho rằng đó có thể là mẫu đất tại khu vực đỉnh núi Pike, thuộc dãy Rocky, cách bang Colorado khoảng 16km.
Tại khu vực này, thi thể nạn nhân bị phân hủy hết chỉ còn lại khung xương được tìm thấy sau 8 tháng, cạnh đó là quần áo Adolph Herman đã mặc vào ngày xảy ra mất tích. Kết quả xát nghiệm cho thấy đây chính là chủ tịch Adolph Herman.
Vụ án mất tích trở thành vụ giết người và Joseph Corbett trở thành tên tội phạm bị truy nã hàng đầu ở Mỹ và được thông báo rộng rãi. Cuối cùng, một phụ nữ sống tại thành phố Vancover (Canada) đã tình cờ nhận ra hắn đang sống trong khu nhà của mình. Joseph Corbett bị bắt giữ sau đó.
Quá trình điều tra cho thấy ban đầu Joseph Corbett chỉ định bắt cóc Adolph Herman đòi tiền chuộc, nhưng đã xảy ra mâu thuẫn và kẻ bắt cóc đã bắn chết nạn nhân. Joseph Corbett bị kết tội giết người cấp độ 1. Tuy nhiên, theo luật bang Colorado tại thời điểm đó, nếu không có nhân chứng tận mắt chứng kiến hoặc không có lời thú tội từ thủ phạm, tòa không thể tuyên án tử hình. Vì vậy, Joseph Corbett chỉ phải nhận án tù chung thân và không được phép ân xá.
Theo Danviet
Xác chết lõa thể của vị tỷ phú kim cương và vụ án mạng đầy uẩn khúc
Cảnh sát mất tới 4 tháng để đưa ra báo cáo khám nghiệm tử thi và kết luận người điều hành doanh nghiệp kim cương nổi tiếng của Italia chết do tự tử. Tuy nhiên, lý giải này không làm thỏa mãn nhiều người theo dõi vụ việc.
Cuộc sống giàu sang, đầy quyền lực của các tỷ phú luôn khiến nhiều người mơ ước. Tuy nhiên, đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến họ phải đối mặt với vô vàn nguy hiểm, thậm chí có thể phải trả giá bằng mạng sống của mình. Dù luôn được vây quanh bởi đội ngũ vệ sĩ hùng hậu, xe bọc thép, kính chống đạn... nhưng nhiều người trong số đó vẫn không thể tránh khỏi những cái chết tức tưởi mà trong một số trường hợp, nguyên nhân ấy mãi mãi là một ẩn số không lời giải đáp. Loạt bài " Sự thật đằng sau cái chết bí ẩn của các tỷ phú" sẽ phần nào hé lộ nguyên nhân của những bi kịch ấy.
Vị tỷ phú kim cương Italia được phát hiện đã chết trong tình trạng lõa thể.
Cái chết nhiều uẩn khúc
Paola Saulino - nhân viên dọn dẹp tại một khách sạn cao cấp nằm ở trung tâm Reggio Emilia (Italia) không hề nghĩ rằng sẽ tìm thấy xác chết khi thực hiện công việc dọn dẹp quen thuộc của mình vào trung tuần tháng 5/2018 vừa qua.
Trong căn phòng ở giữa hành lang, cô như rụng rời chân tay khi thấy một xác người lõa thể với một chiếc túi quấn bằng dây cao su quanh đầu. Người này hô hoán nhờ giúp đỡ nhưng vị khách đã tử vong từ trước đó. Được biết từ lúc ông nhận phòng, nhân viên khách sạn đã nhiều lần gọi nhưng không có phản hồi. Thi thể nạn nhân được xác định là ông Claudio Giacobazzi (65 tuổi), Giám đốc điều hành Doanh nghiệp Kim cương Intermarket (IDB) - một tập đoàn đá quý, kim cương lớn tại Italia.
Sáng hôm đó, như thường lệ, ông Claudio Giacobazzi ra khỏi nhà ở Vezzano để đón tàu cao tốc đến Milan, sau đó ông mất tích. Gia đình đã trình báo cảnh sát sau khi không thể liên lạc được với vị tỷ phú và nhận thấy ông có biểu hiện bất thường.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, cảnh sát đã nhanh chóng đến khám nghiệm hiện trường, giám định pháp y và điều tra xem liệu có ai liên quan trực tiếp đến cái chết của nhân vật có nhân thân khá phức tạp này hay không. Tại hiện trường, họ phát hiện một bức thư tuyệt mệnh cho biết do có chuyện buồn nên ông đã tìm đến cái chết.
Cơ quan điều tra đã phải mất tới bốn tháng để đưa ra báo cáo. Họ kết luận cái chết của vị tỷ phú là do tự tử. Không có một dấu hiệu nào cho thấy ông bị tác động của ngoại lực, trong người cô cơ thể cũng không có rượu hay chất lạ.
Tuy nhiên, kết luận này không làm thỏa mãn những người theo dõi vụ việc. Rất nhiều giả thiết về nguyên nhân cái chết được bàn tán, bao gồm việc bị ám sát. Theo người nhà nạn nhân, trước khi xảy ra vụ việc, ông Claudio có biểu hiện tinh thần không ổn định, hay cáu gắt, có dấu hiệu lo sợ.
Ngoài ra, không ít thám tử cũng tin rằng Claudio khó để có thể tự làm bản thân ngạt thở. "Cho dù người ta có muốn chết đến thế nào đi nữa, cơ thể cũng sẽ tự phản ứng khi đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết", một nhà điều tra cho hay. "Không chỉ vậy, Claudio Giacobazzi có giấy phép sử dụng súng và thường xuyên mang theo mình. Tại sao ông ấy không tự tử bằng chính cách này?"
Ba cuộc đời kỳ lạ
Doanh nghiệp Kim cương Intermarket vốn do bà Antinea Massetti De Rico sáng lập. Lớn lên trong một gia đình thuộc giới quý tộc Argentina, năm 1976, bà chuyển đến Milan và thành lập IDB.
Năm 1980, Antinea Massetti De Rico kết hôn với Richard Hile. Khi đế chế kim cương IDB đang ở đỉnh cao thì ông Richard Hile phát bệnh Alzheimer và rơi vào tình trạng nằm một chỗ, để mình bà Massetti De Rico điều hành doanh nghiệp.
Năm 2011, bà Massetti De Rico lại đột nhiên bị trượt ngã tại một quán cà phê ở Milan, đầu đập xuống đất và gần như không biết gì nữa. Tai nạn này từng gây ra nhiều tranh cãi trong một thời gian dài. Claudio Giacobazzi, từ vị trí người điều hành cao thứ hai của IDB nhanh chóng trở thành Chủ tịch công ty và quản lý toàn bộ bất động của bà Massetti De Rico.
Tháng 2/2017, bà Massetti De Rico qua đời, để lại tất cả mọi thứ bà sở hữu cho chồng. 5 tháng sau, chồng bà cũng ra đi, di chúc để lại công ty cho 3 người, trong đó có Claudio Giacobazzi.
Trước khi chết, ông Giacobazzi có liên quan đến 2 thủ tục tố tụng. Trong năm 2017, Giacobazzi phải chịu trách nhiệm cho cáo buộc "thiếu sót và gây hiểu lầm nghiêm trọng khi rao bán kim cương". Thực tế, các doanh nghiệp này bán kim cương với mức giá cao hơn nhiều so với giá trị thực cho hàng trăm khách hàng, buộc hiệp hội người tiêu dùng phải khởi kiện.
Thứ hai là cuộc điều tra về tranh chấp tài sản với bà Antinea Massetti De Rico, người sáng lập và chủ sở hữu của IDB. Ông Giacobazzi bị buộc tội thông đồng cùng 9 người khác, sử dụng công cụ pháp lý để chiếm tài sản của IDB.
Dưới áp lực của dự luận, cảnh sát đang tiếp tục tiến hành điều tra vụ việc. Cuối cùng, câu chuyện vị tỷ phú Italia tự tử hay bị sát hại cũng chưa ngã ngũ. Người ta chỉ biết rằng có điều gì đó rất kỳ lạ xoay quanh doanh nghiệp kim cương này, khi mà hai vợ chồng người sáng lập lần lượt gặp tai nạn, không còn năng lực hành vi cho đến khi qua đời. Người được phân công điều hành thì được phát hiện đã chết một cách bất ngờ.
Theo Danviet
Gã con rể bất lương và cái kết đầy oan nghiệt của nữ hoàng bất động sản Là một trong những phụ nữ giàu nhất Monaco nên cái chết bất ngờ và khó hiểu của Helene Pastor đã gây xôn xao dư luận trong một thời gian dài. Cuộc sống giàu sang, đầy quyền lực của các tỷ phú luôn khiến nhiều người mơ ước. Tuy nhiên, đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến họ phải đối...