Hồ Piscine – vũ điệu của đá và nước
Nếu như Biển Lạc là hồ trên núi có phong cảnh đẹp hữu tình, lãng mạn thì ở phía bắc tỉnh ta cũng có 1 hồ trên núi khác với phong cảnh khiến người thưởng ngoạn phải ngẩn ngơ.
Đó là hồ Piscine, thuộc xã Bình An, huyện Bắc Bình.
Theo chân người dẫn đường, chúng tôi bắt đầu hành trình đến hồ Piscine khi trời đã gần trưa. Đường đến hồ bây giờ không còn khó đi vì đã có lối mòn do bà con địa phương đi lại nhiều. Từ vùng đất có tên Bá Ghe, một căn cứ cách mạng của quân và dân Bắc Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng tôi theo con đường mòn men theo triền núi để vào hồ Piscine. Tuy là đường núi nhưng lại không có những con dốc dựng đứng nên việc thưởng ngoạn phong cảnh núi rừng cũng là 1 trải nghiệm thú vị. Những dòng suối uốn lượn cùng với tiếng nước chảy, chim hót, hương rừng thoang thoảng, tất cả hòa quyện lại khiến chúng tôi có cảm giác lâng lâng khó tả vô cùng. Càng vào sâu, không khí càng mát lành, chúng tôi cảm nhận được những gió thổi, mây bay. Dường như không có cảm giác mỏi mệt mà đó là cảm giác yên bình, thảnh thơi, thoải mái đến lạ kỳ.
Hành trình gần 1 giờ đồng hồ, chúng tôi đến dưới chân 2 dãy núi có tên là Chép La và Tà Bằng. Trước mắt chúng tôi là những dòng thác nhỏ uốn lượn qua những phiến đá xanh ngắt rêu phong. Đá ở đây rất đẹp, nhiều màu sắc và hình thù lạ mắt. Vượt qua những dòng thác nhỏ chúng tôi đã đến được hồ Piscine. Là 1 hồ nhỏ hình trái tim có diện tích chừng 100 m2 nước xanh ngát, trong vắt. Xung quanh hồ là những dòng thác nhỏ xíu len lỏi qua những khe đá rêu phong.
Qua tìm hiểu của chúng tôi thì tên hồ Piscine là do người Pháp tìm ra đặt tên nhưng vào năm nào thì không ai nhớ. Tên Piscine theo tiếng Pháp có nghĩa là hồ bơi hay bể bơi, còn tiếng Anh là tính từ thuộc Cá. Điều này có vẻ phù hợp với những gì chúng tôi đang thấy và cảm nhận được ở đây. Bên cạnh hồ Piscine lớn nằm ở phía dưới thì nơi đây có những cụm hồ lớn, nhỏ khác nhau theo từng tầng như thác nước trong xanh với rất nhiều loại cá nước ngọt.
Hồ Piscine có 2 hồ, hồ trên và hồ dưới. Mỗi hồ có 1 vẻ đẹp khác nhau nên muốn khám phá thưởng ngoạn, chúng tôi phải vượt qua từng tảng đá to nhỏ nằm uốn quanh theo dòng nước chảy rêu phong tuyệt đẹp. Gần tết, 2 bên triền suối những nhánh mai rừng có hoa nở sớm, vàng đung đưa trong gió. Hoa mai ở đây khá nhiều, mọc thành từng trảng rộng với những gốc to mọc lên từ những khe đá. Mai rừng thường không to bằng những nụ hoa mai được trồng ở vườn nhà nhưng hoa nở thì lâu tàn và hương thơm thật sự quyến rũ hơn. Vì là mọc chủ yếu trên những triền đá bên cạnh những dòng thác nhỏ nên hoa mai luôn nở sớm. Vào dịp Tết Nguyên đán, những ai yêu thích hoa mai thì đây sẽ là 1 điểm đến thú vị.
Video đang HOT
Vượt qua trảng mai vàng đang mùa hoa nở chúng ta sẽ đến được hồ Piscine trên. Hồ Piscine trên tuy nhỏ nhưng phong cảnh thì đẹp hơn nhiều. Những hình thù của đá và dòng nước làm cho nơi này thêm đặc sắc và quyến rũ. Không chỉ với chúng tôi mà bất cứ ai đến nơi này cũng đều sẽ ngỡ ngàng xao xuyến.
Hồ Piscine nằm trong khu căn cứ địa cách mạng La Bá nên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hồ Piscine là địa điểm được chọn để tổ chức các ngày lễ và vui tết cho bộ đội ta. Chiến tranh qua đi, hồ Piscine vẫn đẹp như cái thuở ban đầu của nó. Vẫn còn đó là những gốc cây rù rì cằn cỗi khoe ra những nét thời gian lồi lõm hay những cây xoài quéo với tán rộng gốc to đen nằm nghiêng mình bên những tảng đá ngàn năm. Nếu có dịp hãy đến với nơi này, chúng ta sẽ tận hưởng được những điều kỳ diệu từ thiên nhiên ban tặng cho cuộc sống.
Cát Lình - Bức tranh đa sắc
Đến bản Cát Lình, xã Chiềng Muôn, huyện Mường La, sẽ được "thưởng ngoạn" bức tranh đa sắc của thiên nhiên và những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông vùng cao nơi đây.
Bản Cát Lình nằm bên sườn dãy núi Pu Tha Kềnh.
Cách trung tâm huyện Mường La hơn 30 km, bản Cát Lình nằm bên sườn dãy núi Pu Tha Kềnh (núi múa khèn) cao hơn 2.500m so với mực nước biển. Để lên Cát Lình chỉ duy nhất con đường từ trung tâm xã Chiềng Muôn nối với các bản Hua Đán - Nậm Kìm - Cát Lình. Trên các sườn núi là những biển mây bồng bềnh; những thửa ruộng bậc thang đang độ chín vàng trải dài từ sườn đồi này sang sườn đồi khác.
Biển mây Cát Lình.
Những năm 70 của thế kỷ trước, một bộ phận đồng bào dân tộc Mông ở Chiềng Ân, Ngọc Chiến, và huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) về đây lập bản và sinh sống đến nay. Trước đây, bản được gọi là Co Linh, nghĩa là khu rừng nhiều khỉ, bây giờ phiên âm ra tiếng phổ thông là Cát Lình.
Anh Hàng A Ký, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản Cát Lình, cho biết: Bản có 49 hộ, với hơn 270 nhân khẩu. Bà con canh tác gần 40 ha lúa ruộng bậc thang; trồng hơn 20 ha cây thảo quả dưới tán rừng và nuôi trên 130 con trâu, bò, hơn 100 con dê và các loại gia cầm. Bản đã có điện lưới thắp sáng; bê tông hóa hơn 1 km đường nội bản; trên 400m đường được lắp đèn chiếu sáng; có điểm trường mầm non. Từ năm 2010 đến nay, bản nhận khoanh nuôi, bảo vệ hơn 1.840 ha rừng tự nhiên, với nhiều cây gỗ quý, như pơ mu, chò chỉ, chai, sâng lụa, thộ lộ... Trong đó 1.710 ha được giao cho cộng đồng bản và 130 ha giao 18 hộ dân. Mỗi năm được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng từ 800 triệu đồng đến 1,1 tỷ đồng.
Đường nội bản Cát Lình đã được đổ bê tông.
Mùa lúa chín ở Cát Lình bắt đầu từ giữa tháng 9 hằng năm.
Mùa lúa chín là thời điểm đẹp nhất trong năm của bản Cát Lình.
Phụ nữ Cát Lình có nghề thêu thổ cẩm, may trang phục truyền thống, với những chiếc khăn, váy, áo thêu hoa văn độc đáo, tinh xảo. Trẻ em gái 13 - 14 tuổi đều biết thêu, may vá thành thạo. Sản phẩm làm ra vừa phục vụ nhu cầu hằng ngày và bán cho các cửa hàng trưng bày sản phẩm trên địa bàn huyện, tỉnh và huyện Mù Cang Chải để có thêm thu nhập lúc nông nhàn và giữ gìn nghề truyền thống.
Chị Giàng Thị Sua, bản Cát Lình, chia sẻ: Những phụ nữ lớn tuổi, thêu thành thạo sẽ dạy con, cháu từ khi còn nhỏ về cách chọn vải, se chỉ, chọn hoa văn đặc trưng để thêu lên những bộ trang phục của dân tộc.
Phụ nữ bản Cát Lình thêu thổ cẩm.
Với vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên, những thửa ruộng bậc thang thể hiện sự lao động sáng tạo, cùng cuộc sống yên bình, giản dị, mến khách của người dân nơi đây, Cát Lình hứa hẹn là điểm đến lý tưởng trong hành trình của những du khách phương xa yêu thích khám phá và trải nghiệm.
Về Chư Đang Ya (Gia Lai) ngắm hoa tam giác mạch Tham quan núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vào những ngày chớm đông, ngoài việc được thưởng ngoạn vẻ đẹp hùng vĩ nơi đây, du khách còn được ngắm những vườn hoa tam giác mạch khoe sắc ngay dưới chân núi và thỏa thích check-in. Ở làng Kó, xã Chư Đang Ya có vườn hoa tam giác mạch...