Hố nước ’sôi’ liên tục 100 năm ở miền Tây
Gần một thế kỷ trước, những người chăn trâu phát hiện hố nước “sôi ùng ục” giữa đồng hoang ở Sóc Trăng. Nhiều người hiếu kỳ đến xem, cúng bái và bảo vệ đến tận ngày nay.
Cách trung tâm huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) hơn 10 km từ hướng quốc lộ 1A về thị xã Ngã Năm, “Vịnh Nước Sôi” là tên thường gọi của một ngôi làng nằm giữa đồng lúa thuộc ấp Tân Lợi, xã Thạnh Tân, Thạnh Trị.
Hố nước &’sôi’ liên tục 100 năm ở miền Tây
Ông La É (81 tuổi, ngụ ấp Tân Lợi) cho biết, tháng nào cũng có hơn chục người đến trước nhà ông thắp hương tại hố nước “sôi ùng ục” để cầu nguyện mọi việc liên quan đến bản thân và gia đình luôn suôn sẻ, kinh doanh thuận lợi. Để có chỗ che nắng mưa cho khách đường xa, ông Hai É dựng lều trên hố nước được xây xi măng xung quanh.
“Lúc bảy tuổi, tôi với đám trẻ trong xóm đi chăn trâu qua &’Vịnh Nước Sôi’ thấy có hố nước &’sôi’ liên tục. Không hiểu vì sao mà những đàn trâu không dám đến hố này uống nước. Nhiều lần tụi tôi đốn lá dừa nước dồn thật nhiều xuống đó, sáng hôm sau thấy cây, lá nổi lên hết”, cụ ông kể.
Chiến tranh đi qua, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông É dời nhà đến phần đất của ông bà để lại là khu vực có hố nước “sôi”. Người đàn ông cho rằng, đây là hiện tượng kỳ lạ kéo dài nhiều thập kỷ nên lúc đào đất đắp nền nhà, ông É không dám lấp hố nước to bằng miệng thúng.
Gần 20 năm trước, chính quyền sở tại đưa cơ giới vào đào kênh Ngọn Tà Âu. Xáng cạp đất đưa lên bờ đã vô tình lấp kín hố nước trước nhà ông É.
Video đang HOT
Cụ ông 81 tuổi xác nhận, đã gặp hố nước “sôi” lúc 7 tuổi.
“Sau khi hố nước bị lấp tôi vẫn nghe âm thanh &’ục ục’ dưới lòng đất. Gần hai năm sau, thấy nước ở dưới phụt lên một lỗ bằng đầu ngón tay và rộng dần nên tôi đặt xuống đó một chiếc khạp thủng đáy và xây xi măng ở trên giống như giếng lấy nước ngầm”, chủ đất nói.
Từ khi ông É tráng nền xi măng sạch sẽ xung quanh hố nước, người dân sở tại thống nhất mang trái cây đến cúng bái tại đây vào ngày rằm tháng 3 hàng năm. Họ cầu nguyện cho lúa trúng mùa, gia đình thuận thảo, láng giềng đoàn kết và mọi người trong làng đều mạnh khỏe.
Thấy việc làm theo hướng tâm linh của người dân trong vùng không gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, chính quyền địa phương đã không ngăn cản.
Anh Tâm ở Nhu Gia (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) là chủ máy gặt đập liên hợp, đang đưa cơ giới vào cắt lúa gần “Vịnh Nước Sôi”. Vài ngày trước, 4 chiếc máy cắt lúa liên tục bị trục trặc khi hoạt động, thanh niên này đã mua trái cây đến thắp hương tại hố nước trước nhà ông É.
“Không biết có sự trùng hợp ngẫu nhiên nào không, nhưng khi tôi thắp hương cầu nguyện người khuất mặt ở vùng này cho máy cắt lúa chạy tốt thì máy không bị hỏng nữa”, anh Tâm chia sẻ.
Ông É xây xi măng quanh miệng hố nước “sôi”. Ngày rằm tháng 3 hàng năm, người dân xã Thạnh Tân đến đây cúng bái, cầu nguyện cho lúa trúng mùa, mọi người thuận thảo và khỏe mạnh.
Trò chuyện cùng phóng viên, ông Đoàn Thanh Những, Phó chủ tịch UBND xã Thạnh Tân xác nhận, hố nước “ùng ục” trước nhà ông É là có thật và các cụ cao niên phát hiện điều bất thường này gần 100 năm trước.
Theo ông Những, nhìn xuống hố thấy nước giống như đang sôi nhưng nước lạnh, không nóng. Khoảng 10 năm trước, cán bộ địa chất đến thăm dò, lấy nước dưới hố mang đi nhưng đến nay chính quyền sở tại không nhận được thông tin phản hồi.
“Có thể dưới đó có một mạch nước ngầm, liên tục trào lên từ năm này sang năm khác. Nhiều người đồn chuyện này, chuyện kia nghe có vẻ huyền bí tại hố nước này. Tuy nhiên, tôi thấy không có gì bất thường như những lời kể được bà con thêu dệt”, lãnh đạo UBND xã Thạnh Tân nói.
(Theo Tri Thức)
Vĩnh Phúc: Giải mã nguồn gốc sinh vật lạ có hình dáng giống... thạch sùng khổng lồ ngoài hành tinh
Hình dáng kỳ lạ nửa giống thạch sùng, nửa giống cá, sinh vật lạ này đã được gán cho biệt danh "thạch sùng khổng lồ phiên bản vũ trụ".
Sinh vật lạ giống như... thạch sùng khổng lồ ngoài hành tinh
Sinh vật lạ mới phát hiện ở Vĩnh Phúc.
Khi hiểu biết của loài người vẫn còn tỷ lệ nghịch với thế giới thiên nhiên rộng lớn thì sự xuất hiện của những sinh vật lạ luôn thôi thúc trí tò mò của những người hiếu kỳ. Mới đây, một fanpage chia sẻ nổi tiếng của giới trẻ Việt đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng khi đăng tải hình ảnh một con vật bò sát da trơn kỳ lạ tại Vĩnh Phúc.
Mặc dù vẫn chưa rõ nguồn gốc nhưng theo dự đoán, sinh vật lạ này đã bị đem giết thịt. Người đầu tiên đăng tải và chia sẻ bức ảnh sinh vật lạ này là một nam thanh niên có tên T. sống tại Vĩnh Phúc. Theo anh T, anh không phải là người trực tiếp bắt được sinh vật lạ mà chỉ là hỏi giúp cho người quen mà thôi.
Với hình dáng nửa giống thạch sùng, nửa giống cá, sinh vật lạ này đã gợi nhiều liên tưởng cho nhiều người. Một số thành viên đã hài hước ví nó giống như thạch sùng phiên bản vũ trụ hoặc thằn lằn phiên bản sao Hỏa...
Thực chất là loài kỳ giông khổng lồ Trung Quốc
Kỳ giông khổng lồ Trung Quốc.
Tuy nhiên, dựa vào hình dáng của nó có thể đoán đây là một con kỳ giông khổng lồ Trung Quốc đi lạc. Loài kỳ giông thường thấy chỉ có chiều dài từ 10 - 20cm nên hình dáng khổng lồ của con "thạch sùng phiên bản vũ trụ" này không khỏi gây hoang mang.
Kỳ giông khổng lồ Trung Quốc là loài kỳ giông lớn nhất trên thế giới. Nó có tên khoa học là Andrias davidianus. Loài này có thể phát ra âm thanh như tiếng sủa, rên rỉ hay khóc của trẻ con nên chúng còn được gọi là Oa oa ngư hay Oa oa nghê tức là cá trẻ con.
Chúng là loài kỳ giông lớn nhất thế giới.
Kỳ giông khổng lồ Trung Quốc về tổng thể rất giống với kỳ giông khổng lồ Nhật Bản ngoại trừ phần miệng nhọn, đuôi dài và xòe quạt hơn.. Ở lứa tuổi trưởng thành, kỳ giông khổng lồ Trung Quốc có thể nặng từ 25 - 30kg với chiều dài trung bình mà 1,15m. Theo các tài liệu khoa học, loài này có thể dài tới 1,8m. Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường sống hiện nay, khả năng đạt tới độ dài đó là rất ít.
Sống phổ biến tộng khắp tại miền trung, tây nam và miền nam Trung Quốc, nhưng hiện nay kỳ giông khổng lồ Trung Quốc còn được tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau tại quốc gia này. Phạm vi phân bố của chúng đã được mở rộng hơn về phía Đông và phía Nam quốc gia này, đặc biệt là trong lưu vực các con sông như Trường Giang, Hoàng Hà và Châu Giang.
Do tính chất bổ dưỡng nên kỳ giông khổng lồ Trung Quốc thường bị khai thác làm thuốc bắc và đang nằm trong danh sách những loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới.
TheoChi Mai / Trí Thức Trẻ
Hà Nội: Đem bao tải 30 triệu đồng tiền lẻ đi mua chó ngao Tạng Toàn bộ 30 triệu đồng tiền lẻ mà anh T.H.N dùng để mua chú chó ngao Tạng có tên Bông đều có mệnh giá 1.000, 2.000 và 5.000 đồng. Đối với các hộ gia đình kinh doanh nhỏ, tiền lẻ là phương tiện giao dịch vô cùng thiết yếu và luôn cần phải có. Tuy nhiên không phải bất cứ người bán nào...