Hồ nước nổi tiếng ở miệng núi lửa Taal biến mất sau vài ngày phun trào
Miệng núi lửa Taal phun trào những ngày qua ở Philippines từng là hồ nước, nhưng hồ nước này gần như đã biến mất.
Các nhà khoa học đang theo dõi tình hình bằng các thiết bị trên mặt đất và trên không, để dự đoán diễn biến tiếp theo. Núi lửa vẫn phun trào, dù lượng tro bụi thải ra nhỏ hơn so với ngày đầu tiên (12/1), theo Strait Times.
Sự biến mất của hồ nước miệng núi lửa được ghi nhận bởi hệ thống vệ tinh radar của Phần Lan mang tên Iceye, dựa vào sóng vi ba trong phổ điện từ để “nhìn xuyên” lớp tro bụi và mây, xuống tận mặt đất.
Trong ảnh, đường đứt đoạn là hồ nước trước khi núi lửa phun trào ngày 12/1, trong khi đường liền là ranh giới hồ nước khi ảnh radar được chụp vào chiều 16/1.
Đường đứt đoạn là hồ nước trước khi núi lửa phun trào. Đường liền là ranh giới hồ nước sau khi phun trào. Ảnh: ICEYE.
Video đang HOT
Một số vệ tinh radar khác đang được tận dụng để theo dõi xem mặt đất đang biến dạng thế nào xung quanh núi lửa, nhờ vậy dự đoán hoạt động sắp tới của núi lửa.
CNN đưa tin ngày 15/1 rằng 466 vụ động đất đã được ghi nhận kể từ khi núi lửa phun trào ngày 12/1, với khói bụi lên tới độ cao 1 km, phát tán một bán kính tới 14 km.
Chính quyền Philippines đã cảnh báo người dân đã sơ tán không quay về khu vực, giữa lo ngại núi lửa sẽ lại phun trào sau một khoảng thời gian hoạt động yếu.
Khói bay lên từ núi lửa Taal từ tỉnh Cavita phía nam Philippines ngày 16/1. Ảnh: AP.
“Hãy cho phép chúng tôi quan sát giai đoạn này đã. Chúng tôi đang nghiên cứu xem thực ra là gì”, tiến sĩ Maria Antonia Bornas, nhà hoa học từ cơ quan địa chất Philippines, nói với các phóng viên, theo Straits Times.
“Khoảng lặng dài có thể chỉ là thời gian núi lửa ‘tạm nghỉ’. Nguy hiểm vẫn còn đó”, hãng tin AFP trích lời bà Bornas.
Núi lửa Taal và hồ nước ở miệng núi lửa, nằm trên đảo Luzon, cách thủ đô Manila khoảng 50 km, là một cảnh tượng đẹp và hấp dẫn du khách. Xung quanh khu vực là nhiều thị trấn du lịch, nhiều công viên giải trí, resort.
Vùng bán kính 14 km quanh núi lửa đã được coi là vùng nguy hiểm, và chính quyền đã kêu gọi “tổng sơ tán” khu vực có tổng số dân gần nửa triệu người, CNN cho biết ngày 15/1.
Theo news.zing.vn
Các khu vực khô cằn trở nên ẩm ướt hơn sau khi núi lửa phun trào
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc mới đây cho biết các khu vực khô cằn có xu hướng trở nên ẩm ướt hơn sau các vụ núi lửa phun trào.
Tro bụi phun trào từ núi lửa Taal bao trùm tại tỉnh Batangas, Philippines ngày 13/1/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý: Khí quyển, các nhà khoa học cho biết các khu vực khô cằn là một trong những khu vực nhạy cảm nhất với biến đổi khí hậu.
Theo đó, các nhà nghiên cứu của Viện Vật lý Khí quyển thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã phân tích về sự biến đổi của các khu vực khô cằn trên toàn cầu đối với các vụ phun trào núi lửa ở các vị trí khác nhau dựa trên quá trình tái tạo trong thiên niên kỷ qua, những ghi chép và quan sát trong thế kỷ 20 và mô phỏng mô hình khí hậu.
Họ phát hiện rằng các khu vực khô cằn trở nên ẩm ướt hơn sau các vụ phun trào núi lửa xảy ra ở vùng nhiệt đới và ở vị trí cao. Hiện tượng này xuất hiện chủ yếu do những thay đổi trong sự lưu thông không khí và nước.
Các nhà nghiên cứu hy vọng phân tích này có thể hỗ trợ công tác dự báo địa lý và khí hậu khi đánh giá các vụ phun trào núi lửa tiềm tàng ở các địa điểm khác nhau.
Phương Oanh
Theo baotintuc.vn
Tìm thấy hài cốt bé sơ sinh đội 'mũ bảo hiểm' làm từ hộp sọ Bộ hài cốt của hai em bé được tìm thấy chôn cất cùng "mũ bảo hiểm" làm từ hộp sọ của những đứa trẻ khác trong một phát hiện kỳ quái ở Ecuador. Các nhà khảo cổ tìm thấy hai bộ hài cốt của trẻ sơ sinh tại Salango trên bờ biển Ecuador cùng với 9 phần mộ khác. Các bé được cho...