Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc bỗng hóa đồng cỏ
Điều tưởng như hết sức phi lý này lại trở thành sự thật tại hồ Poyang ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.
Poyang – hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc đang phải đối mặt với hạn hán kéo dài dẫn đến tình trạng nước trong hồ cạn kiệt dần và chỉ còn trơ đáy. Phần lớn lòng hồ hiện giờ đất bùn đã khô lại và bị bao phủ bởi cỏ dại. Poyang bây giờ nhìn không khác gì một đồng cỏ và trở thành nơi để nhiều người thả gia súc hay đi dạo.
Hồ Poyang khi còn đầy nước.
Hồ Poyang là hồ nước ngọt có diện tích lớn gấp đôi thành phố London, Anh. Hồ thuộc tỉnh Giang Tây, thông ra sông Dương Tủ và là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch. Hồ dài 173km và chiều rộng lên đến 74km. Vào mùa mưa, diện tích mặt hồ lên đến 4.000km2 và mùa khô diện tích thu lại chỉ còn 1.000km2.
Việc hồ bị cạn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới nước sinh hoạt cho người dân quanh khu vực.
Video đang HOT
Hồ cạn nước trơ đáy và người dân địa phương đã đi xuyên qua lòng hồ một cách dễ dàng.
Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc giờ trở thành đồng cỏ để chăn nuôi gia súc.
Theo phân tích của các nhà khoa học, việc hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc cạn kiệt là do hạn hán kéo dài cùng việc tích nước của đập Tam Hiệp – đập thủy điện lớn nhất thế giới. Khi hồ bị cạn, các nhà khảo cổ đã phát hiện thêm một cây cầu đá cổ bị vùi dưới lòng hồ sâu. Theo các chuyên gia, cây cầu này được xây dựng từ thời nhà Minh.
Vnexpress
'Con mắt ngọc' kỳ ảo ở Canada
Hố thiên thạch Pingualuit là nơi chứa đựng hồ nước ngọt tinh khiết nhất của Bắc Mỹ.
Hố thiên thạch Pingualuit là một kì quan thiên nhiên độc đáo nằm ở phía bắc của tỉnh Quebec, Canada. Đây là một hồ nước hình tròn xanh biển bị giam hãm trong những bức tường của hố thiên thạch cổ xưa được bảo quản tốt. Phần lớn nước trong hồ này không thể tiếp xúc bên ngoài.
Miệng hố thiên thạch này chứa đầy nước từ lâu được người dân địa phương Inuit biết đến với cái tên là "Con mắt ngọc của Nunavik" bởi độ tinh khuyết của nước trong hồ
Hồ lần đầu tiên được các phi hành đoàn của một máy bay không lục quân Hoa Kỳ quan sát thấy vào tháng 6/1943. Họ đã sử dụng hình dạng và màu sắc khác thường của hồ để điều hướng, nhưng hình ảnh của nó được giữ kín mãi cho đến năm 1950 mới được công bố rộng rãi.
Hồ được pháp hiện vào tháng 6/1943
Khi Ontario diamond Prospector Frederick W. Chubb thấy những bức ảnh, ông trở nên quan tâm nhiều hơn đến cái hố và hồ nước kì lạ bên trong nó. Ông hy vọng rằng điều mình nghĩ đến có thể là một ngọn núi lửa đã bị hủy diệt và có thể tìm thấy những viên kim cương gần đó. Chubb tìm ý kiến của nhà địa chất học V. Ben Meen của bảo tàng hoàng gia Ontario. Ngay lập tức nhà địa chất học này tìm thấy nhiều khả năng đây không phải là nguồn gốc núi lửa mà là vụ va chạm thiên thạch. Ben Meen cùng với Chubb tổ chức một chuyến thám hiểm đến vùng sâu vùng xa này. Đó là chuyến đi mà Ben Meen đưa ra đề xuất về cái tên "hố thiên thạch Chubb". Sau đó Been Meen tổ chức nhiều cuộc thám hiểm đến hố và từ những dữ liệu thu thập từ khu vực mà ông đã đưa ra kết luận rằng cấu trúc là một hố thiên thạch, là kết quả của vụ va chạm thiên thạch xảy ra khoảng 1,4 triệu năm trước đây.
Hồ là kết quả của vụ va chạm thiên thạch xảy ra khoảng 1,4 triệu năm trước đây
Tên của hố sau đó được đổi thành "New Quebec Crater" theo yêu cầu của Ban địa lý của tỉnh Quebec. Nhưng đến năm 1999, tên hố được thay đổi lại một lần nữa là "Pingualuit". Hố thiên thạch và khu vực xung quanh nó bây giờ là một phần của vườn quốc gia Pingualuit. Hố thiên thạch Pingualuit có đường kính là 3,44 km đường kính.
Miệng hố cao 160 m trên vùng lãnh nguyên xung quanh và sâu 400 m
Trong miệng hố này hình thành một hồ nước sâu 267 m, được cho là một trong những hồ nước sâu nhất ở Bắc Mỹ. Hồ chứa một lượng nước ngọt tinh khiết nhất trên thế giới, với độ mặn dưới 3 ppm. Hồ không có cửa hút gió hay lối ra rõ ràng, vì vậy nước tích lũy trong hồ chỉ từ nước mưa và tuyết và lượng nước trong hồ có bị sụt xuống thì chỉ là do bốc hơi.
Hồ nước này cũng nằm trong số những hồ nước trong suốt nhất thế giới, tầm nhìn dưới nước có thể lên đến 35 m
Theo 24h
Hồ nước kỳ diệu giữa sa mạc Sahara Quân thê hồ Ounianga bao gồm 18 hồ nằm ở trung tâm sa mạc Sahara, vùng đất khô cằn co lượng mưa trung bình hàng năm không quá 2mm, thuộc phía bắc Cộng hòa Chad. Người dân nơi đây sống phụ thuộc vào nguồn nước ngầm từ những hóa thạch có từ thời cổ đại, thời kỳ đó khí hậu của Sahara ẩm...