Hồ nước này đã lấy mạng 1.700 người chỉ sau một đêm mà đến nay vẫn không ai giải thích nổi
Chỉ sau một đêm, hồ nước nhỏ này đã “giết chết” 1.700 người và 3.500 vật nuôi nhưng bằng cách nào thì đến nay người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp.
Ngày 21/8/1986, một trong những thảm họa thiên nhiên kỳ lạ nhất và bí ẩn nhất lịch sử Trái đất đã xảy ra ở hồ Lake Nyos – hồ nước được hình thành trên đỉnh của một ngọn núi lửa nằm ở phía Tây Bắc của Cameroon, đất nước thuộc mảnh đất Châu Phi hoang dã.
Hồ nước nhỏ bé này đã cướp đi sinh mạng của 1.700 người dân vô tội.
Theo đa phần các ghi chép lịch sử, được biết vào khoảng thời gian đó, hồ Lake Nyos bỗng nhiên phát tán ra một khối lượng rất lớn khí carbon dioxide, ước tính lên đến 16 triệu tấn. Do không được dự đoán trước, “đám mây” khí độc hại được người ta gọi là “tử thần” này đã nhanh chóng lan ra những khu vực làng quê xung quanh với tốc độ bao phủ 100 km/h và đã cướp đi sinh mạng của khoảng 1.746 người dân vô tội cùng hơn 3.500 vật nuôi trong làng chỉ trong vài phút.
Người ta miêu tả mức độ tàn phá của thảm họa này còn nhanh chóng và mạnh mẽ hơn cả những bệnh dịch nguy hiểm. Trong vòng bán kính 25km xung quanh hồ nước, đa phần người dân sống tại những ngôi làng Cha, Nyos và Subum đã qua đời mà không rõ nguyên nhân. Một số người còn được phát hiện chết trong tình trạng máu chảy ở xung quanh mũi và miệng.
Hàng ngàn gia súc cũng bị giết chết – Ảnh minh họa.
Chỉ một số ít người may mắn sống sót trong thảm họa này, họ kể lại rằng, khi tỉnh dậy, họ không nhìn thấy bất cứ cảnh bạo lực hỗn loạn nào nhưng xác người nằm la liệt, yên tĩnh và u ám đến mức đáng sợ, ngay cả những con ruồi cũng không thể sống.
“Tôi không thể nói được, cơ thể tôi như trở nên vô thức, tôi ngửi thấy một mùi gì đó vô cùng khủng khiếp. Tôi quay lại nhìn con gái tôi nằm trên giường, tôi cứ nghĩ con bé chỉ đang ngủ, nhưng khi tiến sát lại gần giường của con bé, tôi đã bàng hoàng rồi ngã xuống, con bé đã ra đi mãi mãi”, Joseph Nkwain, một người đàn ông may mắn sống sót trong thảm họa đã cho biết trong lần nói chuyện với nhà nghiên cứu Arnold H. Taylor tại trường Đại học Plymouth University.
Thảm họa năm đó được coi là một trong những thảm họa dai dẳng nhất trong lịch sử khi mà cho đến tận ngày nay người ta vẫn còn bỏ ngỏ một lời giải thích xác đáng và các nhà khoa học vẫn phải “đau đầu” trong việc tìm kiếm nguyên nhân nào đã gây ra hiện tượng này.
Sau nhiều năm trôi qua, người ta vẫn chưa đưa ra được lời giải đáp về thảm họa năm đó.
“ Đây là một trong những thiên tai kỳ lạ nhất mà khoa học thế giới đã từng đối mặt”, George Kling, nhà sinh thái học tại trường Đại học Michigan nói với tờ The Guardian trong một cuộc phỏng vấn.
Video đang HOT
Vào thời điểm đó, các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc lý giải chất hóa học trong đám mây là gì. Theo đó, vào khoảng 9 giờ tối 21/8, hồ Lake Nyos đã thải ra một lượng lớn khí CO2. Do lượng CO2 này nặng hơn không khí, do đó nó đã rơi xuống thung lũng phía dưới. Toàn bộ “tấm lưới” khí CO2 dày tới 50m đã bao phủ một khu vực rộng, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người và gia súc.
Theo các nhà khoa học, thông thường, hàng trăm triệu tấn CO2 này sẽ được “gói kín” trong lòng hồ nước, tuy nhiên, lần đó, không biết nguyên do tại sao nó lại bị “đánh thức” như vậy.
David Bressan, một nhà khoa học tại Mỹ, đã đưa ra phỏng đoán ban đầu rằng, theo cơ chế, khí gas từ núi lửa phía dưới hồ sẽ không hòa tan vào nước hồ mà tập trung ở tầng nước sâu nhất, do đó tầng nước này có nhiệt độ khá thấp. Tầng nước bên trên, với nhiệt độ ở vùng nhiệt đới sẽ ấm hơn, tạo thành một “chiếc nắp” đậy “cất giấu” tầng nước lạnh phía dưới. Không rõ điều gì đã tác động đến hồ nước nhưng có thể là một dư trấn, một trận sạt lở đất, hay thậm chí là một vụ phun trào núi lửa,… đã khiến tầng nước bị xáo trộn.
Để ngăn chặn hiện tượng phun trào CO2 có thể xảy ra một lần nữa, năm 2001, các kỹ sư của nước này đã thực hiện lắp đặt một hệ thống ống hút nhằm hút lượng CO2 trong hồ và thải nó dần ra không khí.
Một khoảng thời gian sau đó, năm 2011, các chuyên gia dự đoán có thể hồ Lake Nyos sẽ “nổi giận” với cường độ lớn hơn rất nhiều so với lần trước đó, vì vậy, người ta lại bắc thêm một ống hút khác nhằm giảm thiểu lượng khí CO2 trong hồ.
Hai năm trước thời điểm hồ Lake Nyos “nổi giận”, lịch sử cũng đã từng ghi nhận một sự kiện tương tự xảy ra tại hồ Monoun gần đó. Sự kiện mây CO2 tử thần này đã lấy mạng 37 người và cũng chưa tìm ra được nguyên nhân.
Hàn Linh / Theo Trí Thức Trẻ
Đừng dại động vào những loài cây này vì chúng đẹp nhưng độc không tưởng
Mọi người vẫn nghĩ rằng chỉ những loài cây xấu xí với mùi hương khó ngửi mới khiến người ta phải tránh xa nhưng những cây này sẽ khiến bạn vô cùng bất ngờ.
Có màu sắc và bề ngoài bắt mắt, nhưng chúng lại là những loài hoa cực độc mà không ai dám lại gần.
1. Mao lương hoa vàng (Buttercups)
Mao lương hoa vàng được tìm thấy tại vùng ôn đới bán cầu Bắc. Chúng thích nghi tốt với vùng ẩm ướt hoặc đầm lầy.
Nhìn bề ngoài những bông hoa nhỏ xinh, màu vàng này có vẻ rất đáng yêu nhưng thực tế bên trong chúng có chứa caustic, chất có thể gây ra các vết loang trên da. Chất nhầy trong nhụy hoa có thể gây ho và chứng co thắt thanh quản khi tiếp xúc trực tiếp, nhựa hoa dính vào mắt có thể gây mù tạm thời.
2. Cần nước (Cowbane hay Water Hemlock)
Chúng được tìm thấy ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Loài cây này phát triển ở những nơi ẩm ướt như đầm lầy và bờ sông. Cần nước độc có mùi như cà rốt, nhưng đừng để chúng đánh lừa, đó là một trong những loài cây độc nhất trên Trái đất.
Khi tiếp xúc trực tiếp với cần nước, bạn có thể gặp các triệu chứng ngộ độc bao gồm buồn nôn, động kinh và loạn nhịp tim, thậm chí là tử vong. 100-200 gram gốc cây đủ để giết một con bò.
3. Cây cơm cháy
Cây cơm cháy sống ở vùng ôn đới bán cầu Bắc và Australia. Loài cây này có hai loại thường gặp là cơm cháy đỏ và cơm cháy đen.
Tất cả các bộ phận của cây đều độc. Nếu chẳng may chạm vào cây cơm cháy, bạn cần rửa tay ngay sau đó. Tuy nhiên, quả cơm cháy đen chín lại hoàn toàn an toàn và được sử dụng để làm đồ uống và bánh nướng.
Người tiếp xúc với cây cơm cháy có thể bị nhức đầu, đau bụng, và thậm chí là động kinh.
4. Cây trúc đào
Cây trúc đào được sử dụng trong thiết kế cảnh quan và được trồng trên khắp thế giới dưới dạng cây cảnh. Thế nhưng ít ai biết rằng hoa của cây trúc đào chứa glycosides có thể làm thay đổi nhịp tim và gây buồn nôn, nhức đầu, thậm chí tử vong.
5. Cây phụ tử
Cây phụ tử có hoa màu tím, xanh dương hoặc vàng trông rất bắt mắt. Dáng cây cao nên thường được dùng để trang trí.
Bề ngoài bắt mắt nhưng hoa của cây phụ tử rất độc. Nó gây loạn nhịp tim, tê liệt, giảm thị lực, và tử vong. Thời cổ đại, loài cây này được sử dụng để tạo ra các mũi tên độc. Ong thu phấn hoa của cây phụ tử như lao đầu vào chỗ chết.
6. Ngò tây khổng lồ (Hogweed)
Một số loài ngò tây có chứa furanocoumarins gây phồng rộp đau rát dưới ánh sáng mặt trời. Khi đó, hãy rửa sạch vết thương với cồn và tránh ánh sáng mặt trời trong khoảng 2 ngày.
7. Cây đại kích
Loài cây này mọc ở khắp mọi nơi, thậm chí trong vườn nhà. Nhựa trên lá cây đại kích có thể gây mụn rộp, sau đó kèm theo sưng tấy và sốt.
8. Cây đại hoàng
Loài cây này được trồng nhiều ở châu Âu, Nga và Mỹ. Ở nhiều quốc gia, đại hoàng được sử dụng để làm bánh nướng, xà lách và nước sốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng lá và rễ của cây đại hoàng không được ăn vì chúng chứa một lượng lớn axit oxalic có thể gây bỏng cổ họng và mắt, sỏi thận, buồn nôn và tiêu chảy.
9. Hạt thầu dầu (Castor Bean)
Cây thầu dầu được trồng rộng rãi như một loại cây cảnh. Hạt của chúng được sử dụng để làm dầu thầu dầu nhờ độc tố đã được xử lý bằng nhiệt.
Chất độc ricin trong hạt thầu dầu có thể gây ngộ độc ở trẻ em hoặc vật nuôi. Chỉ cần 4-7 hạt giống cũng có thể giết chết một đứa trẻ.
Các triệu chứng của ngộ độc hạt thầu đầu là đau bụng, nôn mửa, chảy máu trong, suy thận... Nhiều người còn bị dị ứng với bụi hạt giống, họ sẽ bị đau cơ, ho và khó thở.
Linh Phương / Theo Trí Thức Trẻ
Vừa biết mình mang thai, ngay hôm sau bà mẹ này lên bàn đẻ sinh hạ cậu con trai kháu khỉnh Một người phụ nữ đã kể lại trải nghiệm vô cùng kinh ngạc của mình, sau khi biết rằng bệnh viêm thận của mình hóa ra lại là một em bé sơ sinh đúng nghĩa. Cô đã sinh hạ một bé trai khỏe mạnh còn chưa đầy 24 tiếng sau trên ghế sofa của bà mình. Thời gian "lâm bồn" của cô chỉ...