Hồ nước lớn nhất Trung Đông ‘kêu cứu’
Ngày 6/9, một quan chức môi trường của Iran cảnh báo hồ Urmia của nước này có nguy cơ cạn trơ đáy nếu những nỗ lực phục hồi hồ này không được ưu tiên hơn so với nhu cầu sản xuất nông nghiệp tại khu vực đang hứng chịu hạn hán nghiêm trọng.
Trao đổi với phóng viên hãng thông tấn ISNA của Iran, quan chức phụ trách các vùng đầm lầy thuộc Bộ Môi trường Iran Arezoo Ashrafizadeh nêu rõ nếu không có nước và các kế hoạch (khôi phục hồ Urmia) đã được phê duyệt nhưng không được hiện thực hóa, hồ Urmia sẽ cạn nước hoàn toàn và không có hy vọng phục hồi. Bà nhấn mạnh, để khôi phục hồ, cơ quan chức năng cần phải ngừng mọi hoạt động xây dựng các con đập mới và thực hiện các biện pháp nhằm “chấm dứt hoạt động sản xuất nông nghiệp”.
Bà Ashrafizadeh đưa ra cảnh báo trên 4 năm sau khi chương trình phục hồi hồ Urmia do Chính phủ Nhật Bản tài trợ đã làm dấy lên hy vọng khôi phục hồ từng một thời là hồ nước lớn nhất Trung Đông này và tránh được một trong những thảm họa sinh thái tồi tệ nhất trong những thập kỷ gần đây.
Nằm trên các dãy núi ở phía Tây Bắc Iran, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, hồ Urmia được coi có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Liên hợp quốc về các vùng đất ngập nước được ký tại thành phố Ramsar của Iran vào năm 1971. Hồ Urmia không có nhánh chảy ra biển và diện tích hồ trước đây có được là nhờ lượng nước chảy vào bằng hoặc cao hơn so với lượng nước hồ mà con người sử dụng hoặc bị bốc hơi.
Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNDP), hồ Urmia từng rộng 5.000 km2 và kể từ năm 1995 đến nay, diện tích hồ đang thu hẹp dần do nhiều nguyên nhân như nhiệt độ tăng, lượng mưa giảm, hoạt động xây đập và sử dụng nước quá nhiều cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hồ cạn nước đe dọa tới môi trường sống của các loài tôm, chim hồng hạc, hươu và cừu núi, đồng thời gây ra những cơn bão muối gây ô nhiễm cho các thành phố và nông trại gần đó. Bà Ashrafizadeh cho biết Urmia chưa cạn khô hoàn toàn, song diện tích hồ hiện chỉ còn 1.000 km2.
Video đang HOT
Năm 2013, Iran và UNDP đã tiến hành chiến dịch cứu hồ Urmia với nguồn tài trợ của Chính phủ Nhật Bản. Kế hoạch này đã mang lại một số thành công khi diện tích hồ tăng lên tới 2.300 km2 vào năm 2017 trước khi bắt đầu thu hẹp trở lại do hạn hán kéo dài.
Iran hiện đang chứng kiến những đợt khô hạn thường xuyên và tình hình này sẽ trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu.
Đôi chim hồng hạc 'sống chết có nhau' trốn khỏi sở thú, sau 17 năm phát hiện ở nơi cách đó gần 1.000 km
Đôi chim hồng hạc chạy trốn khỏi sở thú Kansas năm 2005 được phát hiện ở Texas sau 17 năm nhưng chỉ còn một và không ai biết lý do chia ly.
Chim hồng hạc thường sống theo cặp đôi. Vào ngày lễ đầy bão tố ở Wichita, Kansas, Mỹ năm 2005, hai con chim hồng hạc số 492 và số 347 đã chạy trốn khỏi sở thú Sedgwick.
Phát hiện chim hồng hạc chạy trốn khỏi sở thú sau 17 năm
Nhưng 17 năm sau, hướng dẫn viên du lịch David Foreman đã phát hiện ra một trong số hai con chim này cách địa điểm sở thú ở Kansas 956 km.
Theo Jennica King và Anne Heitman, giám đốc truyền thông chiến lược và quản lý chim của sở thú, con chim hồng hạc số 492 là một trong số 40 con được đưa từ Tanzania, châu Phi đến sở thú Sedgwick vào năm 2003. Khi đó, con chim số 492 được 2 hoặc 3 tuổi.
Năm sau đó, những người trông coi sở thú đã cắt lông hồng hạc, đây là một quy trình "hoàn toàn không gây đau đớn" tương tự như việc con người cắt tóc.
Chim hồng hạc thay lông hai lần một năm hoặc một đến hai năm một lần. Nó sẽ tự rụng hoặc người nuôi sẽ cắt bớt lông. Việc cắt lông cũng là hình thức những nhân viên sở thú hạn chế bay tạm thời của chim hồng hạc.
Tuy nhiên, trong khi các nhân viên đang thực hiện quá trình đó, thì một cơn gió lớn ập đến và một số con chim chưa cắt lông đã bay đi mất.
Hầu hết những con chim đó bay quanh sở thú rồi sau đó quay trở lại. Nhưng hai con chim là số 492 và bạn đồng hành của nó là số 347 đã không bao giờ quay trở về.
Nhân viên sở thú nhiều lần cố gắng tiếp cận cặp đôi để đưa trở lại nhưng không thành công. Sau 2 ngày, hai con chim hồng hạc quyết định thực hiện chuyến đi mới bay xa hơn và không ai nhìn thấy chúng nữa.
Cho đến gần đây, nhân viên ở Texas đã phát hiện ra con chim hồng hạc 492 ở trong khu vực nhưng không thấy bạn đồng hành của nó và lý do về sự chia ly này. Theo Cục Công viên và Động vật hoang dã Texas, con chim hồng hạc có biệt danh là Pink Floy, xuất hiện trong khu vực có nguồn thức ăn dồi dào.
Pink Floy ăn thực vật nhỏ như tảo, sinh vật phù du và các động vật nhỏ như tôm ngâm nước muối, thứ thức ăn mang lại màu hồng đặc trưng cho chim hồng hạc.
Đại diện sở thú Sedgwick cho biết: "Chúng tôi rất vui khi nghe tin con chim hồng hạc phát hiện ở Texas và biết nó vấn ổn. Chúng tôi hay nói với nhau về câu ngạn ngữ nếu yêu hãy để nó đi. Chúng tôi đã quyết định từ lâu rằng khi con chim bay xuống Texas, chúng tôi sẽ không thực hiện bất cứ hành động nào gây hại cho nó, để nó thoải mái bay. Sự hiện diện của chim hồng hạc ở Texas không làm tổn hại đến hệ sinh thái, đây là loài chim hiền lành, không hung dữ".
Chim hồng hạc trong tự nhiên có thể sống đến 40 tuổi. Trong khi đó, chim hồng hạc trong môi trường nuôi nhốt, có sự chăm sóc của con người thường sống lâu hơn. Con chim hồng hạc lâu đời nhất trong sở thú Sedgwick từng sống đến 60 tuổi.
Hươu có thể là ổ chứa virus SARS-CoV-2 gây nguy hiểm cho con người Các nhà khoa học cho rằng hươu có thể đóng vai trò như một "ổ chứa" virus SARS-CoV-2 lớn và là nguồn gốc làm xuất hiện các biến thể mới. Du khách ngắm 2con hươu đi dạo trong khu cắm trại Upper Pines ở Thung lũng Yosemite, Vườn quốc gia Yosemite, California. Ảnh: Getty Images Theo trang The Guardian (Anh), ông Michael Tonkovich...