Hồ nước kỳ lạ quanh năm sôi sùng sục và bốc khói nghi ngút
Nhìn từ xa hồ nước này như thể một nồi nước sôi được ai đó nhóm lửa đun quanh năm vậy.
Hồ Frying Pan hay còn gọi là hồ “Chảo chiên” nằm ở thung lũng Waimangu (New Zealand) là một trong những hồ nước nóng lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Sở sĩ hồ nước nóng này có cái tên như vậy là vì nhiệt độ của nước tại đây quanh năm luôn giữ ở mức 50-60 độ C.
Khói bốc lên nghi ngút trên mặt hồ.
Nhìn hồ Frying Pan qua các bức ảnh, nhiều người sẽ nghĩ đám khói trắng lơ lửng trên mặt hồ là sương mù – hình thành do không khí lạnh kết hợp với nước có nhiệt độ cao, tuy nhiên, trên thực tế, lớp khói dày đặc này là hơi nước trong hồ bốc lên, trong đó có chứa carbon dioxide và khí hydro sunfua.
Đây được coi là hồ nước sôi lớn nhất trên thế giới.
Nói về lịch sử hình thành của Frying Pan, người ta phải quay lại năm 1886, khi núi lửa Mount Tarawera “cựa mình” phun trào và tạo nên nhiều miệng núi lửa quanh chân nó.
Kể từ khi người Châu Âu đến và phát hiện ra vùng đất New Zealand, đây được coi là vụ phun trào núi lửa lớn nhất tại quốc gia này. Mount Tarawera “trở mình”, dòng dung nham nóng bỏng của nó lan rộng ra vùng thung lũng Waimangu nơi nó ngồi và xóa đi vĩnh viễn nhiều vùng đất quý giá của New Zealand, trong đó có tháp silica trứ danh thế giới – Pink and White Terraces. Thế nhưng đổi lại, nó đã mang đến cho thung lũng này những “đứa con” mang đặc trưng về thủy nhiệt và địa nhiệt của nó.
Video đang HOT
Những miệng núi lửa mới, trong suốt 15 năm sau vụ phun trào núi lửa, được “tắm” dưới những trận mưa, để rồi hình thành nên các suối nước nóng, trong đó có suối nước nóng lớn nhất thế giới, Frying Pan.
Nhưng Frying Pan năm đó chưa phải là Frying Pan hiện tại. Năm 1917, một vụ phun trào núi lửa khổng lồ khác nổ ra, tác động đến địa hình xung quanh hồ giúp nó đạt đến được kích thước và hình dáng như hiện tại.
Hồ Frying Pan bao phủ một khu vực rộng 38.000m2. Mặc dù rộng nhưng nước trong hồ tương đối nông, phổ biến ở mức 6m, chỗ sâu nhất cũng chỉ đạt 7,6m. Nằm xung quanh miệng hồ là những bãi silica và khoáng sản đầy màu sắc.
Frying Pan là “nhà” của rất nhiều loài sinh vật nhưng hầu như là các loài sinh vật ưa nhiệt và có khả năng phát triển ở nhiệt độ cao. Với nhiệt độ cao, 50-60 độ C, mức nhiệt độ cơ thể người không thể chịu được, thế nhưng điều đó không có nghĩa con người không thể chinh phục. Vào những năm 1970, Ron Keam – một nhà nghiên cứu tại trường Đại học Auckland – đã thực hiện một cuộc khảo sát toàn diện hồ Frying Pan trên một chiếc thuyền gỗ được thiết kế đặc biệt có khả năng thích nghi với nhiệt độ cao và hóa chất có trong hồ được gọi với cái tên thuyền Maji Moto.
Cloud / Theo Trí Thức Trẻ
Bóng rêu - báu vật tự nhiên của người dân Nhật Bản
Chỉ xuất hiện trong một hồ nước ở Hokkaido, loài rêu phát triển thành hình cầu tựa một quả bóng tennis được người dân Nhật Bản bảo vệ và coi là báu vật tự nhiên.
Hồ Ikan nằm trong vườn quốc gia Ikan, Hokkaido (Nhật Bản), là điểm nghỉ dưỡng suối nước nóng nổi tiếng. Hồ cũng là nhà của Marimo, một loại rêu hình cầu hiếm trên thế giới. Ảnh: Jnto.
Bóng rêu còn được gọi là bóng rong biển, cầu tảo, và phổ biến nhất là marimo (theo cách gọi của người Nhật Bản), là một loài tảo thân mềm, dạng sợi có tên khoa học là Aegagropila linnaei. Marimo thường phát triển thành những quả cầu màu xanh lá cây, mềm mại và có kích thước từ 12-30 cm, tùy thuộc vào từng nơi sinh trưởng. Ảnh: Amusing Planet.
Marimo là một loại tảo hiếm và chỉ xuất hiện ở một số nước như Iceland (hồ Mývatn), Scotland, Estonia và Nhật Bản (hồ Akan). Gần đây, vào năm 2014, người ta đã phát hiện ra một lượng lớn marimo trên bãi biển Dee Why Beach ở Sydney (Australia) và đây là lần đầu tiên loài tảo này xuất hiện ở khu vực Nam bán cầu. Ảnh: Amusing Planet.
Marimo không phát triển xung quanh lõi của một vật thể, chẳng hạn như một viên sỏi, các sợi tảo mịn như tơ liên tục phân nhánh, phát triển từ vị trí trung tâm, dần dần tạo thành dạng hình cầu. Điều đáng ngạc nhiên là phần lõi của quả cầu dù không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vẫn có chất diệp lục dưới dạng "ngủ say". Chỉ cần có ánh sáng chiếu vào khi quả cầu bị vỡ, chúng sẽ hoạt động trở lại. Ảnh: The Aquatic Gazette.
Marimo sinh trưởng dưới đáy hồ, nơi có nhiệt độ dao động từ 13-35 độ C, ít chịu tác động của dòng nước khiến chúng giữ được dạng hình cầu. Loài tảo này có khả năng di chuyển theo dòng nước, đảm bảo bất kỳ chỗ nào trên quả cầu cũng có thể quang hợp. Marimo phát triển rất chậm, kích thước chỉ tăng khoảng vài mm mỗi năm và có tuổi thọ rất cao. Ảnh: Amusing Planet.
Ở Nhật Bản, marimo được người dân bảo vệ, coi là một vật mang lại may mắn. Cái tên marimo được nhà thực vật học Kawakami Tatsuhiko đặt năm 1898 (mari là bóng, mo là từ chỉ các loài thủy sinh), và chính thức được coi là một "báu vật" tự nhiên kể từ năm 1920. Từ đó đến nay, ngày 29/3 hàng năm, tại khu vực hồ Akan sẽ diễn ra một lễ hội kéo dài ba ngày nhằm tôn vinh marimo và nâng cao ý thức về việc bảo tồn loài tảo độc đáo này. Ảnh: Mossball.
Hiện nay, những quả cầu marimo được bán trong các cửa hàng lưu niệm hoặc dùng để trang trí bể cá ở Nhật Bản. Ảnh: Shopify.
Trong khi đó, bóng rêu tại hồ Mývatn (Iceland) đang dần dần biến mất. Khoảng một thập kỷ trước, trong hồ có nhiều quả cầu tảo đến nỗi có thể xếp dày từ 2-3 lớp dưới đáy hồ. Ảnh: Amusing Planet.
Hiện nay trong hồ này gần như không còn cầu tảo sinh sống. Hoạt động khai thác mỏ trong khu vực làm ô nhiễm nguồn nước, khiến số lượng cầu tảo dần suy giảm. Tác động của yếu tố tự nhiên như gió và thời tiết cũng làm ảnh hưởng môi trường sống của loài tảo này. Ảnh: Aasakal/Youtube.
Năm 2006, chính quyền Iceland đã đưa loài tảo đặc hữu này vào danh sách cần được bảo vệ khẩn cấp. Ảnh: Amusing Planet.
Minh Hải
Theo Amuzing Planet
Bí mật về hồ nhựa đường khổng lồ chứa hỗn hợp "thần thánh" chị em nào cũng thích Bạn sẽ thích mê khi biết tác dụng thần kỳ của hồ nhựa đường có khả năng "biến phụ nữ xấu thành đẹp" này. Nhựa đường là một chất lỏng hay chất bán rắn có độ nhớt cao và có màu đen, có trong phần lớn các loại dầu thô và trong một số trầm tích tự nhiên. Ở làng La Brea phía...