Hồ nước đẹp như tranh sơn dầu hớp hồn du khách đến Nhật Bản
Nằm tại tỉnh Gifu (Nhật Bản), một hồ nước đẹp như tranh vẽ đang trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều khách du lịch khi lui tới “Xứ sở Mặt Trời mọc”.
Khung cảnh hồ nước được ví như bức tranh sơn dầu của danh họa Monet. Nguồn: OD
Hồ nước mang vẻ đẹp thơ mộng đến ngỡ ngàng này được coi là viên ngọc quý giá của ngành du lịch Nhật Bản. Sau khi được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, hồ nước được nhận một cái tên xứng đáng với vẻ đẹp thoát tục vốn có của mình – “Hồ Monet”.
Bức ảnh “Hồ Monet” được chia sẻ trên Instagram. Nguồn: OD
Được ví trông như những bức tranh sơn dầu của danh họa người Pháp Claude Monet, hồ nước mang một màu trong xanh đến mức có thể nhìn xuyên tận đáy, những bông hoa súng nở rộ cùng những gợn sóng lăn tăn khiến cho du khách lưu luyến không muốn rời.
Những chú cá đầy màu sắc tung tăng bơi lội trong làn nước trong vắt. Nguồn: OD
Góp phần tô điểm cho bức tranh thiên nhiên sống động là những chú cá rực rỡ sắc màu tung tăng bơi lội cùng sự kết hợp màu sắc hài hòa của cỏ cây, hoa lá.
Bức ảnh “Hồ Monet” được chia sẻ trên Instagram. Nguồn: OD
Hồ nước chuyển màu xanh ngọc. Nguồn: OD
“Hồ Monet” đang thu hút đông đảo khách du lịch. Nguồn: OD
Trước đây, “Hồ Monet” được thiết kế nhằm mục đích làm hồ chứa nước thủy lợi nhưng bị hư hỏng và bỏ phí trong nhiều năm. Đến những năm 1990, chủ sở hữu công viên Itadori gần đó và người dân trong khu vực đã dọn dẹp những đám cỏ dại mọc um tùm, dẫn nước sạch từ Koga, trồng thêm hoa súng và thả cá chép xuống hồ.
Phải mất hơn 1 thập kỷ, hồ nước nguyên sơ này mới có thể phát huy hết tiềm năng của nó và trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch. Đến nay, “Hồ Monet” đã đón hàng nghìn lượt khách ghé thăm mỗi ngày nhờ vào việc quảng bá hình ảnh trên các trang mạng xã hội.
Nếu bạn muốn thăm quan “Hồ Monet”, hãy đến lúc sáng sớm để có thể tận mắt ngắm nhìn hồ nước thơ mộng trong ánh sáng đẹp nhất.
Video: Chiêm ngưỡng hồ nước đẹp như bức tranh sơn dầu đầy màu sắc (Nguồn: OD):
Hải Vân/Báo Tin tức
Theo baotintuc.vn
Steam đã kiếm tiền từ việc phân phối Wallet Code như thế nào?
Để ngày càng phát triển thêm, Valve đã nghĩ ra rất nhiều cách để quảng bá hình ảnh, sáng tạo nên những tính năng độc đáo chỉ có ở Steam để thu hút người dùng.
Steam là một nền tảng game lớn và uy tín bật nhất thị trường công nghệ hiện nay. Đứa con cưng này của Valve đã giúp công ty thu được một lợi nhuận khổng lồ có hàng năm, vượt xa mọi đối thủ cạnh tranh. Và để ngày càng phát triển thêm nữa, Valve đã nghĩ ra rất nhiều cách để quảng bá hình ảnh, sáng tạo nên những tính năng độc đáo chỉ có ở Steam để thu hút người dùng.
Nếu bạn đã từng chơi game trên Steam thì hẳn cũng đã nghe qua khái niệm Wallet Code. Đó giống như một phiếu mua hàng mà Valve phân phối cho các cửa hàng nhỏ lẻ để họ bán lại cho người dùng. Trước tiên, hãy xét đến code 10$ thông dụng nhất của Valve. Bạn có thể mua được Wallet Cde với giá 10$ ở bất cứ cửa hàng nào. Mỗi tờ code 10$ như vậy đều ngốn của Valve vài cents để phục vụ chi phí in ấn. Sau đó Valve phân phối lại cho các cửa hàng với giá từ 9 đến 9.5 đô la Mỹ mỗi code, tùy vào số lượng cửa hàng đó đặt mua nhiều hay ít.
Vậy, có ai thắc mắc là Valve đã kiếm tiền từ những "phiếu mua hàng" đó như thế nào? Nếu Valve trực tiếp bán code thì họ sẽ ẵm trọn 10$ trong tay mà không cần phải qua một nhà phân phối nào. Vậy họ đánh đổi điều đó cho việc gì? Trước hết hãy nói đến những điểm có lợi mà các cửa hàng nhỏ lẻ mang đến cho Steam.
Việc phân phối Wallet code cho các cửa hàng nhỏ lẻ góp phần gia tăng thị phần của Steam đi xa hơn nữa. Rõ ràng, ở một số nơi trên Trái Đất này, không phải ai cũng có VISA để mua đồ trực tiếp từ Steam. Việc phát hành những wallet code góp phần kích cầu những khách hàng mà lẽ ra họ không có điều kiện để tiêu tiền của mình. Nói cách khác, Valve đã sẵn sàng hi sinh vài xu nhỏ trong mỗi wallet code để marketing sản phẩm của mình. Đó là một cách quảng bá thông minh, thay vì cứ chạy quảng cáo một cách nhàm chán trên Internet mỗi ngày. Điều này không những quảng bá được hình ảnh đến mọi nơi trên thế giới, nó còn giúp Steam kích cầu được người dùng, khi mà việc mua sắm chưa bao giờ dễ dàng đến thế!
Và rõ ràng, với sự tiện lợi của wallet code, khi thích một game hay món đồ nào đó trên Steam, bạn chỉ cần alo hoặc order một phát là đã có thể mua ngay mà không cần phải dùng đến VISA. Với sự thuận tiện này, không thắc mắc khi bạn sẵn sàng mua thêm nhiều món hơn nữa trên Steam. Điều này góp phần mang lại lượng khách hàng thân thiết quan trọng cho Valve.
Những cửa hàng phân phối nhỏ lẻ có thể thu lợi khoảng 5 đến 10% cho mỗi code họ bán được. Nhưng lợi nhuận này của họ cũng góp phần giúp Steam quảng bá hình ảnh của mình. Mua hàng càng nhiều trên Steam, bạn sẽ thấy được càng nhiều những món hàng "hot" đang được chào bán mỗi ngày. Và nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc "tiêu tiền" thì khá chắc chắn là bạn sẽ mua ngay không cần phải suy nghĩ.
Và nên nhớ, Valve luôn nhận được một khoảng tiền hoa hồng không nhỏ trên mỗi game ở Steam bán được ra thị trường. Bên cạnh những thuận lợi trên, đây là cách mà wallet kiếm được "tiền tươi" cho Valve. Hoa hồng cho mỗi sản phẩm bán được ở Steam là không nhỏ, thế nhưng các nhà làm game vẫn luôn muốn sản phẩm của mình có mặt trên cửa hàng của Steam.
Quảng bá hình ảnh rộng rãi, kích cầu người dùng, lôi kéo lượng khách hàng thân thiết, với những thuận lợi trên thì việc bỏ ra vài xu cho mỗi wallet code được bán ra là quá hời rồi phải không? Thực tế đã chứng minh rất rõ điều này khi Steam đang trên đà phát triển không ngừng từng ngày. Có rất nhiều đối thủ của Steam đang ngày càng mọc lên như nấm, nhưng chắc chắn một điều là sẽ còn rất xa nữa thì họ mới đuổi kịp được con gà để trứng vàng này của Valve.
Theo GameK