Hộ nghèo hết bán lúa non
Nhờ có nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, hàng chục ngàn hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Đăk Lăk đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Mua bò, sửa nhà từ vốn vay ưu đãi
Gia đình bà H’Byh Byă ở buôn Đăk, xã Cư M’Ta, huyện M’Đrăk (Đăk Lăk) vốn là hộ nghèo. Cách đây hơn 5 năm, gia đình bà lâm vào cảnh khốn cùng khi lao động chính trong nhà là người chồng đột ngột qua đời. Chỉ với 2 sào ruộng, một mình bà H’Byh phải vất vả xoay xở kiếm tiền nuôi con ăn học. Bà H’Byh thổ lộ: “Tính kế làm ăn, nhưng của nả trong nhà chẳng còn gì sau cơn bạo bệnh của chồng. Thế nên, khi cây lúa còn chưa kịp trổ bông tôi đã phải bán cho người ta lấy tiền lo cái ăn hàng ngày…”.
Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện M’Đrăk đã thoát nghèo nhờ vay vốn ưu đãi đầu tư chăn nuôi, trồng cây công nghiệp. Ảnh: Duy Hậu
Năm 2010, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện M’Drăk cho bà H’Byh vay 15 triệu đồng chương trình cho vay hộ nghèo. Ngân hàng đã phối hợp các đoàn thể địa phương, trong đó có Hội ND giúp bà H’Byh sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Từ 2 con bê cái mua được bằng vốn vay, những năm sau, mỗi năm bà H’Byh có thêm 1 con bê con. Sau hơn 4 năm, số tiền tích góp được từ việc bán bò, bà H’Byh đã mua thêm được 1ha rẫy, sửa sang lại nhà cửa.
Cũng như gia đình bà H’Byh, bà Trịnh Thị Sẽ ở thôn 2, xã Cư Kroá hiện cũng thoát nghèo nhờ số vốn mà Ngân hàng CSXH huyện M’Drăk cho vay. Từ hộ nghèo, thiếu đất canh tác, nay bà Sẽ đã có trong tay 1 vườn keo lai sắp thu hoạch cùng đàn bò với tổng giá trị hơn 1.00 triệu đồng. “Không chỉ cho vay vốn, ngân hàng còn hướng dẫn cách làm thế nào để sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất. Nếu không được chỉ cách làm ăn, gia đình tôi chưa chắc đã thoát nghèo”- bà Sẽ bày tỏ.
Video đang HOT
Ưu tiên vốn cho vùng đặc biệt khó khăn
Theo ông Hồ Xuân Dựng-Phó Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện M’Đrăk, năm 2016, số dư nợ cho hộ nghèo ở địa phương vay lên đến gần 73 tỷ đồng với hơn 4.000 hộ được vay. Để người vay sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, ngân hàng luôn giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn của các gia đình. Chính nhờ điều này mà hàng ngàn hộ được vay vốn đã từng bước thoát nghèo. Nhiều gia đình từ chỗ phải vất vả chạy ăn từng bữa giờ đã có mô hình kinh tế cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Ông Nguyễn Minh Hướng – Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Đăk Lăk cho biết: “Để góp phần cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo, hàng năm đơn vị luôn phân bổ một lượng vốn lớn nhất cho các hộ nghèo vay. Đến hết năm 2016, chương trình này có tổng dư nợ lên đến hơn 1.000 tỷ đồng với gần 55.000 hộ nghèo được vay vốn, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các chương trình cho vay của ngân hàng…”.
Theo lãnh đạo Ngân hàng CSXH tỉnh Đăk Lăk, điều đáng mừng là nhờ giám sát sử dụng vốn ngày càng chặt chẽ nên việc sử dụng vốn của người dân ngày càng có hiệu quả hơn. Nguồn vốn của ngân hàng đã góp phần tạo nền móng cho hàng chục ngàn hộ nghèo ở địa phương vươn lên khấm khá. Theo đánh giá, so với năm 2015, chất lượng tín dụng năm 2016 trên địa bàn Đăk Lăk đã có chuyển biến rất tích cực, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu giảm mạnh.
“Trong năm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh chương trình cho vay hộ nghèo. Do nguồn vốn hạn chế nên trước mắt đơn vị sẽ tập trung phân bổ nguồn vốn về những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo lớn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa…”. Ông Nguyễn Minh Hướng-Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Đăk Lăk
Theo Danviet
Thanh niên tình nguyện cần được trang bị kỹ năng thoát nạn
Sinh viên tham gia tình nguyện tại vùng sâu, vùng xa nguy hiểm cần được trang bị cá kỹ năng sinh tồn để bảo vệ mình.
Sau tai nạn khiến 3 nữ sinh Đại học Ngoại Thương Hà Nội thiệt mạng, Thành đoàn Hà Nội chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố nhanh chóng rà soát các hoạt động tình nguyện "Mùa hè xanh ở các vùng sâu vùng xa.
Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn Hà Nội Trần Anh Tuấn phân tích, khi triển khai chiến dịch mùa hè tình nguyện, Thành đoàn và các đoàn trường đều nắm rõ hoạt động tình nguyện luôn tiềm ẩn nguy cơ.
Thanh niên tình nguyện đối mặt với nhiều hiểm nguy ở nơi vùng sâu, vùng xa.
Cụ thể, tháng 7-8 là mùa mưa lũ, hoạt động tình nguyện chủ yếu diễn ra ở vùng sâu, vùng xa có địa bàn hiểm trở trong khi các đoàn viên thanh niên tình nguyện còn rất trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ năng thoát hiểm. Chính vì vậy, công tác tập huấn đã được tổ chức trước khi các em lên đường. Tuy nhiên, tai nạn của 3 sinh viên là do di chuyển trên đường, lũ về bất ngờ nên không phản ứng kịp.
Đây được cho là tai nạn hy hữu, tuy nhiên cũng cho thấy vấn đề cần thiết là sinh viên tham gia tình nguyện tại vùng sâu, vùng xa nguy hiểm cần được trang bị cá kỹ năng sinh tồn để bảo vệ mình.
Gần 20 năm tham gia làm công tác tình nguyện chị Nguyễn Thu Huyền, Phó Chủ nhiệm CLB Giọt Hồng Xứ Tuyên chia sẻ, người tham gia tình nguyện có rất nhiều nguy hiểm rình rập. Trong đó, có vấn đề tai nạn giao thông trên đường đi; thời tiết, khí hậu thay đổi tại các điểm công tác tình nguyện. Cho nên nếu đã đi xa, tình nguyện viên cần phải có bảo hiểm cá nhân.
Người trưởng đoàn có vai trò quan trọng nắm bắt, tìm hiểu sâu, tìm hiểu kỹ, nắm bắt những rủi ro có thể xảy ra trong chuyến đi của đoàn tình nguyện để phòng tránh, giảm thiểu tai nạn.
Mỗi chuyến đi tình nguyện cần có đội y tế đi cùng. Bởi đi tham gia tình nguyện không tránh khỏi những trường hợp bất ngờ xảy ra như: Tình nguyện viên bị ngộ độc ăn phải quả lạ trên đồi núi, bị lũ cuốn, tai nạn giao thông hoặc bị ốm, sốt rét trên đường đi công tác.
Chị Huyền chia sẻ: "Nguyên tắc quan trọng nhất với các thành viên tham gia tình nguyện là tuyệt đối không được tách đoàn đi riêng, tự biết cách bảo vệ mình.
Bởi bản thân từ nơi khác đến không thông thuộc địa hình, không lường trước được những nguy hiểm như nước sâu, lũ cuốn... trong khi không phải thành viên nào cũng biết bơi.
Trường hợp cả đoàn muốn nghỉ ngơi tắm giặt, cần có người bản địa chỉ dẫn xem những nơi đó có an toàn hay không để cả đội tình nguyện nắm được. Điều cần thiết khi tham gia tình nguyện các bạn phải biết bơi. Các bạn cũng cần phải có những kỹ năng sơ cứu người đuối nước như nắm tay, ôm trực diện người đuối nước..." ./.
Theo_VOV
Bữa cơm ngon nhất trong ngôi nhà người Mông Mèn mén là ngô xay mịn được trộn với cơm, ăn vào vừa khô vừa nhạt, thịt lợn toàn mỡ lại được cắt to như lòng bàn tay, bình thường sẽ rất khó nuốt. Nhưng sau một ngày lội trong mưa, đói ngấu, mỗi người chúng tôi vẫn ăn được ba chén. Làm báo mảng dân tộc miền núi là gắn liền với...