“Hổ lớn Thiên Tân” Trung Quốc: Anh cả ngã ngựa, các em cũng xộ khám
Hoàng Hưng Quốc trở thành người lãnh đạo cao nhất đầu tiên của 4 thành phố trực thuộc trung ương, lãnh đạo cấp tỉnh thứ hai (sau Chu Bản Thuận – Bí thư Hà Bắc) và là Ủy viên Trung ương thứ 10 bị quật ngã sau Đại hội 18.
Bí thư Quảng Châu Vạn Khánh Lương khóc trước tòa.
Quan tham giữ nhiều “kỷ lục” buồn
Ngày 4/1/2017, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (UBKTKLTW) thông báo: Được sự phê chuẩn của trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, UBKTKLTW đã lập án điều tra và quyết định “song khai” (khai trừ đảng và chức vụ công) đối với Hoàng Hưng Quốc, sinh 1954, Ủy viên Trung ương khóa 18, nguyên Quyền bí thư thành ủy, Thị trưởng Thiên Tân vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.
Ngoài các tội như vi phạm nghiêm trọng kỷ luật chính trị và quy tắc chính trị, bàn luận xằng bậy về phương châm lớn của trung ương, phá hoại sự tập trung thống nhất của đảng, ngoài thuận trong chống, mê tín dị đoan, gây bè cánh cá nhân, đối kháng sự thẩm tra của tổ chức; lựa chọn đề bạt cán bộ trái quy định và nhận hối lộ, mua chuộc người khác, dùng người theo tình cảm; nhận tiền biếu, lễ vật; Quốc còn “dung túng, ngầm cho phép người nhà lợi dụng ảnh hưởng chức quyền của ông ta để kiếm lợi cực lớn”…
Việc Quốc lợi dụng chức vụ để giúp người khác kiếm lợi rồi nhận tiền bạc, của cải có dấu hiệu phạm tội, nên bị tịch thu mọi của cải có được do vi phạm, bàn giao manh mối và tang vật cho cơ quan tư pháp xử lý theo pháp luật.
Quốc cũng là lãnh đạo thứ 3 của Thiên Tân ngã ngựa sau Phó chủ tịch Chính Hiệp kiêm Giám đốc Công an Vũ Trường Thuận (bị bắt ngày 20/7/2014) và Phó Thị trưởng Doãn Hải Lâm (bị bắt hôm 22/8/2016).
Truyền thông Trung Quốc cho rằng, đằng sau việc mỗi quan tham ngã ngựa đều có mối quan hệ “quan thương câu kết” phức tạp; đối với Quốc, mối quan hệ đó lại chính là với những người em trai ông ta. Vị quan chức cấp trưởng bộ trưởng thành từ bí thư đoàn công xã này có 4 người em trai. Từ nhiều năm nay, cả 4 người này đều “phát tài không ngừng” theo sự thăng tiến trên quan trường của anh trai. Dựa thế anh để kinh doanh mưu lợi trong các lĩnh vực cơ khí, xây dựng, nhà đất, kinh tế biển…
Các em cũng ngã ngựa
Tờ The Paper cho biết, Hoàng Hưng Quốc là anh cả, bên dưới có 4 em trai là (Hoàng Hưng) Thường, Phương, Dư, Vinh; trong đó Thường, Dư, Vinh đều trực tiếp kinh doanh. Đêm 10/9/2016, Hoàng Hưng Quốc bị thông báo điều tra, thì sáng ngày hôm sau, một tốp người xuất hiện tại làng Tây Biên Đường, bắt Hoàng Hưng Dư đưa đi, cùng lúc tại một nơi khác, Hoàng Hưng Vinh cũng bị túm.
Sau khi Dư và Vinh bị bắt, một số công ty có liên quan đến anh em nhà Quốc dần dần lộ diện…
Tháng 8/2012, Công ty TNHH phát triển kinh tế biển Ninh Ba, Tập đoàn Cung Tiêu Trung Quốc được đăng ký thành lập tại huyện Tượng Sơn với số vốn 205 triệu NDT với 2 cổ đông chính là Tập đoàn Cung Tiêu và Công ty Hy Tường, Ninh Ba, trong đó Cung Tiêu nắm 60% cổ phần. Đến tháng 2/2016, Công ty XNK Alosex Trùng Khánh tham gia, tỷ lệ cổ phần lúc này là 1:3:6 (Cung Tiêu 1, Hy Tường 3, Alosex 6), Hoàng Hưng Dư là thành viên Hội đồng quản trị với tư cách đại diện cho Hy Tường. Từ sau khi thành lập, công ty này được lãnh đạo các cấp rất quan tâm, phát triển rất nhanh, một số hạng mục của họ được coi là công trình trọng điểm của huyện. Cho đến nay, nó đã đầu tư hơn 100 triệu tệ (330 tỷ VND) để xây dựng 9 xí nghiệp, công ty con ở Ninh Ba và Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, Đại Liên.
Hoàng Hưng Dư còn xuất hiện trong lĩnh vực kinh doanh thang máy. Tháng 7/2010, Công ty thang máy Nhật Dương, Thiên Tân được thành lập, Dư giữ chức Giám sự công ty. Sau đó, Nhật Dương liên kết với hãng thang máy KUIKO nổi tiếng của Anh Quốc, Dư là cổ đông lớn thứ 2 chỉ sau Chủ tịch kiêm TGĐ KUIKO Trung Quốc Hoàng Liên Thủy. KUIKO Trung Quốc có vốn đầu tư 60 triệu USD, nhà máy sản xuất diện tích hơn 100 ngàn m2 được xây dựng cách làng Tây Biên Đường quê Dư 8km. Sau khi đi vào hoạt động, công ty này đã trúng thầu cung cấp lắp đặt thang máy cho một loạt công trình lớn ở Chiết Giang, Thiên Tân…và các tỉnh, thành khác.
Video đang HOT
Dư còn làm ăn trong lĩnh vực kinh doanh nhà đất. Năm 2006, Công ty nhà đất Văn Phong được thành lập ở Đài Châu, ban đầu vốn điều lệ 10 triệu tệ với 3 cổ đông, sau 1 năm, Hoàng Hưng Dư nhảy vào, mua cổ phần của 2 người, chiếm 50% cổ phần, sau đó tăng vốn lên gấp đôi. Công trình nổi bật nhất là khu tổ hợp chung cư, văn phòng “Nhuế Sắc Hồ Châu” diện tích mặt bằng tới 33 ngàn m2 khởi công từ 2009, nay đã cơ bản bán hết.
Không dừng ở Đài Châu, công ty Văn Phong còn vươn ra làm ăn ở Thạch Gia Trang, Hà Bắc. Tháng 8/2011, Dư và đối tác thành lập Công ty TNHH thương mại quốc tế Trì Vân ở quận Tân Hoa với số vốn 100 triệu tệ, Dư là thành viên HĐQT. Trì Vân đã đầu tư 25,6 tỷ tệ để xây dựng công trình Trung tâm thương mại quốc tế rộng 20 ngàn mẫu (120 triệu m2).
Từ những năm 1980, Thường đã bắt đầu nghề xây dựng, lập công ty ở Tượng Sơn, giữ vai trò giám đốc công trình. Tượng Sơn được coi là “quê hương nghề xây dựng”, các công ty ở đây đã chiếm lĩnh thị trường Ninh Ba, Thượng Hải, trong đó một số công ty đã lên sàn chứng khoán ở Thâm Quyến, Thượng Hải như Long Nguyên, Hồng Nhuận. Trong bối cảnh đó, tháng 12/1996, Thường bỏ ra 4,5 triệu tệ cùng người bạn thành lập Công ty xây dựng Trường Thành Ninh Ba. Đến tháng 10/1999, Thường và Vinh lại cùng nhau lập ra Công ty xây dựng Vạn Hưng Ninh Ba với vốn điều lệ 6 triệu tệ.
Không dừng ở đó, Vinh còn đầu tư kinh doanh ngọai thương. Đầu những năm 1990, Vinh đã là đại diện pháp nhân của Công ty vật tư Đông Phương Tượng Sơn. Đông Phương thành lập tháng 7/1992 kinh doanh vật liệu kim loại, than, hóa chất, sản phẩm hàng dệt…
Tháng 6/1993, công ty này đầu tư thành lập Công ty Vinh Đại trong Khu miễn thuế Ninh Ba do Thường là đại diện pháp nhân phạm vi kinh doanh xuất nhập khẩu, gia công, cho thuê kho bãi…Thời gian này Hoàng Hưng Quốc đang là lãnh đạo Đài Châu, sau đó lên làm Tổng thư ký ủy ban tỉnh, Phó tỉnh trưởng Chiết Giang.
Tháng 11/1998, sau khi Hoàng Hưng Quốc bước chân vào UBTV tỉnh ủy, Bí thư Ninh Ba, việc kinh doanh của các em trai dần trở nên kín đáo hơn, họ lui ra phía sau, đóng vai trò trung gian, bắc cầu giữa chính quyền với giới kinh doanh để kiếm lợi.
Vụ nổi tiếng nhất là sự kiện Ninh Ba thay đổi xe taxi: thành phố quyết định thay đổi 2000 chiếc taxi từ loại FAW Thiên Tân sang Santana Thượng Hải. Một công ty ở Ninh Ba được chỉ định thầu mua xe, nhưng sau mấy tháng nhiều xe đã hỏng hóc, các tài xế nghi ngờ mua xe phế phẩm đã kéo lên ủy ban thành phố làm cho ra lẽ, đòi trả xe; không được đáp ứng họ định kéo lên hãng xe ở Thượng Hải. Chính quyền Ninh Ba phải vội vã ngăn cản, sau đó chấp nhận đổi toàn bộ những xe hỏng hóc. Khi đó, đã lan truyền em trai Bí thư Quốc đứng sau cú làm ăn này.
Theo Lan Hương (Tiền Phong)
Trung Quốc lập tổ chức "quyền lực hơn cơ quan quyền lực nhất": Lộ điểm yếu của chiến dịch "đả hổ"
Khi ngày càng nhiều quan chức chống tham nhũng bị phát hiện "nhúng chàm", ban lãnh đạo Trung Quốc đang phải tính kế đẩy chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" lên nấc thang cao hơn.
Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc - Vương Kỳ Sơn. (Ảnh: Chinanews)
Cuối tháng 10/2016, Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) ra mắt bộ phim tài liệu có đề tài chống tham nhũng mang tên "Mãi mãi trên đường" (tạm dịch).
Mới đây, CCDI kết hợp Đài truyền hình trung ương CCTV cho phát sóng một bộ phim tài liệu khác mang tên "Muốn rèn sắt, bản thân phải cứng rắn" (tạm dịch).
Điều đặc biệt, bộ phim tài liệu dài ba tập mới được công bố này lại tập trung miêu tả công tác thanh tra tham nhũng trong chính hệ thống Ủy ban kiểm tra kỷ luật (UBKTKL) các cấp.
Khi các quan chống tham nhũng lại... tham nhũng
Chu Minh Quốc (Ảnh cắt từ màn hình)
Theo báo đảng Trung Quốc Nhân dân nhật báo, tập đầu tiên được phát sóng vào ngàu 3/1 với sự xuất hiện ba nhân vật chính là Ngụy Kiện, La Khải và Chu Minh Quốc.
Trong đó, Ngụy và La từng là cán bộ công tác lâu năm ở các đơn vị trực thuộc CCDI còn Chu trước khi "ngã ngựa" từng có thời gian dài nhậm chức Bí thư ủy ban kiểm tra kỷ luật tỉnh Quảng Đông.
Theo tài liệu công khai, Chu Minh Quốc "ngã ngựa" là do liên quan đến vụ án tham nhũng của cựu Bí thư thành ủy Hóa Châu, tỉnh Quảng Đông Trần Trọng Quang. Trần Trọng Quang khi bị điều tra đã rất thành khẩn khai nhận tội danh.
Theo Trần để bắt mối với Chu Minh Quốc, Trần đã dò la theo dõi tình hình của Chu. Khi biết Tết thanh minh mỗi năm, Chu đều về quê tảo mộ nên Trần đã nhân dịp này đến thăm Chu.
"Khi thì 500 nghìn NDT, lúc lại 1 triệu NDT phong bì cho ông ấy", Trần Trọng Quang thuật lại. Và từ đó, thông qua Chu, Trần từ chức Phó cục trưởng Cục giám sát Mậu Danh đã được cất nhắc trở thành Bí thư thành ủy Hóa Châu, Quảng Đông.
Còn Chu Minh Quốc thì vạch trần quy luật tham nhũng của bộ phận quan chức trong hệ thống UBKTKL bằng tổng kết sau:
"Sau cùng đều là tập thể thông qua, tổ chức quyết định. Nhưng do ai đề bạt trước? Quyền đề bạt dùng gười là quan trọng nhất, không có người đề bạt, anh sẽ không vào nổi giới ấy. Làm lãnh đạo 35 năm, tôi nhận ra một điều, nếu lãnh đạo đã nói thì căn bản sẽ không có ai phản đối",
Ngụy Kiện lại có thói quen bắt mối với các quan chức địa phương nhằm kiếm lợi từ việc đề bạt thăng chức, sắp xếp công việc, tư pháp, dự án v.v...
Ví như trường hợp của doanh nhân Tống Chí Viễn. Tống muốn triển khai một dự án ở Tứ Xuyên nên đã tìm đến Ngụy Kiện.
Ngụy khi đó đã dùng điện thoại đỏ (điện thoại bảo mật dành do lãnh đạo ĐCSTQ, chính quyền các tỉnh từ cấp phó trở lên-ND) gọi cho Phó Bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên bấy giờ là Lý Xuân Thành nhờ Lý "quan tâm".
Hai, ba ngày sau, Bí thư huyện ủy của nơi dự án được triển khai gọi điện lại cho Tống, trách rằng:
"Không phải chúng tôi đã ủng hộ dự án của anh sao? Sao anh lại chạy đến Bắc Kinh? Cán bộ của CCDI đã gọi điện nói với lãnh đạo tỉnh rằng chúng tôi không ủng hộ anh. Được rồi, chúng tôi sẽ toàn lực ủng hộ anh".
Cách làm của La Khải lại là: "Mời đối phương đến gặp mặt, mục đích là để thể hiện "quan hệ hai ta" rất tốt đẹp. Biết được quan hệ của "hai ta", người khác sẽ không quan tâm anh sao? Còn quan tâm như thế nào, quan tâm điều gì thì đó không phải việc của tôi".
Quan chức UBKTKL: Nỗi sợ hãi của các địa phương
Ngụy Kiện (Ảnh cắt từ màn hình)
Một nhân viên tổ chuyên án đã đưa ra đáp án của câu hỏi trên.
Theo đó, "do đằng sau là sức ảnh hưởng của chức vụ. Quyền lực chủ yếu của UBKTKL là giám sát việc chấp hành kỷ luật. Điều này liên quan đến sinh mạng chính trị của các cán bộ lãnh đạo đảng viên".
Giới phân tích nhận định, chức năng của UBKTKL là "điều tra người khác" nên điểm này đã khiến rất nhiều người lo lắng, sợ hãi.
Như Chu Minh Quốc giải thích: "Thái độ của Bí thư UBKTKL đối với mỗi cán bộ, mỗi đảng viên quyết định đến vinh nhục thăng tiến của cả cuộc đời, thậm chí một giai đoạn ngắn của đối phương. Cho nên các các bộ quan chức thường đều rất sợ UBKTKL".
Trước đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng nhiều lần đề cập: "UBKTKL đi điều tra người khác, vậy ai điều tra lại ủy ban này?".
Đa chiều (Mỹ) nhận định, thời gian phát sóng bộ phim tài liệu trên chính là đáp án cho câu hỏi của ông Tập.
Theo đó, sau khi bộ phim kết thúc (5/1) thì 6/1 là ngày khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 7 Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII. Một trong những nội dung được thảo luận chính trong hội nghị lần này liên quan đến việc thành lập Ủy ban cải cách thể chế giám sát quốc gia - đơn vị được đánh giá có quyền lực lớn hơn cả CCDI.
Đáng chú ý, theo giới quan sát, những bộ phim tài liệu có đề tài chống tham nhũng được phát sóng thời gian gần đây nhằm để "triển lãm thành quả" trong chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" của thế hệ lãnh đạo thứ năm ĐCSTQ.
Và việc CCDI ra mắt bộ phim tài liệu về đề tài chống tham nhũng ngay những ngày đầu năm 2017 đã thể hiện thái độ của cơ quan này: "Bước chân đả hổ" trong năm 2017 sẽ không dừng lại.
(Theo Soha News)
Trung Quốc nói cuộc chiến chống tham nhũng thắng lợi 'áp đảo' Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố cuộc chiến chống tham nhũng có được tiến bộ lớn, hình thành xu thế áp đảo và sẽ tiếp tục trong năm sau. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters "Cuộc chiến chống tham nhũng đã có được xu thế áp đảo", hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua tường thuật cuộc họp...