Hồ Lắk mộng mơ
Hồ Lắk được nhiều người ví như nàng thơ của đại ngàn, sở hữu những vẻ đẹp hoang dại khiến nhiều du khách đắm say.
Hồ Lắk là một hồ nước ngọt tự nhiên ở huyện Lắk, được con sông Krông Ana cung cấp nước, và có diện tích khoảng 6,2 km2. Với diện tích lớn như thế, hồ Lắk được xếp lớn thứ 2 sau diện tích hồ Ba Bể. Quanh hồ là những dãy núi cao và rừng nguyên sinh bạt ngàn, tạo nên một khung cảnh hoang sơ đầy quyến rũ.
Từ thành phố Buôn Ma Thuột, du khách đi đến Hồ Lắk thuộc thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk phải trải qua cung đường 57km trên quốc lộ 27. Khi đến gần thị trấn Liên Sơn, hồ Lắk sẽ dần hiện ra với đầy sự hấp dẫn quanh nó.
Hồ Lắk sở hữu vẻ đẹp hoang dại và hấp dẫn trong lòng du khách
Sống xung quanh hồ Lắk đa số là người dân tộc M’Nông với các buôn làng như buôn Jun, buôn M’Liêng, buôn Lê… vẫn còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc.
Video đang HOT
Trong lần đến đây, anh Nguyễn Văn Chương ở thành phố Pleiku cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi đến với hồ nước ngọt rộng nhất Tây Nguyên. Nó vừa hoang sơ, vừa đẹp lại cuốn hút nữa. Nhất định tôi sẽ giới thiệu vài người bạn nếu có dịp đến đây lần sau”.
Ngoài khám phá thiên nhiên, lòng hồ, những cánh rừng nguyên sinh, du khách còn có thể chiêm ngưỡng những ngôi nhà dài truyền thống của người M’Nông, được xem các tiết mục biểu diễn cổ xưa như múa lửa, múa ngày mùa hay diễn xướng cồng chiêng.
Một thú vui khác nữa khi đến với nơi này là du khách được trải nghiệm chèo thuyền trên hồ Lắk, thưởng thức những đặc sản của hồ Lắk như cá thác lác, lươn, ốc cùng nhiều món ăn dân dã, đậm đà hương vị đồng quê cao nguyên.
Du khách Bùi Thị Kim Yến từ thành phố Hồ Chí Minh cho hay, bản thân thích ăn ốc nên đã đến đây để thử. Ốc ở đây vừa ngon, vừa ngọt, có vị đặc trưng của núi rừng.
Hiện mỗi năm, địa điểm này thu hút hàng ngàn lượt du khách đến đây. Các nhà nghỉ, homestay được người dân đầu tư xây dựng rất nhiều. Hạ tầng lưu trú tại thị trấn Liên Sơn được cải thiện, đang tạo sức bật cho ngành công nghiệp không khói tại địa phương.
>>Thúc đẩy du lịch cộng đồng gắn liền với dược liệu
Để phát triển hơn nữa, UBND huyện Lắk vừa đề xuất Tỉnh ủy, Sở, ngành tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng khu du lịch hồ Lắk trở thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh.
Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lắk – ông Nay Y Phú cho biết, với nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, văn hóa, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XV đã xây dựng Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 13/10/2020 về “Tập trung huy động các nguồn lực nhằm xây dựng và phát triển huyện Lắk trở thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030″.
Bình yên trên lòng hồ Lắk
Đối với những làng nghề truyền thống quanh hồ Lắk, ngành văn hoá thông tin thể thao và du lịch địa phương cũng đang từng bước thẩm định xây dựng điểm tham quan. Bà Nguyễn Thụy Phương Hiếu – Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa qua Sở đã khảo sát phát triển sản phẩm du lịch gắn với nghề làm gốm truyền thống tại buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao. nhiệm vụ của mình, thời gian tới Sở tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành, hiệp hội và UBND huyện Lắk phát triển sản phẩm du lịch gắn với nghề làm gốm truyền thống buôn Dơng Bắk, cố gắng hoàn thiện hồ sơ công nhận Di sản cấp quốc gia làng nghề gốm truyền thống”.
Hồ Lắk, nàng thơ của đại ngàn đang từng bước thay đổi để hấp dẫn hơn trong lòng du khách. Mục tiêu của địa phương đề ra đến năm 2025 thu hút trên 10.000 lượt khách và đến năm 2030 thu hút trên 20.000 lượt khách mỗi năm.
Trải nghiệm thân thiện với voi trong khung cảnh yên bình ở hồ Lắk
Kể từ khi mô hình du lịch thân thiện với voi được thực hiện ở huyện Lắk, các chú voi không phải đeo chiếc bành nặng trĩu, du khách có thể chụp ảnh check in với voi trong khung cảnh yên bình, bầu trời xanh thẳm.
Từ tháng 11, Đắk Lắk bắt đầu thực hiện dự án chuyển đổi mô hình cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện với voi, với vốn viện trợ hơn 55 tỉ đồng do tổ chức Animals Asia Foundation (AAF, Hong Kong - Trung Quốc) tài trợ.
Những chú voi cứ chiều tối được đưa lên rừng hưởng gió núi đại ngàn. Hàng sáng, chúng lại được đưa về tập kết ở bản. Khi có khách có nhu cầu tham gia tour, từng cá thể voi sẽ được đưa đi phục vụ du khách. Các hoạt động chủ yếu là chụp ảnh check in, ngắm nhìn voi nhẩn nha kiếm ăn, thay vì cưỡi voi, hay yêu cầu chúng biểu diễn...
Có hai con đường đưa voi vào rừng, và đường qua hồ Lắk hay được sử dụng do đi qua hồ voi sẽ được tắm mát.
Theo thỏa thuận hợp tác với tổ chức AAF, tỉnh Đắk Lắk sẽ hướng tới không tổ chức các hoạt động ảnh hưởng đến voi nhà gồm: Du lịch cưỡi voi; các hội thi như: voi bơi, voi đá bóng, voi chạy, voi kéo co, voi diễu hành nhiều giờ trên đường nhựa hoặc bê tông, dùng voi để tái hiện cảnh săn bắt và thuần dưỡng voi.
Với các tour du lịch mới, du khách có thể được đưa vào rừng để ngắm voi, tìm hiểu kiến thức về voi và hệ động thực vật vùng núi Tây Nguyên.
Khám phá hồ Lắk - Hồ nước ngọt lớn nhất của Tây Nguyên đại ngàn Đứng trên cao nhìn xuống, mặt hồ Lắk rộng lớn, phẳng lặng, phản chiếu hình bóng của núi rừng, mang đến cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ nhưng bình yên và thơ mộng. Khung cảnh Hồ Lắk khi hoàng hôn buông (Ảnh: Nguyễn Tuấn Anh/TTXVN) Hồ Lắk nằm ở thị trấn Liên Sơn, thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, là hồ nước ngọt...