Hổ Khiêu Hiệp: Di sản thế giới ngoạn mục và nguy hiểm bậc nhất Vân Nam
Là một trong những hẻm núi sâu nhất trên thế giới, Hổ Khiêu Hiệp thuộc tỉnh Vân Nam ( Trung Quốc) là điểm du lịch ưa thích đối với người đam mê du lịch mạo hiểm.
Hổ Khiêu Hiệp là một phần của di sản thế giới Tam Giang Tịnh Lưu đã được UNESCO công nhận năm 2003.
Câu chuyện săn hổ
Tên gọi Hổ Khiêu Hiệp có nghĩa là hẻm núi hổ nhảy bắt nguồn từ một câu chuyện truyền miệng của người bản địa (người dân tộc Nạp Tây). Tương truyền, ngày xưa có một người thợ săn đuổi theo một con hổ, khi chạy đến hẻm núi tưởng chừng như con hổ đã đường cùng và chịu chết thì bỗng nhiên nó nhảy phóc qua hẻm núi rộng và thoát nạn.
Du khách tham quan dưới hẻm núi Hổ Khiêu Hiệp
Hiện nay, vị trí gần cửa đi vào hẻm núi có một phiến đá ở giữa dòng sông Kim Sa được đặt tên là Đá Hổ Nhảy. Người dân bản địa tin rằng, con hổ đã nhảy lên tảng đá trước để lấy đà bật sang ngọn núi bên kia. Hòn đá nơi hổ bắt đầu lấy đà để bật nhảy hiện giờ đã trở thành biểu tượng của hẻm núi.
Hòn đá biểu tượng của hẻm núi
Dòng sông Kim Sa là một nhánh của dòng sông Dương Tử
Hẻm núi hổ nhảy được tạo nên bởi hai dãy núi Ngọc Long Tuyết Sơn cao 5.596m ở phía đông và Núi tuyết Cáp Ba cao 5.396m ở phía tây, qua một loạt các thác ghềnh dưới các vách đá dốc đứng cao tới 2.000m. Giữa hai dãy núi là dòng sông Kim Sa (tiếng Việt nghĩa là cát vàng), một nhánh của sông Dương Tử, con sông dài thứ 3 trên thế giới.
Video đang HOT
Hổ Khiêu Hiệp nhìn từ trên cao với con sông Kim Sa nằm giữa dãy núi Ngọc Long Tuyết Sơn và núi tuyết Cáp Ba
Hổ Khiêu Hiệp nằm ở phía tây bắc của tỉnh Vân Nam và cách đô thị cổ Lệ Giang khoảng 60km cũng về phía tây bắc. Hổ Khiêu Hiệp có độ sâu tối đa tính từ đỉnh núi xuống dòng sông Kim Sa là 3.790m và là một trong những hẻm núi sâu nhất, ngoạn mục nhất trên thế giới.
Du khách có xu hướng chọn đi trên con đường mòn thấp để ngắm nhìn dòng sông
Về mặt hành chính, dòng sông Kim Sa là ranh giới tự nhiên giữa huyện tự trị Ngọc Long (bên bờ phải) thuộc TP Lệ Giang và TP cấp huyện Shangri-La thuộc Châu tự trị dân tộc Tạng Địch Khánh (phía bờ trái).
Du lịch cảm giác mạnh
Nổi tiếng là hẻm núi sâu và nguy hiểm nên từ xưa ít có người qua lại trên các cung đường xung quanh Hổ Khiêu Hiệp. Bắt đầu từ năm 1980, một số du khách nước ngoài đã đi bộ quanh hẻm núi và hình ảnh của Hổ Khiêu Hiệp được lan tỏa, tạo động lực để những người yêu thích du lịch khám phá tìm đến, chinh phục. Năm 2003, hẻm núi Hổ Khiêu Hiệp được UNESCO công nhận là di sản thế giới càng tạo thêm sự tò mò với du khách toàn cầu.
Dòng nước chảy xiết cuồn cuộn tạo ra tiếng động lớn
Hổ Khiêu Hiệp dài tới hơn 15km theo hướng từ tây nam sang đông bắc và được chia thành 3 đoạn gồm hẻm trên, hẻm giữa và hẻm dưới. Các đoạn đều mang một vẻ đẹp khác nhau nhưng điểm chung là rất chênh vênh, cheo leo, các tảng núi dựng đứng và sắc lẹm cộng với tiếng nước chảy ào ạt khiến du khách không ít lần sởn gai ốc.
Một cây cầu được xây dựng nối liền hai vách núi để du khách dễ dàng tham quan
Hiện nay có 2 tuyến đường mòn đi dọc theo hẻm núi là đường mòn thấp và đường mòn cao, hầu hết du khách quốc tế đều chọn tuyến đường mòn cao để khám phá, chiêm ngưỡng hẻm núi. Dọc hai bên con đường có nhiều nhà dân của người Nạp Tây họ bán một số đồ lưu niệm, nước uống phục vụ nhu cầu du lịch. Ở đường mòn thấp, du khách sẽ được tham quan khu vực hẻm núi trên và dòng sông. Con đường này được khách du lịch nội địa lựa chọn nhiều hơn so với khách du lịch quốc tế.
Du khách check-in trên chiếc cầu kính bắc qua dòng sông Kim Sa
Làng Khiêu Đầu là nơi xuất phát của con đường mòn dẫn lên hẻm núi hổ nhảy. Khi ghé qua ngôi làng này, du khách cần mua vé đi bộ trong hẻm núi với giá khoảng 70 nhân dân tệ. Nằm cách Khiêu Đầu khoảng 4km dọc theo con sông là khu vực hẻm núi trên, nơi đây có nhiều đoạn đường đi bộ dẫn đến dòng sông Kim Sa hùng vĩ, cuồn cuộn. Cung đường phiêu lưu này sẽ khiến cho hành trình của du khách thêm kích thích chứa đựng nhiều bất ngờ hơn.
Cảnh sắc nơi đây tuyệt đẹp quanh năm
Du khách có thể đến tham quan Hổ Khiêu Hiệp mọi lúc vì thời tiết ở đây quanh năm ấm áp, nhiệt độ cao nhất không vượt quá 26 độ C vào mùa hè. Còn mùa đông cũng không quá lạnh vì các ngọn núi cao đã chắn không khí lạnh từ phía bắc tràn xuống, các hẻm núi thường trong trạng thái khô ráo, đường ít cỏ mọc. Theo một số du khách, thời điểm mùa thu là thích hợp nhất để đến đây, tiết trời se lạnh, không khí thoáng đãng và những lớp thảm thực vật đang đổi màu tuyệt đẹp.
Một trạm nghỉ chân trên đường tại Hổ Khiêu Hiệp
Cần lưu ý rằng, hành trình đi bộ tại Hổ Khiêu Hiệp là một hành trình leo núi cảm giác mạnh nên bạn phải chú ý an toàn, sử dụng giày chống trượt, găng tay, lương thực và nước uống đảm bảo suốt quãng đường. Du khách cũng được khuyến cáo không đi vào các ngày mưa bão bởi độ trơn trượt của các vách đá và sẽ an toàn hơn nếu bạn đi theo nhóm có sự hướng dẫn của người dân bản địa.
Để di chuyển tới Hổ Khiêu Hiệp, trước tiên bạn có thể bắt xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai, làm thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu Hà Khẩu, sau đó bạn có thể di chuyển bằng tàu hỏa đến Lệ Giang. Sau khi khám phá tại cổ trấn, bạn có thể bắt xe buýt ở phía nam Lệ Giang tuyến số 13 để đến làng Khiêu Đầu rồi bắt đầu hành trình khám phá Hổ Khiêu Hiệp.
Độc đáo tuyến đường sắt từ Ba Tư đến Caspi
Không dài như đường sắt xuyên Siberia, tuyến đường sắt xuyên Iran, nối liền Nam - Bắc đất nước được xem là một trong những công trình kỹ thuật vĩ đại nhất được xây dựng từ đầu thế kỷ XX.
Đường sắt xuyên Iran dài 1.394km là một kỳ công kỹ thuật, một trong 33 địa điểm vừa được thêm vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO.
Đưa vào sử dụng năm 1938 sau 11 năm xây dựng, tuyến đường sắt có chiều dài 1.394km từ Bandar-e Emam Khomeyni trên vịnh Ba Tư đến Bandar Torkaman trên Caspi. Tuyến đường đi qua hơn 220 đường hầm, trong đó có 11 đường hầm xoắn ốc và gần 400 cây cầu. Điểm cao nhất của tuyến đường là đỉnh núi 2.130m ở Tehran.
Trong quá trình hoàn thành tuyến đường sắt này, các đơn vị xây dựng đã đối mặt với hàng loạt khó khăn về địa chất và kỹ thuật. Việc kết nối hai dãy núi khổng lồ ở Tehran là một quá trình phức tạp do địa hình hiểm trở và thời tiết nóng gay gắt. Một số đường hầm bị bỏ dở do phát hiện các mỏ muối và thạch cao khi đang xây dựng...
43 nhà thầu từ nhiều quốc gia đã cùng hợp lực làm đường. Đặc biệt, kinh phí xây dựng (ước tính khoảng 39 triệu USD vào thời điểm hoàn thành, tức hơn 2,7 tỷ USD theo số liệu ngày nay) hoàn toàn của Iran, không có bất kỳ tài trợ nào từ các quốc gia khác. Đường tàu hỏa xuyên Iran là phần đầu của nỗ lực hiện đại hóa thông tin liên lạc và nền kinh tế Iran trong những năm 1930 của nhà lãnh đạo Reza Shah-Pahlavi.
Đường đi của tuyến tàu hỏa này xuyên qua hai dãy núi, vượt qua nhiều sông, hồ, cao nguyên, rừng và đồng bằng, qua bốn khu vực khí hậu khác nhau. Do vậy, suốt cuộc hành trình, du khách có thể ngắm nhìn nhiều cảnh đẹp ngoạn mục.
Một trong những trải nghiệm thú vị nhất là đoạn đi qua cầu Veresk ở vùng núi Alborz. Cây cầu do một nhà thầu người Ý xây dựng vào năm 1934 - 1935, dài 112,40m, cao 110m so với đáy thung lũng. Cùng với việc ngắm nhìn cầu Veresk, du khách sẽ đi qua những đoạn đường vòng và khúc cua có cảnh quan tuyệt đẹp.
Ở đoạn qua Doround và Andimeshk, đường tàu đến gần phố cổ Susa có niên đại 4.200 năm trước Công nguyên. Hai di sản thế giới khác cũng nằm trong khu vực này là hệ thống nước thủy lực cổ đại của Shustar và khu phức hợp Elamite tại Chogha Zanbil, bị bỏ hoang từ năm 640 trước Công nguyên.
Ngày 25/07/2021, tuyến đường sắt này là một trong 33 địa điểm mới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) trao danh hiệu Di sản Thế giới, cùng với các địa điểm nổi tiếng thế giới như Venice (Ý), Machu Picchu (Peru), Vườn quốc gia Yellowstone (Mỹ)...
Về miền di sản ở Ấn Độ Miền Nam Ấn Độ có một di sản văn hóa phong phú và là một trong những nơi đẹp nhất để tham quan trên thế giới. Nơi đây có những ngôi đền ngoạn mục với niên đại hàng thế kỷ. Đền Brihadisvara ở Thanjavur trên 1.000 năm tuổi - Ảnh: The Decor Journal India Vương triều Chola là 1 trong 3 triều đại...