Ho kéo dài sau mắc Covid-19 có nguy hiểm?
Rất nhiều F0 sau khỏi bệnh vẫn bị ho kéo dài. Tình trạng ho này có nguy hiểm, có cần điều trị hay không?
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi ( BV Bạch Mai) cho biết, là một người nghiên cứu nhiều về bệnh đường hô hấp thì theo ông, đây là tín hiệu vui chứ không phải điều gì quá lo lắng.
“Nếu chúng ta theo dõi dịch từ thời điểm ban đầu thì SARS-CoV-2 diễn biến đúng theo quy luật của bệnh dịch. Tức là khi virus mới xuất hiện độc lực rất cao nhưng khi lan rộng ra độc lực sẽ giảm xuống nên những người mắc sau này rất nhẹ và dần tỷ lệ không triệu chứng rất cao và như thế kháng thể tự nhiên của chúng ta sẽ tăng lên một cách đột ngột. Dần dần SARS-CoV-2 sẽ trở thành nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp như thông thường”, TS Dũng nói.
Vì thế, như các virus gây bệnh đường hô hấp thông thường khác, SARS-CoV-2 cũng gây tình trạng ho kéo dài sau đó. Tùy từng thể, như ho khan hay ho có đờm, chỉ cần uống thuốc ho để cải thiện triệu chứng.
“Nếu có bất cứ băn khoăn nào, nên hỏi bác sĩ để lựa chọn loại thuốc ho phù hợp. Ngoài ra, ho sau đó cũng có thể bị cảm cúm do con virus khác, và nếu bị vậy thì chúng ta cứ chữa triệu chứng như thông thường. Tuyệt đối không dùng kháng sinh trong những trường hợp này”, PGS Dũng khuyến cáo.
Trong trường hợp ho đến tức ngực, khó thở lại cần xem xét có nguyên nhân khác hay không, lúc này nên đi khám thầy thuốc.
Video đang HOT
Sốc: Mù mắt, cắt bỏ tuyến vú, sẹo lồi lõm... vì tiêm filler làm đẹp
ThS.BS Vũ Hồng Chiến, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, BV Bạch Mai cảnh báo biến chứng tiêm filler làm đẹp rất nguy hiểm, với nhiều trường hợp mù mắt, sẹo lồi lõm, thậm chí phải cắt bỏ cả tuyến vú.
Hậu họa khi làm đẹp
Mới đây, khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nữ bệnh nhân 24 tuổi, vào viện trong tình trạng vùng má phải sưng nề tấy đỏ kèm theo sốt. Kết quả siêu âm cho thấy có hình ảnh ổ áp xe; da bề mặt ổ áp xe căng bóng sắp vỡ.
Qua khai thác tiền sử, bệnh nhân có tiêm filler (chất làm đầy) vào vùng mặt (má và cằm) cách đây 3 năm tại một cơ sở chăm sóc da.
ThS.BS Vũ Hồng Chiến, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ cho biết, khi khám cho bệnh nhân, bác sĩ nhận thấy đây là tình trạng nhiễm trùng muộn vùng mặt sau tiêm chất làm đầy.
Các bác sĩ đã phải rạch để lấy filler ra khỏi mặt cô gái trẻ.
"Trong trường hợp bệnh nhân này, nếu không được xử trí kịp thời, ổ áp xe có thể lan rộng, viêm tấy lan tỏa phần mềm, hoặc vỡ ra, để lại sẹo xấu, sẹo lõm cho người bệnh. Bên cạnh đó, những nhiễm trùng vùng mặt nếu không được xử lí đúng cách, vi khuẩn có thể theo đường máu vào các tĩnh mạch trong sọ, hoặc gây nhiễm trùng máu", BS Chiến cho biết.
Các bác sĩ đã chủ động trích rạch khối áp xe vùng má để loại bỏ tổ chức mủ dưới da. "Di chứng để lại với bệnh nhân này ít nhất là một vết sẹo lõm vùng má. Điều đáng lo lắng nữa là bệnh nhân từng bị áp xe chỗ tiêm vùng má trái cách đây 2 năm. Do đó, những vùng tiêm khác có thể tiếp tục viêm tấy và tái nhiễm trùng", BS Chiến nói.
Tuy nhiên, bệnh nhân này vẫn may mắn nhiều hơn các ca bệnh khác. BS Chiến đã gặp không ít các ca biến chứng do làm đẹp không an toàn: "Chúng tôi đã từng gặp một cô gái trẻ sau tiêm filler bị mù cả 2 mắt do tắc mạch. Trường hợp này tổn thương diễn biến rất nhanh và không hồi phục. Thực sự đáng tiếc cho một cô gái trẻ vì muốn mình đẹp hơn cuối cùng lại mất đi thị lực vĩnh viễn. Một trường hợp éo le khác mà chúng tôi gặp, đó là một cô gái đã có gia đình muốn có một bộ ngực đẹp hơn nên đã lựa chọn tiêm filler vào ngực. Kết quả do tiêm những chất không rõ nguồn gốc vào ngực dẫn tới nhiễm trùng tái đi tái lại ở vùng ngực, nhiễm trùng máu dẫn đến phải cắt bỏ toàn bộ tuyến vú".
Nhiều nguy cơ biến chứng khi làm đẹp không an toàn
Theo BS Chiến, đa phần các trường hợp gặp biến chứng khi tiêm filler đều do thực hiện ở các cơ sở không phép; người thực hiện không phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề, không được đào tạo về tạo hình - thẩm mỹ hoặc da liễu, không được đào tạo một cách bài bản về filler.
Điều này rất nguy hiểm, vì tiêm filler là một thủ thuật ngoại khoa, cần phải được thực hiện bởi bác sĩ có chứng chỉ hành nghề.
Biến chứng tiêm filler có thể liên quan đến kĩ thuật tiêm hoặc biến chứng do sử dụng các chất làm đầy không được cấp phép.
Trong đó, biến chứng do kĩ thuật tiêm nặng nề nhất có thể gặp phải là tiêm vào mạch máu, filler có thể theo mạch máu gây tắc mạch, tắc mạch não gây nhồi máu não, tắc mạch võng mạc gây mù, tắc mạch máu gây hoại tử... Kĩ thuật tiêm không đảm bảo vô khuẩn dẫn đến nhiễm trùng tại chỗ ở vùng tiêm. Những nhiễm trùng này thường lan tỏa theo các đường chọc kim trong quá trình tiêm.
Để an toàn khi tiêm làm đẹp, TS.BS Phạm Thị Việt Dung, Trưởng Bộ môn Phẫu thuật tạo hình, Trường Đại học Y Hà Nội, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo chị em cần lựa chọn những cơ sở chuyên khoa được cấp phép, các bác sĩ có chứng chỉ hành nghề được phép tiêm filler, lựa chọn những loại filler đảm bảo chất lượng đã được cấp phép (FDA, Bộ Y tế).
"Để được tiêm filler, tuyệt đối không thể là các cơ sở Spa, làm đẹp, chăm sóc da hay các cơ sở cắt tóc gội đầu...mà phải là các phòng khám da liễu hoặc phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, các khoa thẩm mỹ tại các bệnh viện", TS Dung khuyến cáo.
Với những bệnh nhân mới tiêm filler có những biểu hiện của các biến chứng sớm của tắc mạch như mất thị lực, đột quỵ hay yếu nửa người, hoại tử, nhiễm trùng vùng tiêm, thường liên quan đến kỹ thuật tiêm cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lí cấp cứu kịp thời.
Nhiều trường hợp biểu hiện các biến chứng muộn như nhiễm trùng, viêm loét, vón cục...liên quan đến kỹ thuật tiêm hoặc chất liệu làm đầy không đảm bảo, không được cấp phép, lan tỏa trong mô mềm vùng tiêm. Việc điều trị các biến chứng muộn này thường mất nhiều thời gian và để lại nhiều di chứng cả về mặt chức năng và thẩm mỹ, cũng cần tới bệnh viện để chữa trị.
Với những bệnh nhân đã tiêm các loại chất làm đầy không rõ nguồn gốc nhưng may mắn chưa xuất hiện các biến chứng thì cũng nên thăm khám định kỳ bởi các bác sĩ chuyên khoa tạo hình, thẩm mỹ hoặc bác sĩ da liễu để được theo dõi, đánh giá nguy cơ.
Hàng loạt nguy cơ ung thư khi uống bia rượu quá nhiều Các chuyên gia cảnh báo, bia rượu không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư gan mà còn làm tăng nguy cơ mắc một loạt các loại ung thư khác. TS.BS Vũ Trường Khanh, Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật, BV Bạch Mai cho biết, theo các số liệu của Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ, người uống rượu có nguy...