Ho kéo dài dùng thuốc như thế nào?
Ho kéo dài gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ho kéo dài.
Do đó, người bệnh nên đi khám để được điều trị đúng cách và hiệu quả.
1. Khi nào được gọi là ho kéo dài?
Ho kéo dài là tình trạng ho trên 3 tuần không dứt. Ho là phản xạ bảo vệ cơ thể, xảy ra đột ngột và lặp đi lặp lại nhằm làm sạch đường thở khỏi bị ứ đọng các dịch tiết, các chất kích thích, vật lạ…
Ho được phân loại chủ yếu thành 2 loại:
- Ho cấp tính: Ho
- Ho mạn tính: Ho> 8 tuần.
Có nhiều nguyên nhân gây ho kéo dài, thường do các bệnh đường hô hấp trên, hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản… gây ra. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng gây ho kéo dài như viêm phế quản mãn, giãn phế quản, lao, ung thư phổi, do thuốc trị bệnh…
Mỗi nguyên nhân gây ho kéo dài lại có một cách điều trị khác nhau. Vì vậy người bệnh cần khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp để xác định đúng bệnh và điều trị phù hợp.
Ho kéo dài là tình trạng ho trên 3 tuần không dứt.
2. Các thuốc điều trị ho kéo dài
Điều trị ho gồm điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng. Nếu ho nhẹ thì không nên can thiệp vì ho giúp tống chất nhầy và tác nhân gây bệnh khỏi họng và phổi. Nếu ho gây khó ngủ, khó giao tiếp mới cần dùng thuốc.
Thuốc trị ho kéo dài có chút khác biệt với loại thuốc trị ho cấp tính. Các thuốc loại này ưu tiên thời gian tác dụng kéo dài, đồng thời hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.
2.1. Thuốc kháng histamin
Loại thuốc này phù hợp với trường hợp người bệnh liên tục ho do viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng. Chlopheniramin là thuốc được dùng trong trường hợp này, thích hợp để trị ho ban đêm.
Tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn tâm thần – vận động, khô miệng, đờm đặc, nhìn mờ, bí tiểu tiện, táo bón, tăng trào ngược dạ dày.
Tùy theo nguyên nhân gây ho mà có phác đồ điều trị cụ thể.
2.2. Thuốc ức chế tiết dịch vị dạ dày
Video đang HOT
nếu trào ngược dạ dày – thực quản gây ho
Với trường hợp ho do trào ngược dạ dày – thực quản, người bệnh cần dùng một số thuốc ức chế bơm proton. Thuốc ức chế proton (PPI) được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị các triệu chứng do tăng tiết dịch. Hiện nay, các loại dùng phổ biến như: Omeprazol, pantoprazol…
Thuốc được uống nguyên viên, không được bẻ, nhai hoặc làm vỡ viên thuốc. Nên uống thuốc trước ăn khoảng 30 – 60 phút. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống, nằm ngủ nên kê cao gối, tránh ăn trước khi ngủ khoảng 3 giờ.
Tác dụng phụ thường gặp của thuốc như mệt, chóng mặt, đau đầu, ban da, mày đay. Ngoài ra, một số tác dụng phụ ít gặp có thể có như suy nhược, choáng váng, mất ngủ, ngứa da, tăng men gan.
2.3. Thuốc kháng sinh nếu ho do nhiễm khuẩn
- Penicillin, cephalexin… là loại thuốc kháng sinh dùng trị nguyên nhân gây ho do nhiễm vi khuẩn. Khi nguyên nhân được điều trị thì ho cũng sẽ hết.
Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng kháng sinh như: Tiêu chảy, nổi mề đay, buồn nôn…
2.4. Thuốc giảm ho trung ương
Có thể dùng các thuốc giảm ho nếu ho gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Một số thuốc được dùng là dextromethorphan, codein…
- Dextromethorphan chỉ định tốt trong trường hợp ho khan, mạn tính và không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi, đang điều trị bằng thuốc ức chế monoaminoxydase (MAO). Đối với người có nguy cơ hoặc đang suy giảm hô hấp, tiền sử bị hen, dị ứng khi dùng cần hết sức thận trọng. Nếu dùng quá liều có thể gây rối loạn hành vi, bao gồm ức chế hô hấp.
- Codein có tác dụng giảm ho do ức chế trực tiếp trung tâm ho, nhưng làm khô và tăng độ quánh của dịch tiết phế quản. Dùng codein trong trường hợp ho khan gây khó chịu, mất ngủ và trong các chứng đau nhẹ và vừa.
Tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau đầu, chóng mặt, khát; buồn nôn, nôn, táo bón; bí tiểu, tiểu ít; mạch nhanh, mạch chậm, hồi hộp, yếu mệt, hạ huyết áp thế đứng. Không dùng thuốc cho người mẫn cảm với thuốc, trẻ em dưới 1 tuổi, bệnh gan, suy hô hấp, phụ nữ có thai.
Mỗi nguyên nhân gây ho kéo dài lại có một cách điều trị khác nhau. Vì vậy người bệnh cần khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp để xác định đúng bệnh và điều trị phù hợp.
2.5. Thuốc tiêu đờm
Đây là nhóm thuốc làm giảm độ quánh đờm nhưng không tăng thể tích đờm và giúp người bệnh có thể khạc đờm dễ hơn. Acetylcystein là thuốc điển hình của nhóm này. Thuốc có tác dụng tiêu chất nhầy và tạo thuận lợi để tống đờm ra ngoài bằng ho.
Tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, nôn, phản ứng quá mẫn (truyền tĩnh mạch), đỏ bừng, phù, tim đập nhanh. Không được dùng đồng thời các thuốc ho khác hoặc bất cứ thuốc nào làm giảm bài tiết phế quản trong thời gian điều trị bằng acetylcystein.
2.6. Nước muối sinh lý
Việc dùng nước muối sinh lý 0,9% để làm sạch mũi sẽ giúp cho bệnh nhân giảm các triệu chứng ho dai dẳng.
2.7. Khí dung
Với những người gặp khó khăn trong việc chống lại ho do viêm phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp có thể sử dụng khí dung. Khí dung là phương pháp sử dụng máy khuếch tán thuốc theo dạng sương mù, tác động vào hệ thống niêm mạc đường hô hấp trên hoặc dưới.
Liệu pháp này được ưu tiên sử dụng cho những trường hợp khó thở cấp tính cần phải khơi thông đường thở ngay. Khi khí dung, thuốc dưới dạng sương do máy tạo ra sẽ được đẩy bám dính vào lớp lông chuyển trên niêm mạc đường hô hấp. Nhờ đó, thuốc sẽ tác động trực tiếp lên những vị trí bị viêm nhiễm.
Một số người bệnh nghĩ rằng sử dụng phương pháp khí dung càng nhiều thì càng mau chóng khỏi bệnh. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn tới khí dung quá nhiều và phụ thuộc thuốc, gây tổn hại lâu dài cho phổi. Vì phần lớn thuốc khí dung là corticoid, sử dụng quá liều có thể gây tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.
3. Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị ho kéo dài
Cần lưu ý rằng việc sử dụng thuốc điều trị ho kéo dài phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý sử dụng. Việc tự ý dùng thuốc có thể không mang lại hiệu quả điều trị mà có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện:
- Nên uống nhiều nước mỗi ngày (8 đến 10 ly).
- Tránh ở môi trường khô và lạnh (nhất là điều hòa).
- Tránh các yếu tố gây kích thích như hút thuốc, khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, ăn uống đồ quá nóng gây kích thích vòm họng, giữ ấm cổ, ngực.
- Về đêm trời lạnh cần giữ ấm cổ, ngực.
- Ăn hoa quả, uống nước cam… để nâng cao sức đề kháng.
- Cần vệ sinh răng, họng, miệng hằng ngày và súc miệng bằng nước muối ấm.
Ho do trào ngược dạ dày thực quản dùng thuốc gì?
Mặc dù ho không phải là dấu hiệu điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nhưng có đến 25% trường hợp bị ho mạn tính do bệnh lý này.
Việc điều trị cần phải phối hợp dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn...
1. Vì sao trào ngược dạ dày thực quản lại gây ho?
Ho do trào ngược dạ dày thực quản có thể do 2 cơ chế:
- Phản xạ ho của cơ thể nhằm bảo vệ đường thở khi có sự gia tăng acid từ dạ dày đi lên thực quản.
- Khi dịch trào ngược di chuyển lên trên và ra khỏi thực quản, những giọt nhỏ acid dạ dày rơi vào cổ họng và gây kích thích ho.
Ngoài ho, khi acid từ dạ dày trào ngược lên còn tiếp xúc với dây thanh âm và cổ họng, cảm giác có gì đó bị mắc kẹt trong cổ họng, thậm chí còn gây viêm nhiễm, dẫn đến các triệu chứng như khàn tiếng, viêm họng, viêm amidal kéo dài...
Như vậy tình trạng ho do trào ngược dạ dày thực quản là khi acid dạ dày, thức ăn, men tiêu hoá... trào ngược lên thực quản. Ho là phản ứng của cơ thể để bảo vệ các cơ quan khác tránh bị tổn thương.
Triệu chứng ho do trào ngược dạ dày thực quản gây khó chịu cho bệnh nhân.
2. Điều trị ho do trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc nào?
Ho chỉ là một phản ứng nhằm bảo vệ cơ thể, do đó để điều trị dứt điểm ho thì cần phải điều trị nguyên nhân gây ho.
Một số loại thuốc điều trị:
- T huốc ức chế bơm proton (PPI): Các thuốc PPI bao gồm omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazol, esomeprazol... có tác dụng ức chế tiết acid mạnh, nên các triệu chứng lâm sàng có thể hết ngay từ những ngày đầu dùng thuốc.
Để tối ưu hóa điều trị ức chế bài tiết acid, có thể lựa chọn kết hợp với các thuốc khác như: alginate, kháng histamin, thuốc điều hòa vận động, thuốc điều hòa thần kinh...
Việc điều trị với thuốc ức chế bơm proton đạt thành công nhất, trong đó có khoảng nửa số bệnh nhân có thể duy trì sự thành công chỉ cần điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton cách ngày hoặc dùng một loại kháng thụ thể H2.
Việc dùng PPI cần phải tuân thủ tốt về điều trị mới đạt hiệu quả cao, bao gồm thời gian uống thuốc và cách uống thuốc để đạt tối ưu hóa việc ức chế acid. Theo đó, PPI nên dùng trước bữa ăn sáng từ 30-60 phút để ức chế tối đa bơm proton.
- T huốc trung hoà acid: Bao gồm antacid, alginate-antacid, thường được dùng phối hợp với PPI làm giảm nhanh triệu chứng trào ngược. Thuốc cũng có thể dùng đơn độc với trường hợp trào ngược dạ dày thực quản nhẹ.
- T huốc kháng thụ thể H2 : Cimetidin, ranitidin, nizatidin, famotidin... Tùy trường hợp có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với PPI và thuốc trung hòa acid. Thuốc nên dùng trước khi ngủ nếu có trào ngược về đêm.
- Nhóm thuốc điều hoà vận động : Điển hình là các thuốc uống như metoclopropramide, domperidone. Trong đó metoclopramid làm gia tăng vận động, thúc đẩy mở môn vị, dẫn đến làm vơi dạ dày từ đó làm giảm trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ và tăng trương lực ngoại tháp.
Domperidon có tác dụng làm tăng áp lực cơ vòng đoạn dưới thực quản do đó làm vơi dạ dày dẫn đến làm giảm trào ngược. Thuốc chống chỉ định với chảy máu dạ dày ruột, tắc ruột, nguy cơ thủng ở ống tiêu hoá.
Thuốc điều hòa vận động chỉ nên dùng ở một số trường hợp bệnh nhân đặc biệt, không khuyến cáo dùng rộng rãi do có thể gây tác dụng phụ trên tim mạch.
3. Người bệnh bị ho do trào ngược dạ dày cần phải làm gì?
- Ngoài việc dùng thuốc người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp giảm ho do trào ngược dạ dày.
- Hạn chế ăn các đồ chế biến sẵn, đồ ăn cay, chua, nóng, nhiều dầu mỡ. Ngừng việc sử dụng các loại đồ uống như rượu bia, đồ uống có gas, trà đặc, cà phê, socola, thuốc lá, vì sẽ gây kích thích tiết nhiều acid tại dạ dày...
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho tiêu hoá như rau, trái cây, ngũ cốc, đồ ăn luộc, hấp... Cần chia nhỏ bữa ăn, có thể chia thành 4-5 bữa/ngày. Nên ăn chậm, nhai kỹ để tránh áp lực lên dạ dày cũng như giảm áp lực lên thực quản. Nên ăn thức ăn đặc, khô. Sau khi ăn không nên nằm ngay mà cần ngồi ở tư thế cúi ra phía trước
- Luôn nằm ngủ ở tư thế đầu dốc cao.
- Có biện pháp sắp xếp thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng quá độ trong thời gian dài.
- Duy trì tập thể dục vừa sức ít nhất 30 phút mỗi ngày nhưng không nên vận động quá mạnh.
- Không được dùng một số thuốc làm giảm trương lực cơ vòng dưới thực quản như: Estrogen, progesteron, anticholinergic, barbituric, thuốc ức chế calci, diazepam, theophylin... Chỉ phẫu thuật khi điều trị nội khoa không khỏi và khi có biến chứng nặng nề
- Không tự ý mua thuốc điều trị ho về dùng. Tất cả các loại thuốc đều cần phải dùng theo chỉ định của bác sĩ, bởi mỗi người bệnh có tình trạng bệnh lý cụ thể khác nhau. Nếu tự ý uống thuốc điều trị triệu chứng hoặc uống thuốc theo đơn của người khác thì có thể gây hại và gặp các biến chứng nguy hiểm.
Cách ngừa viêm họng, nghẹt mũi trong mùa lạnh Thời tiết lạnh khiến cho tình trạng viêm đường hô hấp tăng cao, trong đó hay gặp là viêm họng, nghẹt mũi. Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh là do sự biến đổi của khí hậu và ô nhiễm môi trường. Làm thế nào để phòng bệnh? Đau họng, nghẹt mũi có đáng lo? Tình trạng đau rát họng là triệu chứng đau...