Hồ Kẻ Gỗ – điểm du lịch xanh hấp dẫn
Từ trung tâm thành phố Hà Tĩnh, đi khoảng 20 km về phía Tây Nam, du khách sẽ tới khám phá hồ Kẻ Gỗ, một điểm du lịch xanh với nhiều nét hấp dẫn, độc đáo, nằm trên địa phận huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.
Ấn tượng đầu tiên khi đến nơi đây là hình ảnh những “đồi núi lô nhô” như nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý đã miêu tả trong bài ca đã đi cùng năm tháng “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ”, nay đã biến thành những hòn đảo lớn, nhỏ, cây xanh phủ kín. Nước cạn để lộ những triền đồi cát sỏi trông như những bãi biển nho nhỏ. Điểm nhấn của hồ đối với du khách là cây cầu hình vòng cung mềm mại nối liền với đảo nhỏ có ngôi đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Đền thờ được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống, khánh thành vào ngày 18/1/2014. Đến đây vào những ngày hè du khách mới thấy hết giá trị của không gian xanh, không gian yên tĩnh, không khí trong lành, gió từ hồ thổi lên mát rượi. Từ trên cao, du khách ngắm nhìn trời mây trong xanh biếc trong nắng hè, mặt nước phẳng lặng, các loại cây xanh trên đảo đan xen, khung cảnh thật hữu tình, nên thơ.
Khung cảnh nên thơ hồ Kẻ Gỗ |
Hồ đẹp khi mùa mưa đầy nước, nhưng cũng đẹp vào mùa nắng hạn. Bên kia con đập, một kênh nhân tạo vẫn đầy ắp dòng nước trong xanh từ hệ thống bơm trong hồ, chảy dài tít tắp qua những đồng lúa, rừng keo mướt mát. Từ trên các đảo nhỏ, du khách phóng tầm mắt xa xa là những dãy núi, ngọn đồi tạo thành những bờ đê tự nhiên cho hồ với những triền đồi thoai thoải phủ kín cây xanh. Đó đây, những “hòn đảo” nhỏ như những chòm cây xanh giữa hồ mà mùa khô còn nhìn thấy rõ các mớn vốn in trên các vách đá. Trong ngày nắng đẹp, mặt hồ phẳng lặng, trong veo như gương soi khổng lồ in rõ từng chùm mây dưới mặt hồ. Đi trên con đập chính, nghe gió lộng thổi từ khu rừng xanh mát mà tưởng như “nghe trong gió bao nhiêu là chuyện lạ” từ thuở “chân lội qua khe” để “đắp đập xây hồ”, “đào núi ngăn sông” hay sự thay đổi diệu kỳ của mảnh đất này. Vào ngày cuối tuần, trên mặt hồ có vài chiếc thuyền chở khách du lịch với những chiếc áo phao màu cam nổi bật trong màu xanh ngắt của hồ, thuyền chầm chậm trôi, để du khách được tận hưởng cảm giác thư thái giữa khung cảnh nên thơ của hồ.
Video đang HOT
Được biết, hồ Kẻ Gỗ được khởi công ngày 26/3/1976, khánh thành ngày 26/3/1980 với sự đóng góp của trên 60 nghìn người, đặc biệt là những chàng trai, cô gái từ các địa phương của Hà Tĩnh đã đổ mồ hôi, công sức “đắp hồ xây đập” chặn dòng nước ngọt của sông Rào Cái. Hồ vừa là nguồn nước quý giá cho sản xuất và đời sống của hàng trăm nghìn dân, vừa trị thủy, hạn chế lũ vào mùa mưa. Hồ Kẻ Gỗ trải dài 30km trên địa bàn các huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Hương Khê. Với trữ lượng hơn 300 triệu m 3 nước, hồ cung cấp nước tưới cho gần 17.000 ha lúa và hoa màu của các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, thành phố Hà Tĩnh và phía bắc huyện Kỳ Anh. Đặc biệt, gắn với hồ là Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ có diện tích tự nhiên 35.159 ha với hệ thực vật và động vật rất phong phú, đa dạng.
Hồ Kẻ Gỗ đang là điểm đến thiên nhiên hấp dẫn, thu hút du khách |
Hồ Kẻ Gỗ bây giờ nằm một phần trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, nơi có núi, có sông, có hồ, có những loài động thực vật đặc hữu. Không chỉ có giá trị du lịch sinh thái mà còn có ý nghĩa bảo tồn các giá trị thiên nhiên đặc sắc… Hằng năm, người dân và chính quyền địa phương đều thả hàng ngàn kg cá giống xuống hồ Kẻ Gỗ để tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ngày 30/11/2012, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã quy hoạch Khu Du lịch sinh thái hồ Kẻ Gỗ với diện tích 4.816 ha, trong đó diện tích mặt nước là 2.030 ha, diện tích đồi núi ven hồ cư dân hiện trạng là 2786 ha.
Hồ Kẻ Gỗ đã đi vào thơ ca, nhạc họa, là một biểu tượng của quê hương Hà Tĩnh và đến hôm nay đang được bảo tồn, tôn tạo không gian xanh, cảnh quan , môi trường, phát huy sự đa dạng sinh học . Hồ Kẻ Gỗ đang được đầu tư, khai thác các giá trị, là điểm đến hấp dẫn đối du khách gần xa, tận hưởng không khí trong lành nhất là trong những ngày hè oi ả và cùng khám phá, trải nghiệm nét đẹp của hồ Kẻ gỗ trong không gian xanh.
Hấp dẫn những điểm đến xanh tại Thanh Hóa
Mùa hè ở Thanh Hóa, bên cạnh những bãi biển đẹp còn có những điểm du lịch xanh, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị, thích hợp để giải tỏa nắng nóng.
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ từ 27/4 - 1/5 vừa qua, Thanh Hóa dẫn đầu cả nước về số lượt khách du lịch với 1,52 triệu lượt khách, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2023; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 3.805 tỷ đồng, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm 2023. Bên cạnh những bãi biển nổi tiếng - nơi ghi nhận số lượng lớn khách du lịch như Sầm Sơn, Hải Hòa (thị xã Nghi Sơn), Hải Tiến (Hoằng Hóa)... thì những điểm đến xanh tại các khu sinh thái, điểm du lịch cộng đồng cũng không hề thua kém. Cụ thể, Khu du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Bá Thước) đón 62,5 nghìn lượt khách, Khu du lịch cộng đồng Bản Mạ (Thường Xuân) 3,7 nghìn lượt khách, Vườn Quốc gia Bến En (Như Thanh) 3,4 nghìn lượt khách... Trong số 1,52 triệu lượt khách đến Thanh Hóa, có khoảng hơn 900 nghìn lượt khách lưu trú, tập trung tại các khu du lịch biển, TP Thanh Hóa và Khu du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Bá Thước).
Một trong những lý do quan trọng để những điểm đến xanh ở Thanh Hóa luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách, nhất là khách quốc tế là bởi Thanh Hóa sở hữu nhiều điểm đến xanh đặc sắc về cảnh quan thiên nhiên, an toàn, đa dạng loại hình du lịch và hình thức trải nghiệm với mức giá phù hợp. Trong đó, luôn có sản phẩm du lịch mới, đưa vào khai thác, vận hành trong những năm gần đây như tour du lịch Nghi Sơn - đảo Mê, các trò chơi cảm giác mạnh (thị xã Nghi Sơn); đi thuyền trên sông Chu tại bản Mạ, tour du lịch Hải Tiến - đảo Nẹ, dù lượn (Hoằng Hóa)... được đông đảo du khách yêu thích.
Khác với các xã vùng cao khác, Pù luông có 2 mùa lúa. Mùa xuân từ khoảng tháng 2 - 3, mùa hè từ khoảng tháng 6 - 7 là mùa nước đổ và đến khoảng tháng 5 - 6, 9 - 10 thì lúa chín. Mùa nước đổ và mùa lúa chín dường như đã trở thành vẻ đẹp "thương hiệu" của Pù Luông. Tới đây, du khách được ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang bao la, bát ngát với những rãnh nước đổ lóng lánh hay mùa vàng ươm của những ruộng lúa chín. Pù Luông những ngày xuân, du khách được hòa mình vào mùa của lễ hội, tình yêu với tiếng khặp nồng nàn của trai gái vang lên khắp nơi. Trên các con đường, bên những mái nhà các loài hoa đua nhau bung nở, khoe sắc, vẽ nên bức tranh xuân đậm màu sắc. Còn mùa hè, trốn nắng không đâu mát bằng Pù Luông không chỉ bởi khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm mà du khách được đắm mình vào dòng nước mát trong của thác Hiêu, thác Muốn, hồ Duồng Cốc... Mùa thu, tháng 8 là mùa săn mây, chinh phục và khám phá vẻ đẹp của những ngọn núi cao... Mùa nào Pù Luông cũng đẹp và luôn đầy ắp các hoạt động trải nghiệm, khám phá. Bởi vậy, vào những dịp nghỉ lễ dài ngày các homestay, khách sạn ở Pù Luông luôn kín lịch từ trước.
Theo quan sát thì các chủ homestay tại Pù Luông luôn năng động, sáng tạo, linh hoạt trong việc phát triển nhiều loại hình du lịch mới phù hợp như nghỉ dưỡng kết hợp chữa lành, nghỉ dưỡng kết hợp khám phá mạo hiểm, nghỉ dưỡng kết hợp khám phá văn hóa dân tộc... Bên cạnh đó là hệ thống cơ sở vật chất thường xuyên được bảo dưỡng, nâng cấp. Liên kết với tour, chuyến trong và ngoài tỉnh nhằm gia tăng trải nghiệm. Tất cả những điều đó đã đáp ứng được nhu cầu của du khách, nhất là khách quốc tế.
Một điểm đến xanh trong danh sách yêu thích của du khách là thác Mây (xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành). Những năm gần đây, thác Mây là điểm du lịch yêu thích của du khách nội tỉnh, nhất là vào những tháng hè nóng nực. Hiện hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại đây đang dần được hoàn thiện, số hộ tham gia làm du lịch cộng đồng, xây dựng homestay, cung cấp dịch vụ ăn uống, ngủ nghỉ... cũng ngày một nhiều. Xung quanh khu vực thác Mây, đồng bào dân tộc Mường sinh sống đã nhiều đời. Chính vì thế, bà con nơi đây còn lưu giữ nhiều ngôi nhà sàn truyền thống, có một số ngôi nhà tuổi đời lên đến hơn 200 năm. Bên cạnh đó, những nét văn hóa bản địa như: đánh cồng chiêng, hát giao duyên, hát sắc bùa, đánh mảng, đánh đu, tung còn... vẫn thường xuyên phục vụ nhu cầu thưởng thức của khách du lịch.
Đến thác Mây, du khách không những đắm mình trong dòng nước thác mát lành, mà còn được thưởng thức các món ngon truyền thống đặc sắc như: xôi nếp nương, gà đồi, thịt trâu lá lồm, cá thính sông Ngang, thịt lợn Mường, canh lá đắng, ốc đá, măng đắng..., mua những đồ kỷ niệm mang đặc trưng của dân tộc Mường như: khăn, túi bằng thổ cẩm, ớt chua, đũa bương, ốc đá...
Ngoài ra, còn nhiều điểm đến xanh nổi tiếng khác ở Thanh Hóa như bản Mạ, Vườn Quốc gia Bến En, Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, thác Ma Hao... Tại những nơi đây đều đã có thêm nhiều dịch vụ du lịch mới như bản Mạ có đi thuyền trên sông Chu. Đi thuyền trên sông Chu, du khách được ngắm nhìn cảnh đẹp hai bên dòng sông, tham gia hoạt động câu cá nếu có nhu cầu. Sau khoảng thời gian đi thuyền, du khách thưởng thức ẩm thực đặc trưng của người dân tộc Thái ngay trên thuyền hoặc vào các homestay. Chị Lê Thị Thủy, chủ phương tiện, cho biết: "Hoạt động này giúp cho du khách có thêm nhiều trải nghiệm thú vị khi đến với bản Mạ, đồng thời giúp du khách có thêm thời gian nghỉ dưỡng, thư giãn bên gia đình và người thân".
'Bỏ túi' những điểm du lịch hấp dẫn khi đến Huế Cố đô Huế không chỉ là nơi còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của dân tộc, mà còn là vùng đất có đồi núi, đồng bằng, sông nước và biển tạo nên nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Đại Nội Huế - Ảnh: VGP/Lê Hoàng Đến với Huế, du khách sẽ có cơ hội...