Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) Hà Nội
Hồ Hoàn Kiếm là một trong những thắng cảnh của Thủ Đô Hà Nội, đây là một di tích có lịch sử ngàn năm văn hiến.
Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi với cái tên là Hồ Gươm, được du khách nước ngoài gọi là “ Lẵng hoa giữa lòng thành phố”. Đây không chỉ là nơi hóng gió, dạo mát với xung quanh là nhiều loài hoa, cây cảnh, có tháp, có rùa,…mà nơi đây còn gắn liền với những hoạt động đời sống của người dân Thủ Đô…
Giới thiệu về hồ Hoàn Kiếm/Hồ Gươm
Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thủ đô, có diện tích khoảng 12 hecta, được bao quanh bởi 3 con phố Hàng Khay – Lê Thái Tổ – Đinh Tiên Hoàng. Trước đây hồ còn có một số tên gọi khác như hồ Lục Thủy (hồ nước xanh) hay hồ Thủy Quân (bởi hồ từng là nơi để huấn luyện thủy binh chiến đấu). Đến thế kỉ thứ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm (trả gươm), gắn liền với sự tích trả gươm báu cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.
Hồ Hoàn Kiếm có hai đảo nổi: Đảo Ngọc nằm ở phía bắc hồ, có cầu Thê Húc uốn cong bắc ngang nối ra đảo. Giữa hồ là đảo Rùa nhỏ hơn, bên trên là ngọn tháp Rùa cổ kính trăm tuổi trầm mặc giữa bốn bề long lanh sóng nước.
Hồ Hoàn Kiếm là nơi tụ hội, điểm hẹn lý tưởng bốn mùa: Rực rỡ trong sắc đào và các lễ hội truyền thống vào mùa xuân; lồng lộng những cơn gió xua tan đi cái nóng oi bức của mùa hè; say đắm với những cành liễu rủ trong màn sương huyền ảo của mùa thu; lộng lẫy trong cơn mưa lá vàng và những giọt mưa phùn lất phất bay của mùa đông.
Vào 3 ngày cuối tuần các đường phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm sẽ trở thành phố đi bộ với nhiều hoạt động hấp dẫn như âm nhạc đường phố, các trò chơi dân gian…. thu hút rất đông du khách.
Phương tiện di chuyển đến hồ Hoàn Kiếm/Hồ Gươm
Để di chuyển đến hồ Hoàn Kiếm có rất nhiều cách, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc các phương tiện công cộng.
Xe bus công cộng
Có rất nhiều tuyến xe bus đi qua hồ Hoàn Kiếm, đây cũng là loại phương tiện phù hợp và tiết kiệm với những bạn ở xa khu vực trung tâm phố cổ.
Điểm dừng bãi đỗ xe bờ hồ: có xe 09, 14
Điểm dừng Bưu điện thành phố Hà Nội: có xe 08, 09, 31, 36
Điểm dừng ngã 3 Lê Thái Tổ, Hàng Trống: có xe 09, 31, 36
Điểm dừng số 15 Đinh Tiên Hoàng: có xe 36
Điểm dừng ngân hàng nhà nước Việt Nam: có xe 04, 11, 18, 23, 34, 40
Video đang HOT
Điểm dừng cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội: có xe 04, 08, 11, 18, 23, 40
Taxi – Grab – Bee – Go Viet
Bạn có thể chọn taxi Mai Linh, Taxi group, hoặc nếu muốn rẻ hơn thì bạn có thể đi các hãng xe Thanh Nga, G7… hoặc thuê xe grab, bee hay go việt để di chuyển và dạo quanh khu vực Hồ Hoàn kiếm, Hà Nội
Phương tiện tham quan quanh Hồ Hoàn Kiếm/Hồ Gươm
Để trải nghiệm chuyến du lịch quanh khu hồ Hoàn Kiếm một cách trọn vẹn nhất, các bạn có thể sử dụng một số loại phương tiện sau:
Xe máy: Là phương tiện nhỏ gọn, rất thích hợp cho những bạn du lịch cá nhân hay theo nhóm muốn tự mình khám phá khu vực hồ Hoàn Kiếm. Có rất nhiều địa điểm cho thuê xe máy ở Hà Nội để bạn lựa chọn.Xích lô: Dạo phố bằng xích lô là một gợi ý tuyệt vời giúp du khách có thể thư thái ngắm nhìn cảnh quan xung quanh. Tuy nhiên để tránh tình trạng bị chặt chém, các bạn nên lựa chọn những hãng có tên tuổi, uy tín cũng như thương lượng trước với tài xế về giá cả. Xích lô là loại phương tiện rất được lòng du khách (ảnh sưu tầm).Xe điện: Đây là loại phương tiện mới song được rất nhiều người ưa thích lựa chọn. Xe chạy qua nhiều tuyến phố cổ cũng như danh lam, di tích ở quanh khu vực hồ Gươm và phố cổ. Thời gian hoạt động của xe điện ban ngày từ 8h30 đến 16h30, còn buổi tối bắt đầu từ 19h đến 23h. Mỗi ô tô điện có thể chở được 8 người, chạy trong thời gian trung bình từ 35-60 phút/chuyến.
Các địa điểm tham quan ở Hồ Hoàn Kiếm/Hồ Gươm
Sau đây là những địa điểm nổi bật quanh hồ mà bạn nên ghé qua:
Đền Ngọc Sơn và Cầu Thê Húc
Đảo Ngọc có cầu Thê Húc dẫn lối đến đền Ngọc Sơn. Đảo Rùa nằm vị trí trung tâm hồ có xây tháp Rùa. Nằm trên đảo Ngọc, đền Ngọc Sơn không chỉ là di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội mà còn là nơi thờ thần Văn Xương, ngôi sao chủ về văn chương khoa cử và Đức thánh Trần Hưng Đạo. Xung quanh đền là quần thể di tích kiến trúc mang nhiều giá trị lịch sử và ý nghĩa nhân văn gồm cầu Thê Húc, tháp Bút, đài Nghiên, đình Trấn Ba. Sự kết hợp giữa quần thể đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo nên một tổng thể kiến trúc cổ kính hài hòa, đăng đối giữa con người và thiên nhiên.
Nhà hát lớn Hà Nội:
Nằm trên quảng trường Cách Mạng Tháng 8, được người Pháp thiết kế và xây dựng từ năm 1901 theo mẫu nhà hát Opera Ganier ở Paris. Đây cũng là một địa điểm quen thuộc và đặc trưng mà bạn không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội.
Nhà hát múa rối nước Thăng Long:
Là một trong những địa điểm biểu diễn nghệ thuật múa rối nước nổi tiếng nhất ở Việt Nam, thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước. Nhà hát mở cửa tất cả các ngày trong tuần, giá vé dao động từ 60.000-100.000đ/vé.
Đền Bà Kiệu
Hay còn gọi là Thiên Tiên điện, nằm ở số nhà 59 Đinh Tiên Hoàng. Đây là một trong những ngôi đền mẫu được dựng sớm nhất ở nước ta. Trong đền thờ 3 vị nữ thần: Liễu Hạnh công chúa, Quỳnh Hoa và Quế Nương.
Tràng Tiền Plaza
Nằm ở góc ngã tư Tràng Tiền – Hàng Bài, đây là trung tâm mua sắm cao cấp và sang trọng bậc nhất ở Hà Nội. Đây cũng là một trong những địa điểm chụp ảnh cưới được rất nhiều bạn trẻ yêu thích.
Phố Đinh Lễ
Được mệnh danh là “thiên đường” sách ở Hà Nội, dãy phố bán đa dạng các chủng loại sách từ sách chuyên ngành, lịch sử, văn học, triết học, kinh tế… Giá sách ở đây thường rất rẻ cũng như chất lượng sách cũng khá tốt.
Tượng đài Lý Thái Tổ
Tượng đài Lý Thái Tổ được đặt tại vườn hoa Chí Linh trên đường Đinh Tiên Hoàng. Đây là công trình kiến trúc văn hóa tiêu biểu ở hồ Hoàn Kiếm nhằm tôn vinh vị vua đã có công khai sáng kinh thành Thăng Long.
Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh
Tượng đài được khởi công xây dựng từ năm 2004 với hình ảnh người chiến sĩ vệ quốc quân và cô gái Hà Thành trong trang phục truyền thống ở tư thế chiến đấu – thể hiện tinh thần dũng cảm, bất khuất của quân và dân thủ đô trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.
Khu di tích tượng đài Lê Thái Tổ
Khu di tích tượng đài vua Lê Thái Tổ nằm ở số 18 Lê Thái Tổ, được xây dựng vào cuối thế kỉ 19 trên khu vực đền thờ cũ. Tượng cao 12m được đúc bằng đồng, đặt trên một trụ đá cao nhìn ra phía hồ. Ở phía trước tượng là nhà phương đình xây gạch với hai tầng mái.
Tháp Hòa Phong
Nằm bên bờ hồ, tháp Hòa Phong là di tích cổ còn sót lại của chùa Báo Ân sau khi đã bị người Pháp phá hủy để lấy đất xây bưu điện.
Bay trên những hồ tự nhiên đẹp nhất Hà Nội
Hà Nội có rất nhiều hồ nước tự nhiên nằm rải rác khắp nội đô. Đây là một trong những nét đẹp đặc trưng đồng thời giúp không khí Thủ đô trong lành, dịu mát.
Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm. Đây là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội có diện tích khoảng 12 ha.
Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như: Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ. Đây là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, nằm ở quận Tây Hồ. Hồ có diện tích hơn 500 ha với chu vi là khoảng 14,8 km.
Hồ Bảy Mẫu nằm ở trung tâm, tuy tiếp giáp tới tận 4 mặt phố nhưng công viên lại rất yên tĩnh, thoáng mát, luôn là lựa chọn lý tưởng để thư giãn, vui chơi, sinh hoạt nhóm, hay học tập.
Hồ Ba Mẫu là một hồ nằm cạnh đường Lê Duẩn.Hồ này nằm đối diện với Hồ Bảy Mẫu trong công viên Thống Nhất. Người dân Thủ đô vẫn hay đi dạo, tập thể dục quanh hồ vì không khí tại đây vừa thoáng mát lại xanh tươi.
Hồ Ngọc Khánh là một trong những điểm vui chơi công cộng của Hà Nội. Hàng ngày hồ Ngọc Khánh thu hút khá đông người dân đến để ngắm cảnh, nghỉ ngơi.
Hồ Linh Đàm là hồ lớn nhất ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Giữa hồ Linh Đàm có một hòn đảo nhỏ với hệ thống cây xanh bao quanh. Nơi đây nhiều năm trước từng là nơi trú ngụ của hàng chục con cò trắng.
Hồ Nghĩa Tân nằm trong công viên Nghĩa Đô. Công viên này là điểm đến quen thuộc của dân cư khu Nghĩa Tân/Làng Quốc Tế Thăng Long/Chùa Hà/Hoàng Quốc Việt. Thậm chí có rất nhiều người ở Phạm Văn Đồng cũng đến đây tập thể dục và sinh hoạt buổi sáng sớm và chiều tối.
Hồ Thiền Quang hay còn gọi là Hồ Ha-le, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hồ được bao quanh bởi bốn con đường đầy cây xanh và bóng mát là Nguyễn Du, Trần Bình Trọng, Trần Nhân Tông và Quang Trung.
Trên địa bàn phường Thanh Nhàn có hai hồ sinh thái là hồ Võ Thị Sáu và Hồ Quỳnh, đã được cải tạo kè lát sạch đẹp, xây đường bao quanh hồ để nhân dân đi bộ tập thể dục.
Hồ Văn, nằm gần Văn Miếu Quốc Tử Giám. Không gian rộng, thoáng đãng nên là nơi tham quan, hít thở không khí trong lành của nhiều người dân Hà Nội.
Quảng bá văn hóa du lịch Ninh Thuận tại Hà Nội Tối 30/9, tại Hà Nội, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức lễ khai mạc Ngày Văn hóa, Du lịch Ninh Thuận tại Hà Nội năm 2022 Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Trần Quốc Nam - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận - cho biết, Ninh Thuận và Hà Nội đã đẩy mạnh hợp...