‘Hồ Gươm chỉ có một cụ rùa’
Nhà “rùa học” Hà Đình Đức vẫn khẳng định, hồ Gươm chỉ có một cụ rùa và đang được đưa lên điều trị. Hiện, sức khỏe của cụ rùa ổn định, không bị sốc.
Sáng nay, đối thoại với độc giả trên mạng xã hội go.vn, nhà “rùa học” Hà Đình Đức khẳng định, hiện ở Hồ Gươm chỉ tồn tại một cụ rùa.
“Từ trước đến nay tôi biết có bốn cụ. Một cụ ai cũng biết là đang nằm trong đền Ngọc Sơn, chết ngày 2/6/1967. Cụ thứ 2 bị mất tích. Còn cụ thứ ba, theo ông Đào Quang Thép, lúc đó là biên tập viên Đài PTTH Hà Nội ở 47 Hàng Dầu, có nói với tôi rằng vào thập biên 60, trời mưa to, một cụ bò lên vườn hoa Chí Linh (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ). Cụ này được mấy anh lính đưa về 40 Hàng Bài, đứng lên lưng đi vòng quanh sân rồi sau đó làm thịt. Cụ thứ tư hiện đang ở Hồ Gươm và đang được đưa lên điều trị”, ông Đức nói.
Ông Hà Đình Đức (phải) và Bùi Quang Tề, Trưởng nhóm chẩn đoán và chữa bệnh cho rùa hồ Gươm (Nguồn: Go.vn)
Giải thích nguyên nhân rùa nổi, ông Đức cho rằng, tùy theo hiểu biết của mỗi người về hiện tượng cụ rùa nổi. Từ năm 2006 đến năm 2010, số lần cụ nổi lên nhiều hơn trước đây. Từ năm 2005 về trước, số lần cụ nổi lên trung bình 30 – 50 lần mỗi năm. Năm 2007 thì số lần lên là 72 lần. Đặc biệt năm 2010, lên 134 lần và tháng 12/2010 lên 23 lần. Thời gian nổi có tthể ngắn, dài, có thể vài ba phút, có thể nửa buổi, thậm chí cả ngày.
Ông Đức cũng cho biết, sau khi đưa cụ lên (ngày 3/4), các chuyên gia bệnh thủy sản kiểm tra và cho biết rùa chỉ có các bệnh ngoài da. Hiện, sức khỏe của cụ rùa ổn định, không bị sốc khi bị bắt giữ.
Tiến sĩ Bùi Quang Tề, Trưởng nhóm chẩn đoán và chữa bệnh cho rùa Hồ Gươm cho biết, trong thời gian qua sức khỏe của cụ rùa đã có tiến triển theo chiều hướng tốt. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa xác định được nguồn gốc chính xác của rùa Hồ Gươm. “Việc xác minh cần có bằng chứng khoa học do đó phải cần vài tuần nữa mới có câu trả lời chính xác”, ông Tề nói.
Video đang HOT
Cũng theo ông Tề, sau khi xuất viện, cụ sẽ trở lại Hồ Gươm với điều kiện hồ được cải thiện môi trường sống theo đúng yêu cầu của tổ chữa trị.
“Môi trường hồ Gươm lâu năm nên lượng bùn lớn, sâu tới hàng mét, cần vét bớt bùn từ 30 đến 40%, sâu 30 – 40 cm. Bùn là tích lũy chất thải, gây ô nhiểm cho hồ. Đầu tháng 2 kiểm tra đáy hồ, 7 điểm thì có 5 điểm là không có sinh vật đáy tồn tại chứng tỏ bùn đáy hồ ô nhiễm tương đối nặng”, ông Tề phản ánh.
Theo ông Tề, muốn cải tạo để nước hồ sạch sẽ hơn, để các sinh vật trong hồ có môi trường sống thuận lợi, cần loại bỏ tạo và nấm. Hiện có nhiều cách. Thứ nhất là hút và thay bớt nước hồ. Thứ hai là dùng hóa chất không ảnh hưởng tới sức khỏe của rùa.
“Với tư cách là nhà khoa học thì chúng tôi coi cụ là bệnh nhân đặc biệt. Với tư cách là người Việt Nam thì tôi luôn tôn trọng tâm linh của người dân, coi cụ rùa là một biểu tượng. Tôi sẽ tìm mọi cách để chẩn đoán, đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhất để chữa trị cho cụ.
Nên các tác nhân gây bệnh đã được đưa vào các phòng thí nghiệm tốt nhất Việt Nam và dùng các phương pháp hiện đại nhất trên thế giới đang được sử dụng để chuẩn đoán chính xác và chữa trị cho cụ. Đối với thuốc đang được sử dụng cho người để tăng tính an toàn trong quá trình chữa trị”, ông Bùi Quang Tề nói.
Theo Đất Việt
Đợi nắng ấm sẽ 'bắt' nốt cụ rùa còn lại!
Đội trưởng đội lai dẫn, cưỡng chế rùa xác nhận có hơn một cá thể rùa Hồ Gươm sống ở hồ này và đợi nắng lên sẽ "bắt" tiếp.
Có hai "cụ rùa" cùng xuất hiện!
Ông Nguyễn Văn Khôi, TGĐ tập đoàn KAT khẳng định với VietNamNet chiều 5/4: có hai cá thể rùa hồ Gươm. Tới đây, cá thể rùa còn lại sẽ được tiến hành vây bắt khi trời nắng ấm.
Theo ông Khôi, chiều ngày 3/4 vừa qua, lực lượng vây bắt rùa hồ Gươm được chia làm bốn đội để đi xác minh dấu tăm của rùa. Cùng thời điểm, có hai thông tin được xác nhận: xác định được một dấu tăm rùa ở khu vực sau đền Ngọc Sơn và một mai rùa nổi khác ở khu vực mạn Hàng Khay.
Đội lai dẫn khẳng định có 2 cá thể rùa Hồ Gươm
Lúc đó, chiếc thuyền giữ lưới đang neo gần khu vực sau đền Ngọc Sơn, gần với dấu tăm rùa nổi lên ở khu vực này, do đó đội tham gia bắt rùa đã quyết định bủa lưới ở khu vực sau lưng đền Ngọc Sơn và trước trụ sở báo Nhân Dân, mạn đường Lê Thái Tổ.
Ngay sau khi vây bắt thành công, ông Khôi đã báo cáo lãnh đạo UBND TP Hà Nội về thông tin lực lượng vây bắt xác nhận được hai dấu vết rùa.
Lãnh đạo UBND TP Hà Nội cũng đã đồng ý cho đội lai dẫn tiếp tục thăm dò vào ngày 4/4 - một ngày sau đó. Tuy nhiên, ngày hôm đó trời trở lạnh, thời tiết xấu nên đội lai dắt rùa đã không tìm được dấu vết của rùa hồ Gươm thứ hai.
Cụ rùa Hồ Gươm đã có hậu duệ?
Một thông tin được ông Khôi chia sẻ cùng VietNamNet với tâm trạng khá vui mừng, đó là có thể rùa hồ Gươm đã có hậu duệ.
"Trong ngày vây bắt cụ rùa, những người kéo lưới đã bắt được một con rùa to bằng chiếc nón, không phải rùa tai đỏ, nặng khoảng 20kg. Tuy nhiên, lúc đó tôi đã yêu cầu anh em đã thả rùa xuống dưới lòng hồ. Rất có thể đây là con cháu của rùa hồ Gươm".
Đối với cá thể rùa đang được điều trị tại bể thông minh, ông Khôi cho biết: cụ rùa này khá khỏe mạnh, bệnh tật không trầm trọng nên sẽ nhanh khỏi. Trọng lượng của cụ rùa này khoảng từ 170 - 180 kg. Kích thước, hình dáng cũng nhỏ bé hơn.
"Vết thương trên lưng cụ rùa hiện đã gần lành hẳn, còn phần da đổi màu trên cổ được cho là bị động vật khác cắn thực chất không phải vết thương, có thể đó chỉ là vết "rỗ" đồi mồi do tuổi tác.
Việc cụ rùa thường xuyên nổi lên trong thời gian gần đây có thể là do tập tính của loài rùa nổi lên vì thời tiết thay đổi hoặc muốn phơi nắng. Hiện tại, cụ chỉ còn một vết thương nhỏ ở vai, rộng khoảng 3cm.
Các nhà khoa học đang tiến hành các biện pháp chăm sóc cụ rùa. Tôi cho rằng, sức khỏe cụ sẽ nhanh chóng ổn định" , ông Khôi nói.
Cá thể rùa còn lại đang sống trong lòng hồ, đội lai dắt dưới sự chỉ đạo của ông Khôi sẽ vẫn tiến hành dò tìm và lai dắt.
"Đợi trời nắng ấm lên sẽ tiến hành lai dắt rùa còn lại đang ở trong hồ" - ông Khôi cho hay.
Đối với cá thể rùa nhỏ nặng gần 20kg, ông Khôi cũng chưa khẳng định chắc chắn: "Để xác định đó có phải "con cháu" của cụ rùa hay không phải được các chuyên gia mang lên xét nghiệm ADN".
Theo Vietnamnet
Cụ rùa Hồ Gươm đã có hậu duệ? Trong ngày vây bắt cụ rùa, những người kéo lưới đã bắt được một con rùa to bằng chiếc nón, không phải rùa tai đỏ, nặng khoảng 20kg. Sau khi vây bắt thành công cụ rùa ngày 3/4 vừa qua, dư luận lại xôn xao thông tin có hay không cá thể cụ rùa khác dưới Hồ Gươm? Trao đổi với chúng tôi...