Hồ Ghềnh Chè – điểm đến ấn tượng
Năm 2023, hồ Ghềnh Chè (xã Bình Sơn, TP. Sông Công) được UBND tỉnh công nhận là một điểm du lịch cộng đồng và giao cho Hợp tác xã (HTX) Du lịch cộng đồng Ghềnh Chè tổ chức quản lý, khai thác.
Tuy mới được công nhận nhưng đây đã trở thành một điểm đến mang lại cho du khách nhiều ấn tượng tốt đẹp.
Đi thuyền trên hồ Ghềnh Chè. |
Ngược dòng thời gian, quay trở lại dấu mốc năm 1986, hàng trăm cán bộ, công nhân thuộc Công ty Gỗ trụ mỏ Đông Bắc (Bộ Công nghiệp cũ) đã về đây, với máy xúc, máy ủi, xe cơ giới làm nhiệm vụ ngăn đập, xây hồ. Hồ Ghềnh chè có tên trên bản đồ từ đó. Hồ có diện tích mặt nước rộng 80ha, ở thời điểm lũ tối đa đạt 90ha. Thời điểm cường lũ tối đa, hồ đạt dung tích toàn bộ khoảng 2,5 triệu mét khối, dung tích hữu ích đạt trên 2 triệu mét khối. Hồ có khả năng cung cấp nước cho 350ha đất nông nghiệp 2 vụ của xã Bình Sơn.
Hồ Ghềnh Chè không chỉ là một công trình thuỷ lợi lớn của tỉnh, mà từ lâu còn là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đối với du khách trong nước, quốc tế. Bình quân hằng năm, Điểm du lịch hồ Ghềnh Chè đón hơn 20.000 du khách đến thăm quan, trải nghiệm. Ông Lê Văn Hiệp, Giám đốc HTX Du lịch cộng đồng Ghềnh Chè, cho biết: Các tuyến đường vào hồ Ghềnh Chè đã được nhân dân địa phương hiến đất, mở rộng, Nhà nước hỗ trợ làm đường bê tông nên việc đi lại của người dân, du khách càng thuận lợi.
Tháng 9-2019, HTX Du lịch cộng đồng Ghềnh Chè được thành lập, với 19 thành viên, trong đó có 10 thành viên chính thức tham gia làm du lịch cộng đồng. HTX kinh doanh các nhóm dịch vụ, gồm: tổ chức tour du lịch, dịch vụ hỗ trợ quảng bá, lưu trú, vận tải đường thủy nội địa… Bằng cách làm: “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, các thành viên HTX đã tạo được ấn tượng tốt trong lòng du khách.
Nhằm phục vụ tốt nhất cho du khách, HTX huy động vốn xây dựng các công trình, hạng mục như: Khu đón tiếp, bãi đỗ xe, nhà hàng ẩm thực, lưu trú cộng đồng, bến tàu đưa đón khách tham quan… ngày càng hoàn thiện. Ngoài phát triển du lịch, HTX chủ động đầu tư mở rộng quy mô, mô hình nuôi trồng thủy sản, với các loại cá: trắm, chép, diêu hồng và nhân giống cá cảnh.
Du khách trải nghiệm hái chè cùng nông dân xã Bình Sơn (TP. Sông Công). |
Điều hấp dẫn du khách khi đến tham quan hồ Ghềnh Chè là trải nghiệm ngồi trên tàu, thuyền ngắm hồ vào buổi sớm hoặc lúc chiều buông hoàng hôn. Áo phao cài đai chắc chắn, du khách thỏa thuê ngắm màu nước xanh ngọc bích bao ôm lấy những bờ đảo xanh rì màu cây lá. Nhiều bạn trẻ đang yêu chọn thuê thuyền Sup, cùng chèo một con thuyền nhỏ với giấc mơ đi đến bến bờ hạnh phúc.
Video đang HOT
Trôi trên gợn sóng lăn tăn xô mạn thuyền, du khách chọn cập bờ một hòn đảo nhỏ có cây phủ thành rừng, hoặc một đảo chè, đảo cây ăn quả để dựng trại, câu cá, nấu ăn. Đông vui nhất là vào kỳ nghỉ cuối tuần, hoặc các kỳ nghỉ lễ trong năm. Khách ta, khách Tây tìm về tham quan, trải nghiệm, thưởng thức các món ẩm thực địa phương.
Ẩm thực tại đây có nhiều món ngon độc lạ như cá quả kéo lên từ lòng hồ được tẩm bột chiên giòn; cá bống nấu canh chua; tôm sông chao giòn; thịt chân giò nộm; hoa ban nộm; thịt hấp lá tre ăn kèm với lá trà; thịt lợn rừng quay; thơm nhức mũi khiến người gặp bữa “tứa nước miếng” là món gà nướng Bình Sơn. Món gà nướng đạt chứng nhận tại hội thi “Tinh hoa văn hóa ẩm thực” do tỉnh Thái Nguyên tổ chức cuối năm 2022. Độc lạ, hấp dẫn vì các món ẩm thực không chỉ mang đậm nét văn hóa truyền thống địa phương, mà hầu hết nguyên liệu chế biến được người dân bản địa nuôi trồng, không sử dụng hóa chất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Một ngày đến hồ Ghềnh Chè, cảnh ấy, nụ cười ấy theo về cả trong giấc ngủ. Để một sớm mai thức dậy, lòng luyến nhớ vị ngọt lành bát chè tươi của sơn nữ bên hồ. Nhớ hương vị các món ẩm thực độc đáo của Bình Sơn – một Đà Lạt thu nhỏ của TP. Sông Công, với hồ nước mộng mơ và một rừng thông từng có nhiều bạn trẻ hẹn hò.
Ghé thăm Lang Biang để nhớ về một chuyện tình dang dở
Tham quan Lang Biang đâu đó chỉ khoảng một giờ đồng hồ là đủ, nhưng chính sự ân cần của những người làm du lịch tại đây và nét hữu tình của thiên nhiên như một thứ ma lực níu chân người lữ khách...
Như một thói quen, khi đặt chân đến một địa điểm nào đó, nếu đã từng ghé qua, bạn sẽ nói: "Mình đã đến đây rồi". Kì thực, cuộc sống vốn dĩ biến hóa khôn lường, sau một thời gian dài, một điểm đến có thể đã thay đổi đến mức bạn không còn nhận ra khi trở lại. Đó là lúc bắt đầu cho những khám phá mới.
Đỉnh Lang Biang tại Đà Lạt nổi tiếng nhờ chính độ cao ấn tượng của nó, gồm Núi Ông cao khoảng 2.124m và Núi Bà cao khoảng 2.167m. Ngoài ra, trong khuôn viên Khu du lịch Lang Biang còn có Đồi Radar, cao 1.929m. Chỉ lên độ cao đó thôi là đủ thỏa lòng cho chuyến đi.
20 năm trước, khi Lang Biang bắt đầu phát triển, ban quản lí còn sử dụng những chiếc xe jeep để chở khách; đồi núi trồng nhiều hoa, trên đó có bức tượng Lang Biang để ngay giữa. Đó là lần đầu tiên tôi đến Lang Biang, khi ấy cả ngọn núi hãy còn ngập tràn sương mù, tạo cảm giác vô cùng thích thú. Kể từ dạo ấy, tôi cũng đã có nhiều lần trở lại nhưng không còn bắt gặp khung cảnh sương mù bao phủ mà chỉ là nắng trong veo. Nhưng thế cũng hay, những tia nắng ấm áp cũng tạo cho Lang Biang nét cuốn hút rất riêng.
Quang cảnh Đà Lạt nhìn từ đỉnh Lang Biang.
Điểm nổi bật của Lang Biang là bức tượng "Với tay tìm nhau", hiện đã được di dời cách vị trí cũ khoảng 20 mét để đến một nơi đẹp hơn. Bức tượng lấy cảm hứng từ một câu chuyện tình xưa cũ được bao thế hệ người Đà Lạt truyền tai nhau.
Chuyện kể rằng, xưa kia có hai bộ tộc khác nhau, họ sinh sống dưới chân núi. Một nhóm là người Lát, nhóm còn lại là người Chil. Trong bộ tộc người Chil có một người con gái tên H'Biang, và trong bộ tộc người Lát có một chàng trai tên là K'Lang. Trong một lần không may, H'Biang bị bầy sói tấn công, nhưng nàng được K'Lang giải cứu. Cũng từ lần gặp định mệnh đó, cả hai người mang lòng yêu thương nhau.
Nhưng vốn dĩ giữa hai bộ tộc Lát và Chil luôn xem nhau như kẻ thù không đội trời chung, nên cả hai bên ra sức cấm cản chuyện tình của đôi trẻ. K'Lang và H'Biang đã vượt qua mọi điều tiếng, cả hai bỏ lên trên đỉnh núi sinh sống.
Một ngày nọ, giữa hai bộ tộc lại nảy ra xung đột, nàng H'Biang đã bỏ mạng khi đỡ mũi tên giúp cho chàng K'Lang. K'Lang đau buồn da diết, khóc hết nước mắt. Nước mắt K'Lang tuôn trào chảy thành một dòng suối lớn mà bây giờ gọi là Đa Nhim, có nghĩa là "suối khóc".
Bức tượng "Với tay tìm nhau" kể về chuyện tình đầy nước mắt của cặp đôi K'Lang và H'Biang.
Đến hôm nay, câu chuyện tình trên đỉnh Lang Biang vẫn là một đề tài được nhiều người dân và du khách nhắc nhớ. Dưới chân núi, 52 chiếc xe taxi đời mới sẽ chở khách lên đỉnh Lang Biang qua cung đường dài 5km. Trước kia, ban quản lý vẫn dùng những chiếc xe jeep cũ, nhưng nay chúng chỉ được dùng để chở hàng hóa.
Cung đường lên đỉnh núi uốn lượn giữa rừng thông xanh. Nhiều bạn trẻ thường chọn cách đi bộ để trải nghiệm, họ không vội vàng lên đỉnh núi, chỉ muốn tận hưởng những giây phút bên nhau ở nơi chốn mà K'Lang và H'Biang từng yêu nhau.
Xe lên đến đỉnh, người lữ khách vỡ òa cảm xúc khi bên dưới kia là Thành phố Đà Lạt, là Suối Vàng miên man chảy, thấp thoáng đằng xa là bóng dáng cây thông cô đơn. Gió thơm lướt qua trên từng phân da thịt, và cảm giác ở độ cao gần 2.000m so với mặt nước biển thật khó tả bằng lời.
Để lên tham quan đỉnh Lang Biang, du khách có thể ngồi xe taxi băng qua đoạn đường rừng thông xanh mát dài 5km.
Tôi gọi một ly cà phê, ngồi ở ghế đá phóng tầm mắt chiêm ngưỡng đất trời, ngắm nhìn không gian bao la với những hàng thông thoáng xa và để gió khẽ khàng lướt qua mái tóc. Lang Biang bây giờ xinh đẹp và vô cùng quyến rũ.
Xung quanh đỉnh núi được trang bị nhiều ống viễn vọng để giúp du khách dễ chiêm ngắm cảnh quan. Những con đường lên xuống thiết kế đẹp mắt, có vài tiểu cảnh để bạn lưu lại những khung hình kỷ niệm. Tham quan Lang Biang đâu đó chỉ khoảng một giờ đồng hồ là đủ, nhưng chính sự ân cần của những người làm du lịch tại đây và nét hữu tình của thiên nhiên như một thứ "ma lực" níu chân người lữ khách có khi đến hơn... ba giờ đồng hồ.
Khu vực chiêm ngắm cảnh quan bằng ống kính viễn vọng.
Những vuông hoa vừa vặn, những ngôi nhà sàn xinh xinh, một chàng trai trẻ người K'Ho mời tôi nghe anh biểu diễn đàn đá, đàn T'rưng với nụ cười đôn hậu, rồi anh bảo đưa điện thoại anh chụp cho tôi một vài tấm lưu niệm.
Cái cảm giác khi dừng lại ở bức tượng "Với tay tìm nhau" là cảm giác của tình yêu. Tượng được sơn màu bạc, nàng H'Biang mang chiếc gùi đứng một bên, chàng K'Lang đứng ở phía đối diện chìa tay với lấy bàn tay H'Biang. Bức tượng tuy không lớn nhưng lại nổi bật giữa bầu trời Đà Lạt bốn mùa mây qua, mưa đến.
Ở Lang Biang cao vời gần 2.000m này, khi theo chiếc xe lượn vòng trên cung đường rừng thông dẫn lên núi, ta bắt gặp giữa nghìn trùng một cảm giác yêu thương và được yêu thương. Rồi tìm đến tượng Lang Biang đang với tay tìm nhau, chụp một tấm ảnh lưu giữ một chuyện tình đẹp, bấy nhiêu đó thôi cũng đã đủ thỏa lòng.
Mỏm núi tựa con rồng khổng lồ vươn ra biển ở Bình Định Mũi Vi Rồng là điểm đến ấn tượng tại Bình Định, mang vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ. Mũi Vi Rồng (hay còn gọi Mũi Rồng) là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bình Định, thu hút du khách tìm tới chiêm ngưỡng, chụp ảnh. Thắng cảnh này nằm ở thôn Tân Phụng, thuộc xã Mỹ Thọ,...