Họ đồng hè nhau, đẩy mẹ đến tình thế pháp luật, khổ thân bà cụ bảy mươi!
Đúng là loạn. Vừa giỗ hết chồng em là các nàng dâu nổi dậy. Mẹ biết mình già nhưng chưa kịp bàn với chồng em chuyện đại sự đất đai. Hai đôi vợ chồng hai bên mẹ đây đòi mẹ sang tên nhà đất, hai đôi không ở cùng đây cũng đồng tình nói đã đến lúc…
Hình ảnh minh họa
Kính gửi chị Dạ Hương!
Mẹ chồng của em có cả thảy 5 người con trai. Không có đứa con gái nào. Ông mất sớm, khi bà còn trẻ, hồi em còn chưa về làm dâu nhà này. Nghe nói ông bà hạnh phúc nổi tiếng.
Năm người con, đều học hành đỗ đạt, người dạy ở đại học, người làm ngân hàng, người làm ở quận, người sĩ quan cấp cao của quân đội. Chồng em con cả, anh chán biên chế, về vườn, sau bán được đất vườn, mua đất ven lộ trồng hoa kiểng sống. Giá đất vùn vụt đã khiến cho thiết kế mơ ước của chồng em thành hiện thực: đem hai đứa em về hai bên cho mẹ vui, chúng em ở giữa, phía trước là những ki-ốt cho thuê để sống.
Video đang HOT
Hồi ấy, để cho mẹ vui mà bán vườn hương hỏa của ông bà nội đi nên đất đai hiện tại, chồng em để mẹ đứng tên hết. Hai đứa em ở cạnh đây là người dạy ở đại học và người làm ở ngân hàng. Hai người vợ của chú ấy, được nhận xét là tạm được. Ba cô con dâu, em chị dâu cả, em gánh hết giỗ chạp ông bà nội với ba chồng, các em ấy cũng để mặc em gánh vác. Em không là công chức như hai cô ấy, em ở nhà nội trợ, chỉ làm dân phố cho vui. Chồng em chán công chức nên cũng không nói gì, sâu xa anh ấy còn hãnh diện không ông này bà kia, không lệ thuộc ai mà vẫn sống khỏe.
Xui rủi cho gia đình em mà cũng cho gia tộc nữa là chồng em mắc bệnh nan y rồi qua đời năm con gái nhỏ của em mới mười tuổi. Đứa con trai lớn năm đó cũng mới qua lớp 9. Em nhìn thấy tan hoang chị ơi. Em chỉ mới bốn mươi, anh ấy thì đúng 49, anh chí hiếu với mẹ, anh ra đi vậy, chị cũng hình dung được là mẹ chồng em suy sụp ra sao. Năm ấy bà cũng vừa vào tuổi bảy mươi. Bốn mươi năm góa, một lũ con trai, một tay bà. Cũng nhờ chồng em ngoan, giỏi, có hiếu, đầu xuôi đuôi lọt, anh sống đâu ra đấy, ai cũng thương ai cũng phục. Nhưng anh đi như nhà mất nóc rồi chị.
Đúng là loạn. Vừa giỗ hết chồng em là các nàng dâu nổi dậy. Mẹ biết mình già nhưng chưa kịp bàn với chồng em chuyện đại sự đất đai. Hai đôi vợ chồng hai bên mẹ đây đòi mẹ sang tên nhà đất, hai đôi không ở cùng đây cũng đồng tình nói đã đến lúc, những ki-ốt phía trước phải chia cho hai đôi đó. Nói chung quá rối. Mẹ kệ, mẹ không nhúc nhích, mẹ nói nữa di chúc sẽ nói chuyện. Vậy nên mới có việc săn lùng di chúc, người có vai vế ở quận lần ra được mới hay chứ chị, ở chỗ công chứng. Gia đình em xót em cảnh vợ góa dâu cả, thương hai đứa con em sẽ mất phần muốn em kiện chuyện di chúc của mẹ vì sao lộ ra. Em ngại lắm chị, em chẳng muốn gì cả. Nhưng kẹp ở giữa như vầy em chán rồi, em quá chán rồi. Nhưng bỏ mẹ chồng lại sao đành, đúng không chị?
——————
Em thân mến!
Người ta nói sinh 5 con trai là độc. Không phải duy tâm mà là vì gia đình sẽ bị lệch, cộng với người cha nữa là nhà luôn có tới 6 người đàn ông. Khi con còn nhỏ, không sao, khi con lớn, khí chất dương ấy sẽ lấn át người mẹ, mẹ quá thiểu số cho dù các con trai có thể rất kính mẹ, yêu mẹ.
Và rồi, ba chồng em mất sớm, quá sớm. Đến chồng em nữa, mất năm 49, như vậy cũng là sớm. Chồng em vì chữ hiếu, vì mẹ, muốn mẹ ấm cúng, mẹ thấy vững nên mới thiết kế 3 suất đất liền kề cho hai em ở cạnh mình và mẹ. Cũng vì không hình dung, không biết nghĩ rằng “thà mỏi chân hơn mỏi miệng” – thành ngữ của người miền Nam mình đấy, nên ở xa xa, đi xa không sao, ở gần lắm chuyện.
Cũng vì chồng em không biết mình nan y và khi biết, có thể không nghĩ ra di nguyện. Nghĩ còn mẹ đó, ai dám. Nhưng chồng em không nghĩ, các em đều có vai vế xã hội cả, chỉ chồng em là yếm thế, điền viên hoa kiểng. Một cuộc đảo chánh âm thầm mà mẹ chồng em không ngờ tới. Họ sai không? Họ sai ở chỗ, đáng ra phải ngồi lại bên cạnh mẹ, thảo luận, lắng nghe, phát biểu. Họ đồng hè nhau, đẩy mẹ đến tình thế pháp luật, khổ thân bà cụ bảy mươi.
Việc dò ra di chúc không khó nếu vị quan quận kia có chân rết ở công chứng. Họ lén giúp nhau. Chối được. Vả lại kiện nhau mà chi, gia tộc em sao lửa đổ têm dầu vậy? Chán đã chán, ở vậy bất tiện cho em dù với mẹ có thể ấm. Bà cứ thấy ấm dù các con dâu hục hặc, bà cần các cháu nội, bà chỉ muốn nhìn thấy chúng mỗi ngày. Nhưng ở đời, cho nhà đất mà không cho danh nghĩa, đâu có hay, thời nào rồi mà mẹ giữ cái quyền sinh sát ấy?
Không di chúc nữa, chia xong, hãy di chúc chuyện liên quan đến em và các con em về nhà đất hiện tại. Bà phải tách sổ, tách hộ, phân chia cả các ki-ốt nữa nếu bà muốn. Tóm lại, phần riêng của các người con đang sống bên bà, phải danh nghĩa, xong, phần chung tính sao, dải đất mặt tiền là vàng, mẹ định sao, tính luôn, nói ra và chia luôn. Phải yên, phải đâu ra đó trước khi bà không còn sáng suốt, em nhé, kẻo nữa theo luật thừa kế mới lùm xùm, nhiều sóng gió, mỗi mình em, em không trụ nổi đâu.
DẠ HƯƠNG
Theo nongnghiep.vn
Cháu thấy xấu hổ khi sống với người bố ngổ ngáo
Bố đi đường không thèm đội mũ bảo hiểm, gặp đèn đỏ không dừng, thậm chí hay đạp vào xe người dừng đèn đỏ vì cản trở bố.
Hình ảnh minh họa
Bố mẹ cháu ly hôn từ khi cháu học lớp 6, nhà có 3 chị em (2 gái một trai), hai em ở với mẹ, cháu ở với bố. Mẹ không có kinh tế, công việc và nhà ở đều không ổn định, đang ở chung với gia đình cậu, cháu không dám xin về ở cùng dù rất muốn và mẹ cũng muốn cháu về. Bố cháu là con út trong nhà nên từ bé được ông bà nội rất chiều, lớn lên ăn chơi nghiện ngập nhưng đã cai được từ lâu. Bố 43 tuổi nhưng ra đường thì quần áo đầu tóc phải vuốt keo bóng lộn, đi đường không thèm đội mũ bảo hiểm, gặp đèn đỏ không dừng, thậm chí còn hay đạp vào xe người dừng đèn đỏ vì cản trở bố. Có lần đi chợ bố cháu còn đạp vào xe đạp mấy ông bà cụ chậm chạp ở đường. Đi đâu bố cũng có thể to tiếng chửi tục dù là những chuyện rất bé, những lần đi cùng bố như thế cháu thấy nhục nhã vô cùng.
Không chỉ vậy, bố còn là người trăng hoa, một lúc nhắn tin tán tỉnh nhiều người dù đang có người yêu. Cô đó về ở chung nhà với bố con cháu được gần một năm, cô ấy làm giáo viên tiếng Anh, nhà trên Hà Nội. Bố cháu bắt cô ấy chi tất cả tiền ăn uống trong nhà rồi tiền to tiền nhỏ, chỉ trừ một số khoản và tiền học thì bố mới chi. Bố đối với cô ấy rất ky bo, không biết điều, hung hăng, xấc xược, gở mồm (trước nay vẫn thế), nếu cô ấy không chi tiền thì có thể bị chửi ngay và suốt ngày bố ghen tuông vớ vẩn rồi dọa nạt đánh. Cháu thương cô ấy lắm nhưng có lần lên can còn bị tát (mặc dù bố chưa đánh cháu bao giờ), dần dần cháu dè chừng, sợ hãi dù cô ấy đối với cháu rất tốt. Cô ấy cũng có 2 đứa con trên Hà Nội, cô có tâm sự rất muốn về ở với con mà trốn không được.
Bố cháu có nhà mặt đường cho thuê tầng dưới nhưng mấy tháng gần đây bố không cho tiền đóng học đúng hạn nên cháu rất ngại với cô giáo (dù bố cháu không phải chi việc gì nhiều). Cháu là học sinh trường chuyên, lớp 11, cháu và bố mấy năm gần đây hay cãi nhau vì không thể chịu được bố. Lần gần đây bố túm tóc đánh cháu, thỉnh thoảng còn hay đi theo dõi mặc dù cháu được nhận xét là ngoan. Bình thường cháu ít ra ngoài chơi với bạn, nhưng cứ xin đi được khoảng một hai lần trong tháng là bố lại nói nhiều để rồi bố con mâu thuẫn. Tiền ăn sáng bố không cho, cháu phải đi xin cậu để có tiền ăn, hay bắt cháu trích tiền mua này mua nọ cho bố. Hồi cấp 2 cháu không dám nói gì nhưng giờ đây những điều sai trái bố làm hàng ngày hàng giờ và hình ảnh bố hay đánh người luôn in đậm trong lòng cháu.
Cháu đau khổ lắm, phận làm con có người bố như thế cháu thấy thật tủi hổ. Cháu vẫn thương bố, muốn nói với bố nhiều điều nhưng xem chừng không thể. Hiện tại cháu nên làm sao khi càng ngày càng thấy bí bách với hoàn cảnh sống hiện tại?
Theo vnexpress.net
Con dâu mệt mỏi vì mẹ chồng vụng về Tôi mệt mỏi khi làm dâu không phải vì mẹ chồng soi mói, chỉ trích mà vì mẹ chồng quá vụng về. Ngày chuẩn bị cưới chồng, tôi khá lo lắng về khoản nội trợ của mình. Bởi anh là con trai một nên tôi xác định phải sống chung với ba mẹ chồng. Tôi thường hỏi dò chồng xem mẹ anh nấu...