Hồ điều hoà Trung Văn với nguy cơ biến thành… ao
- Hồ Trung Văn (tại phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) được cải tạo nạo vét, xây kè, trồng cây xanh, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, làm đường dạo, xây dựng hệ thống cống… để phục vụ người dân. Nhưng, hồ đang có nguy cơ biến thành… ao khi đơn vị quản lý xây các công trình trên phần đất công này.
Ngày 17/5/2013, tại xã Trung Văn, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) tổ chức buổi lễ trang trọng bàn giao công trình cải tạo hồ điều hòa Trung Văn cho UBND huyện Từ Liêm.
Công trình có diện tích hiện trạng khoảng 2.70 ha, chu vi dài 701 m, nằm tiếp giáp giữa Khu đô thị mới Mỗ Lao – Hà Đông và nhóm nhà ở phía Đông Nam đường Láng Hạ – Thanh Xuân kéo dài.
Hồ Trung Văn nằm trong khu dân cư, bờ hồ không ổn định bị sạt lở, nước hồ bị ô nhiễm, bùn lắng đọng lâu năm, nay đã được Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc thực hiện cải tạo nạo vét, xây kè, trồng cây xanh, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, làm đường dạo, xây dựng hệ thống cống, … Các hạng mục được xây dựng mới phù hợp với nội dung, quy mô đầu tư, mục tiêu và ý nghĩa theo chủ trương UBND thành phố Hà Nội đề ra.
Sau khi nhận bàn giao từ KBC, UBND huyện Từ Liêm trước (nay là quận Nam Từ Liêm) đã giao cho UBND phường Trung Văn quản lý hồ Trung Văn. Nhưng, thay vì làm cho hồ Trung Văn trông đẹp hơn, thực hiện đúng vai trò là hồ điều hoà trong khu dân cư, UBND phường Trung Văn đang biến hồ này thành… ao khi cho xây dựng công trình trong khuôn viên hồ mà chưa hề có phương án đầu tư trình lãnh đạo quận Nam Từ Liêm và được quận này phê duyệt.
Những “tai tiếng” khi chuyển đơn vị quản lý
Giữa tháng 4/2014, một số hộ dân thuộc khu đô thị Mỗ Lao, phường Mỗ Lao, quận Hà Đông đã làm đơn kiến nghị gửi lãnh đạo UBND phường Trung Văn, UBND TP. Hà Nội phản ánh việc UBND phường Trung Văn rào lưới B40 phân chia ranh giới hai quận Nam Từ Liêm và Hà Đông. Sau khi báo chí lên tiếng, ngày 12/5, UBND phường Trung Văn đã cho cắt bớt hàng rào. Ở thời điểm cắt hàng rào, lãnh đạo phường Trung Văn cho biết sẽ xây dựng phương án sử dụng, đầu tư vào hồ Trung Văn trình UBND quận Nam Từ Liêm. Nhưng, ít ngày sau khi cắt bớt hàng rào, UBND phường Trung Văn lại “mắt nhắm, mắt mở” cho người vào xây dựng công trình trong khuôn viên của hồ Trung Văn.
Ông Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch UBND phường Trung Văn.
Trao đổi với VnMedia, ông Nguyễn Tùng Lâm- Phó Chủ tịch phường Trung Văn cho biết, hiện đang giao cho một doanh nghiệp làm cổng chào và một nhà ở tạm để để đồ đạc. Theo ông Nguyễn Tùng Lâm, cổng được làm kiên cố, còn nhà tạm thì xây nhà cấp 4. Không xây nhà cửa gì ở đó cả đâu. Chỉ làm nhà tạm để bảo vệ trông coi ở hồ điều hoà người ta ngồi.
Video đang HOT
Mặc dù cho doanh nghiệp vào làm, nhưng chính ông Lâm cũng khẳng định, phương án quản lý, sử dụng hồ điều hoà trình quận chưa làm.
Mặc dù chưa được quận Nam Từ Liêm duyệt phương án quản lý và sử dụng hồ điều hòa Trung Văn, nhưng phường Trung Văn vẫn cho phép doanh nghiệp vào xây dựng các công trình trong khuôn viên công viên hồ Trung Văn.
Trả lời câu hỏi: Nếu sau này trong đề án không cho đặt cái cổng ở vị trí đó thì có phải là lãng phí tiền không? Ông Nguyễn Tùng Lâm cho biết, lúc nhận bàn giao chúng tôi không được xem thiết kế… Tuy nhiên, khi nhận bàn giao thì tại vị trí đang làm cổng đang có 1 cái quán và dân sinh sống rất tạp nham, buộc chính quyền phải phá bỏ cái lều đi, và bây giờ xây cổng. “Nếu không buổi sáng và buổi tối khi người dân tập thể dục ở đấy xảy ra tình trạng mất an ninh thì rất khó trong quá trình quản lý”, ông Lâm nói.
Ông Lâm cũng cố nhấn mạnh rằng, nhà cạnh cổng chỉ là nhà kho chứ không phải là nhà ở, chỉ xây nhỏ thôi chứ không phải làm to. Mục đích là cố gắng giữ nguyên hiện trạng, không lấn vào phần diện tích cây xanh, hành lang cho người đi bộ.
Hồ điều hoà hay ao thả cá?
Đến thời điểm này, lãnh đạo phường Trung Văn vẫn chưa nghĩ được giải pháp cụ thể để quản lý, sử dụng hồ điều hoà Trung Văn. Dù chưa làm đề án, nhưng phường Trung Văn lại đồng ý để Công ty cổ phần Phùng Khoan- được đích thân Phó Chủ tịch Nguyễn Tùng Lâm giới thiệu là doanh nghiệp địa phương- tham gia xây dựng cổng và nhà ở trong khuôn viên công viên hồ điều hoà Trung Văn. Giải thích cho việc “làm trước, trình sau” này, ông Nguyễn Tùng Lâm nói: “Nếu chờ đề án được duyệt xong mới làm các công trình để bảo vệ thì chắc là cái hồ tan tành, cây xanh, bóng đèn sẽ bị ăn trộm sạch, rồi trẻ con chết đuối… Không có người ở đó là chết”!
Điều lạ lùng ở việc làm “tiền trảm, hậu tấu” của phường Trung Văn còn ở chỗ, trong lãnh đạo phường đã lên phương án xã hội hoá trong việc quản lý hồ, sẽ giao cho một số doanh nghiệp có chức năng nhiệm vụ để quản lý, quản lý lấy thu bù chi là chính. Nhưng, lại chính phường Trung Văn đã chỉ định cho 1 doanh nghiệp vào tham gia mà không hề thông báo rộng rãi ở địa phương.
Đổi lại việc xây dựng công trình, lãnh đạo phường Trung Văn đã cho phép doanh nghiệp được thả cá trên diện tích mặt nước của hồ để khai thác.
“Trong mô hình xã hội hoá, phường sẽ chỉ định doanh nghiệp quản lý, trông nom theo quy định của phường. Có ký hợp đồng, nhưng phải đến sau khi xây dựng được phương án xong trình quận được duỵệt thì mới ký hợp đồng. Đúng là mình chọn được đối tác rồi chỉ còn chờ thủ tục pháp lý để hợp thức thôi. Đấy là doanh nghiệp địa phương. Nên tin tưởng nhau để làm”, ông Lâm nói.
Vậy là, để giúp doanh nghiệp đầu tư vào hồ có chi phí trong lúc địa phương chưa có phương án cụ thể về hồ điều hòa Trung Văn, lãnh đạo phường Trung Văn đã cho phép Công ty Cổ phần Phùng Khoan được thả cá tại hồ để khai thác. “Mặc dù diện tích mặt nước không phải để thả cá, nhưng trong thời gian tạm thời này, làm thế để có doanh thu”, ông Lâm nói.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc được giao quản lý một công trình rất đẹp, ý nghĩa xã hội lớn nhưng phường thích làm gì thì làm? Ông Lâm cho rằng, “không phải thích làm gì thì làm. Đây là giai đoạn giao thời, chính quyền phường vẫn phải chịu trách nhiệm và làm tạm một số công trình như hàng rào, cổng bảo vệ, người trông ở đó. Lúc này tất cả đều chỉ là tạm thời. Trên danh nghĩa UBND phường vẫn đang quản lý trên văn bản quận giao cho phường, huyện giao cho xã trước đây. Trong lúc giao thời thì tạm thời thực hiện công tác quy hoạch như làm hàng rào tạm, phá dỡ được điểm tụ tập phức tạp để cho dân đi. Chỗ đó trước đây lụp xụp, mất an ninh trật tự, bây giờ làm cổng xong sẽ đẹp”.
Ông Lâm còn nhấn mạnh rằng, nếu chờ đề án được duyệt xong mới làm các công trình để bảo vệ thì chắc là cái hồ tan tành, cây xanh, bóng đèn sẽ bị ăn trộm sạch, rồi trẻ con chết đuối. Vì vậy, không có người ở đó là chết thứ nhất là không ai giữ gìn tài sản, không ai quét dọn vệ sinh.
Nằm lọt giữa những dự án bất động sản xung quanh, hồ Trung Văn được TP. Hà Nội cho phép đầu tư để giữ không gian công cộng cho người dân. Nhưng, với việc xây dựng công trình kể cả là những căng tin hay lều lán tạm, với việc thả cá xuống diện tích mặt nước này, hồ đang dần biến thành… ao!
Trước sự lo ngại về việc khi thực hiện xã hội hóa kiểu chỉ định thầu, liệu có tình trạng xẻ công viên ra không? Ông Lâm cho biết, “xẻ làm sao được mà xẻ. Có thể họ làm các căng tin di dộng để phục vụ những người vào công viên tận hưởng dịch vụ, hoặc xây những nhà vệ sinh công cộng, trồng thêm cây bị mất trộm… Những doanh nghiệp phải đầu tư tiền vào, ngược lại họ phải có người vào trông nom, quét rác, dọn dẹp, chăm tỉa cây xanh… để làm được những điều đó thi họ phải có nguồn thu của họ. Ở góc độ quản lý nhà nước mình phải cho họ được kinh doanh ở những vị trí nhất định. Sau này, những vị trí xây căng tin cũng chỉ xây nhà tạm chứ không xây dựng kiên cố”.
Theo dự kiến được đưa ra nhiều lần, cuối tháng 6 này, phương án quản lý và sử dụng hồ điều hòa Trung Văn sẽ được trình lãnh đạo quận Nam Từ Liêm. Mặc dù phương án trình là từ phường Trung Văn gửi đi, nhưng không phải phường trình gì thì quận duyệt cái đấy, nhất là lại trình theo kiểu “cứ trình thế thôi”, mà không quan tâm đến việc có duyệt hay không. Trong không gian đô thị hiện nay, việc giữ được những hồ để làm chức năng điều hòa như hồ Trung Văn là rất cần thiết. Tuy nhiên, với kiểu quản lý “tạm thời” như cách làm của phường Trung Văn sẽ chỉ khiến hồ nhanh chóng biến thành ao, bị thu hẹp bớt công năng sử dụng và bị méo mó so với quy hoạch ban đầu mà thôi!
Trúc Dân
Theo_VnMedia
Đi gặp kẻ ve vãn vợ, bị truy sát dã man
Nghi có kẻ đang tán tỉnh vợ mình, Hiếu hẹn gặp người đàn ông đến một con ngõ nhưng không ngờ bị mai phục, truy sát suýt mất mạng.
Ngày 2/4, Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) đã khởi tố Khương Văn Minh (37 tuổi, ở phường Nhật Tân) về hành vi Giết người.
Cuối tháng 3, Công an quận Tây Hồ phối hợp với Cục nghiệp vụ Bộ Công an đã bắt giữ Minh khi đối tượng này trốn tại một nhà nghỉ bên đường Tân Xuân, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm (nay là phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm).
Theo cơ quan điều tra, ngày 19/3, Bùi Mạnh Hiếu (33 tuổi, ở phường Nhật Tân) tình cờ đọc được tin nhắn lạ gửi vào điện thoại của vợ có nội dung: "Em mãi mãi trong lòng anh".
Phán đoán một người tên Sơn (em rể Khương Văn Minh) đang tán tỉnh vợ mình, Hiếu tìm địa chỉ nhà người này.
Hung khí gây án công an thu được. Ảnh: Việt Đức.
Khi có số điện thoại, họ hẹn gặp nhau tại cổng chợ Nhật Tân để nói chuyện. Phát hiện em rể có kẻ thách thức, Minh dặn Sơn hẹn đối thủ đến một con ngõ ở đường Âu Cơ.
Tối muộn 19/3, cùng bạn đến điểm hẹn, Hiếu bị Minh vác dao tông chém nhiều nhát vào đầu và cổ. Người đi cùng với nạn nhân cũng bị chém.
Thấy họ bỏ chạy ra đường Âu Cơ, Minh quyết truy đuổi chém Hiếu thêm 4 nhát. Người đàn ông 33 tuổi mất nhiều máu, nằm gục bên đường.
Công an quận Tây Hồ cho biết, do cùng vác dao hỗ trợ anh rể nên Sơn đã đến công an đầu thú. Riêng Khương Văn Minh vừa bị bắt sau nhiều ngày bỏ trốn. Do cấp cứu kịp thời nên Hiếu cùng người bạn may mắn thoát chết.
Theo Việt Đức (Zing.vn)
Nghi án hối lộ và tù mù nhà công vụ Chả lẽ, câu khẩu hiệu "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" cần được mở ngoặc để thêm cụm từ: Trừ một số quan tham? IMặc dù xã hội ta từ lâu đã mặc nhiên "chung sống" với tham nhũng, nhưng sự việc mà tờ báo lớn của Nhật Bản- Yomiuri Shimbun ngày 18-3 vừa đưa tin, vẫn gây nên...