Hố đen trong Dải Ngân hà lóe sáng dữ dội khi “ăn” một ngôi sao
Các nhà thiên văn học đã quan sát được hố đen MAXI J1820 070 trong Dải Ngân hà lóe sáng dữ dội khi “ăn ngấu nghiến” một ngôi sao hàng xóm.
Một hố đen nằm trong Dải Ngân hà của chúng ta đang “ăn ngấu nghiến” ngôi sao cạnh nó và sự kiện dữ dội này đã tạo ra những tia sáng mà các nhà thiên văn học có thể quan sát được. Hố đen này có tên là MAXI J1820 070 nằm cách chúng ta 10.000 năm ánh sáng và nặng gấp 7 lần Mặt Trời (khối lượng thấp nhất theo ước tính của một hố đen sẽ nặng gấp 5 lần Mặt Trời).
Hình ảnh mô phỏng hố đen MAXI J1820 070 đang “ăn ngấu nghiến” một ngôi sao. Ảnh: John Paice
Một điều thú vị là các nhà khoa học đã ghi lại được ánh sáng nhấp nháy của ngôi sao này bằng cách sử dụng công nghệ quay tốc độ khung hình cao mới với tỷ lệ thu được là hơn 300 khung hình/giây. Cụ thể, dữ liệu này thu được là nhờ thiết bị HiPERCAM trên kính thiên văn Gran Telescopio Canarias và đài quan sát tia X NICER của NASA trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
Các nhà nghiên cứu sau đó thậm chí đã tái hiện lại hiện tượng này trong một video sử dụng phần mềm mô phỏng hiện đại nhất.
“Đoạn video được thực hiện qua việc sử dụng các dữ liệu thực tế nhưng giảm các chuyển động xuống chỉ bằng 1/10 so với chuyển động thực. Điều này cho phép những tia sáng chuyển động nhanh nhất cũng có thể quan sát được bằng mắt thường”, nhà thiên văn học John Paice đến từ Đại học Southampton và Trung tâm Thiên văn và Vật lý thiên văn giải thích.
Khi MAXI tiêu thụ ngôi sao gần nó, hố đen này sẽ phát ra không chỉ những chùm tia X mà còn cả bức xạ ánh sáng có thể nhìn thấy được.
Vật chất quanh hố đen này sáng một cách khó tin với ánh sáng thoát ra sáng gấp hàng trăm lần Mặt Trời. Điều đó cũng khiến các nhà khoa học cho rằng đây có thể là dấu hiệu cho thấy đặc điểm thống nhất của những hố đen kiểu như thế này – những hố đen giúp chúng ta giải thích về việc plasma đã được tạo ra và duy trì trong không gian như thế nào trong không gian./.
Theo soha.vn
Tổng thống Putin trao Huân chương cho phi hành gia người Mỹ
Ông Putin đánh giá cao sự chuyên nghiệp mà phi hành gia người Mỹ thể hiện trong vụ phóng tên lửa thất bại.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trao tặng Huân chương Dũng cảm, giải thưởng nhà nước cao quý cho Nick Hague, phi hành gia người Mỹ sống sót sau vụ phóng tên lửa thất bại vào năm ngoái.
Nick Hague, thành viên phi hành đoàn của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), được Tổng thống Nga Putin trao tặng Huân chương Dũng cảm sau thất bại tên lửa. Ảnh: Reuters
Tên lửa Soyuz của Nga đã gặp trục trặc trong 2 phút sau khi cất cánh vào ngày 11/10/2018, buộc phi hành đoàn gồm hai người là Hague và nhà du hành vũ trụ người Nga Alexei Ovchinin phải hạ cánh khẩn cấp. Họ đã hạ cánh an toàn xuống vùng thảo nguyên Kazakhstan.
Gần một năm sau khi sự cố xảy ra, vào ngày thứ Ba (8/10), Tổng thống Nga Putin đã trao tặng Huân chương Dũng cảm cho Hague. Theo một sắc lệnh được công bố trên cổng thông tin của chính phủ, ông Putin đánh giá cao sự chuyên nghiệp mà phi hành gia người Mỹ đã thể hiện trong vụ phóng tên lửa thất bại.
Hiện vẫn chưa có thông tin liệu Hague sẽ nhận giải thưởng cao quý này tại một buổi lễ hay không.
Các nhà điều tra Nga cho rằng sự cố tên lửa là do một cảm biến bị hư hỏng trong quá trình lắp ráp tại sân bay vũ trụ Liên Xô tại Baikonur.
Phi hành gia Hague đã quay trở lại Trái đất sau khi đưa thành công tên lửa vào Trạm vũ trụ quốc tế trong một lần phóng lặp lại vào tháng 3 năm nay.
Theo VOV.VN/REUTERS
Khung cảnh kỳ vĩ khi tàu vũ trụ Nga được phóng lên ISS Tàu vũ trụ Soyuz MS-15 của Nga đưa 3 phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế từ bãi phóng Baikonur ở Kazakhstan, để lại vệt khói dài và uốn lượn trên bầu trời. Tên lửa Soyuz được đưa bằng tàu hỏa tới bãi phóng Baikonur ở Kazakhstan hôm 23/9. Được phát triển từ thời Liên Xô và đưa vào hoạt động...