Hố đen ở trung tâm Ngân hà sáng bất thường
Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Astrophysical Journal Letters vào ngày 11/9, các nhà khoa học công bố bằng chứng cho thấy hố đen siêu khối lượng Sagittarius A* ở trung tâm dải Ngân hà hoạt động mạnh mẽ hơn trong những tháng gần đây.
Sagittarius A* nuốt nhiều vật chất hơn và phát sáng bất thường, nhưng nó ở cách Trái đất 26.000 năm ánh sáng nên không gây nguy hiểm cho Trái đất.
“Chúng tôi chưa từng thấy bất kỳ điều gì như vậy trong 24 năm nghiên cứu hố đen siêu khối lượng này”, Andrea Ghez, thành viên của nhóm nghiên cứu tại Đại học California, Los Angeles, cho biết.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích hơn 13.000 bức ảnh chụp trung tâm dải Ngân hà bằng kính viễn vọng trong 133 đêm, kể từ năm 2003. Họ phát hiện hố đen Sagittarius A* sáng gấp đôi vào ngày 13/5, và có độ sáng bất thường nhiều đêm khác trong năm nay.
Vật chất và ánh sáng không thể thoát khỏi hố đen, vì vậy bản thân hố đen không nhìn thấy được. Nhưng chúng ta có thể quan sát bức xạ phát ra từ khí và bụi bên ngoài chân trời sự kiện.
Việc Sagittarius A* sáng bất thường có thể là do ngôi sao S0-2 tiến đến quá gần hố đen, và một lượng lớn khí từ ngôi sao này bị hố đen hút vào.
Theo Khoa học phát triển
Còn nhớ khoa học đã dùng muỗi biến đổi gene để hủy diệt nòi giống của muỗi? Tưởng là giải pháp đột phá, ngờ đâu nhận "phản dame" cực gắt
Phương pháp tưởng như sẽ giúp muỗi trong một cộng đồng biến mất. Nhưng không! Thế giới tự nhiên thực sự kỳ diệu hơn chúng ta tưởng.
Có lẽ trên đời này bạn chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay những người tự tin tuyên bố mình "thích" muỗi. Chúng là những sinh vật nguy hiểm nhất hành tinh, có thể lan truyền nhiều bệnh dịch nguy hiểm đến mức quét sạch được cả cộng đồng, như Zika, sốt rét, sốt xuất huyết...
Theo các chuyên gia đánh giá, biến đổi khí hậu đã khiến các dịch bệnh từ muỗi lan đi xa hơn bao giờ hết. Mà điều quan trọng nhất là chúng quá nhỏ bé, nên chẳng ai phòng bị được.
Còn nhớ khoa học đã dùng muỗi biến đổi gene để hủy diệt nòi giống của muỗi? Tưởng là giải pháp đột phá, ngờ đâu nhận phản dame cực gắt
Còn nhớ khoa học đã dùng muỗi biến đổi gene để hủy diệt nòi giống của muỗi? Tưởng là giải pháp đột phá, ngờ đâu nhận "phản dame" cực gắt
Muỗi đã tồn tại song hành cùng loài người trong hàng ngàn năm, và cũng bằng ấy thời gian loài người đau đáu tìm cách giải quyết chúng. Và một trong những phương pháp nổi bật nhất, hiện đại nhất được đưa ra trong những năm gần đây là: sử dụng muỗi biến đổi gene.
Về cơ bản, phương pháp này hết sức đơn giản: khoa học biến đổi gene muỗi trong phòng thí nghiệm, để nếu chúng có đẻ trứng thì con non cũng chết ngay tắp lự. Sau đó, họ thả chúng ra ngoài, trộn lẫn với muỗi tự nhiên, và rồi ngồi cười và ngắm dân số muỗi sẽ sụt giảm nhanh chóng.
"Lý thuyết cho thấy những con muỗi bị biến đổi sẽ không thể làm tăng tổng số lượng muỗi trong một khu vực," - Jeffrey Powell, chuyên gia từ ĐH Yale (Hoa Kỳ), một trong những người đứng sau nghiên cứu cho biết.
Muỗi biến đổi gene
Nhưng đó chỉ là lý thuyết thôi
"Điều đó đã không xảy ra," - trích lời Powell.
Phương án này được đưa ra áp dụng tại một số quốc gia Nam Mỹ, điển hình là tại Jacobino của Brazil. Kết quả ban đầu cho thấy số lượng muỗi thực sự giảm xuống, nhưng sau đó khoảng 18 tháng, muỗi xuất hiện nhiều trở lại.
Mà nghiêm trọng hơn, những con muỗi lai sau này đã có một bộ gene lai, cho phép chúng thích nghi và chống chọi tốt hơn trước các nỗ lực hủy diệt khác từ con người. Powell cho biết, những con muỗi lai thậm chí còn dũng mãnh hơn lũ muỗi vốn đã hung dữ trước kia nữa.
Các biến thể muỗi mới chưa cho thấy sự nguy hiểm - ít nhất là ở thời điểm hiện tại, nhưng các nhà khoa học đứng sau dự án cũng chưa thể dự đoán được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. "Chúng tôi không thể đoán được tương lai sẽ như thế nào, và điều này thật sự gây lo ngại."
Một pha "phản dame" cực gắt đến từ loài muỗi là đây chứ đâu. Nào có phải tự nhiên các thử nghiệm về biến đổi gene đã luôn là lĩnh vực cần phải dè chừng với khoa học đâu?
Tham khảo: Science Alert, The Conversation
Theo Helino
Lộ diện sinh vật lạ nặng 1 tấn, vuốt dao găm, mặt heo vòi Một sinh vật khổng lồ, cuồn cuộn cơ bắp, vuốt như dao găm... có thể là vị tổ tiên đã mất của những con thú có túi hiền lành ở Úc. Nhóm nghiên cứu từ Đại học Monash (Melbourne, Úc) đã dùng 60 mẫu hóa thạch ở các độ tuổi địa chất khác nhau để tái hiện chân dung một sinh vật chưa...