“Hố đen” của nghề “ô sin” nam
Giúp việc, một nghề tưởng như chỉ xuất hiện ở nữ giới nhưng hiện nay, số lượng nam giới làm nghề này cũng chiếm một số lượng không nhỏ. Bên cạnh những người may mắn tìm được một công việc để có thu nhập theo đúng nghĩa, thì không ít người đã phải đối mặt với những “hố đen” và cám dỗ.
“ô sin” nam – chăm sóc những người già
Lên Hà Nội làm phu hồ, cửu vạn đã 2 năm nay nhưng tình hình kinh tế khó khăn, ngày có việc, ngày không, tiền kiếm được một tháng trừ ăn uống, thuê nhà không để được đồng nào gửi về cho vợ con. Tình cờ một lần đọc báo, anh Nguyễn Văn Hà (40 tuổi, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) biết được một gia đình cần thuê một nam giới chăm sóc người ốm tại bệnh viện, bao ăn uống, lương tháng 4 triệu đồng. Anh bấm điện thoại gọi đến.
May mắn là sau khi xem mặt, chủ nhà đồng ý luôn và bắt đầu nhận anh làm việc ngay. Người anh cần chăm sóc là một cụ già 80 tuổi, bị xuất huyết não. Công việc hàng ngày của anh là chăm sóc tắm rửa, giặt giũ, thay bỉm, nâng lên đặt xuống cho cụ ăn uống, bóp chân, bóp tay… Mặc dù công việc không quá vất vả nhưng bù lại, ít đêm anh được ngủ trọn vẹn, nhiều đêm anh gần như thức trắng. Chủ nhà gần như giao toàn bộ việc chăm nom ông cụ cho anh, thi thoảng mới có con cái đến thăm một lúc rồi đi ngay. Cụ già lại ốm đau nên khó tính khó nết. Đêm đến, cụ rên suốt đêm khiến người bên cạnh cũng không thể ngủ được. “Vì kinh tế khó khăn và giờ cũng rất khó xin việc nên tôi mới chấp nhận làm cái nghề này. Nói thật thà đi cuốc một mảnh vườn, phụ hồ xây dựng… nhưng đến tối là hết việc, được nghỉ ngơi và ngủ trọn một đêm còn hơn làm cái nghề này. Bí bách và mệt mỏi kiểu gì ấy”, anh Hà tâm sự.
Cũng giống như anh Hà nhưng không phải ở bệnh viện, anh Nguyễn Mạnh Quân (50 tuổi, Phú Thọ) cũng đã làm giúp việc cho một cụ già 90 tuổi ở quận Tây Hồ đã một năm nay. Vợ mất, con cái lại không ở chung nên cụ không có người trông nom. Gia đình đã tìm giúp việc là nữ nhiều lần nhưng ít ai ở với cụ được quá một tuần. Chỉ đến khi tìm được anh Quân, anh mới chịu nổi tính khí thất thường của cụ. Ngày nào cụ cũng bắt anh Quân đèo đi chỗ này chỗ kia, khi thì thăm bạn bè, khi thì đi chợ, khi thì ra đường đi lòng vòng một lúc rồi về. Tối đến thì 7h cụ đã ngủ nhưng chỉ 12h là dậy, bật ti vi và gọi anh dậy nói chuyện. “Thời gian đầu tôi nghĩ chắc mình sẽ không ở quá được 3 ngày. Song một phần vì nghĩ cụ già rồi cũng chả sống được bao lâu nữa, một phần vì các con cụ đối đãi với tôi rất tốt, trả lương khá cao, ăn uống thoải mái nên tôi cố gắng. Ở lâu rồi thành quen. Giờ tôi chỉ muốn cố gắng làm việc tốt để có tiền gửi về cho con ăn học. Một hai năm nữa sức khỏe yếu thì tôi sẽ xin nghỉ”, anh Quân cho biết.
Những cạm bẫy
Chỉ cần một cú click chuột trên mạng, hoặc tìm tới các trung tâm môi giới việc làm, dễ dàng nhận thấy có khá nhiều gia chủ cần tìm giúp việc là nam giới và ngược lại cũng có khá nhiều nam sinh viên đăng tin tìm kiếm việc làm giúp việc gia đình. Các công việc như trông nhà, trông cửa hàng, dọn dẹp nhà cửa, cơm nước, đưa đón học sinh… được “ôsin” nam thực hiện còn tốt hơn cả giúp việc nữ. Nhiều gia chủ còn khen và chỉ thích thuê giúp việc nam vì khi làm việc tập trung, không lười, không buôn chuyện.
Video đang HOT
Do được ưa chuộng, lượng sinh viên tham gia công việc “thời vụ” này ngày càng nhiều. Thế nhưng, đôi khi chỉ vì muốn kiếm thêm ít tiền tiêu rủng rỉnh mà các chàng sinh viên lại “dính” phải những trường hợp dở khóc dở cười, bởi nữ chủ nhà không muốn họ chỉ “giúp việc” thông thường.
Trần Mạnh Cường, vừa tốt nghiệp cao đẳng nhưng chưa xin được việc, đã làm đủ nghề, gia sư, bồi bàn… Nhưng gần đây, tình cờ đọc trên mạng Cường biết một gia đình cần thuê giúp việc nam lương 4,5 triệu đồng/tháng.. Chị chủ nhà tầm hơn 40 tuổi, chồng làm việc ở nước ngoài, ở một mình với con trai học lớp 2 trong một biệt thự to đùng. Công việc của cậu là dọn dẹp nhà cửa, tưới cây, nấu ăn, đưa đón bé trai đi học và buổi tối kèm cặp cho cháu học bài. Thấy mức lương khá tốt, công việc lại nhàn hạ nên Cường rất vui. Làm việc được 2 tháng, chị chủ nhà đều thanh toán tiền sòng phẳng. Thỉnh thoảng lại cho thêm tiền xăng xe, điện thoại nên Cường nghĩ mình có thể gắn bó lâu dài với công việc này nếu không có một ngày… Hôm đó buổi trưa, sau khi cơm nước xong, Cường ngả lưng xuống ghế sofa. Vừa chợp mắt được một chút thì bất chợt có một người ôm ghì cậu. Giật mình tỉnh dậy, mở mắt ra thì cậu nhận thấy chị chủ nhà mặc bộ đồ ngủ thì thào bên tai cậu: “Chồng chị đi xa, chị buồn lắm. Em hiểu mà. Chị sẽ không để em phải thiệt đâu”. Đã từng đọc trên báo những trường hợp tương tự, Cường không bao giờ nghĩ chuyện này lại có thể xảy ra với chính mình. Cậu vùng dậy, chạy ra khỏi nhà.
Sau buổi trưa hãi hùng đó, Cường mặc dù tiếc công việc mới làm nhưng cũng đành tặc lưỡi bước vào công cuộc tìm kiếm công việc mới. Cậu rút ra một kinh nghiệm là chẳng có công việc gì nhàn hạ mà lại có mức lương cao. Việc gì cũng có cái giá của nó.
Theo ANTD
Nữ sinh nuôi hai em nhỏ mơ trở thành công an
Bố mẹ qua đời vì bệnh ung thư, Nguyễn Thị Nụ (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) vừa chăm sóc hai em, vừa ôn thi vào Học viện An ninh với mơ ước được làm công an.
Con ngõ quanh co, cỏ dại mọc um tùm dẫn vào ngôi nhà có ba đứa trẻ mồ côi. Ba gian nhà đặc quánh mùi hương khói. Hai chiếc bàn thờ đặt ngang nhau. Bố mẹ Nụ đều đã qua đời, người mẹ mới mất cách đây ít ngày vì căn bệnh ung thư tử cung, để lại ba chị em côi cút nuôi nhau.
Nụ bảo, cậu em út mới được bác đón lên thành phố chơi, chỉ còn hai chị em ở nhà. Thắp nén hương cho người mẹ quá cố, em báo cho mẹ biết hai chị em mới cấy xong ba sào ruộng. Giờ con gái lớn tập trung cho kỳ thi đại học, còn em Thúy cũng chuẩn bị lên lớp 10.
Nụ khóc khi kể về mẹ. Ảnh: Hoàng Phương.
Để có tiền trả nợ ngôi nhà đang xây dở, mẹ em đi giúp việc trên thành phố. Mấy chị em ở nhà làm hơn mẫu ruộng, vừa lấy gạo ăn, vừa lấy thóc bán. Ngoài ra còn nuôi thêm đàn lợn, ao cá để trả nợ tiền xây nhà.Cách đây 4 năm, bố em mất vì bệnh ung thư phổi và xương. Căn nhà lúc đó đang xây dở, mới được phần khung, còn chưa lợp mái. "Bố em mất ở căn lều dựng tạm ngoài vườn, còn không được ở nhà mới ngày nào", nước mắt Nụ rơi lã chã khi nhắc đến bố.
Mỗi buổi chiều, người dân xóm 6, xã Hoằng Quang, đều thấy cô học trò cặp để trước giỏ, sau xe là bao nước rác hoặc mùn cưa chở về nhà. Nụ thường đạp xe ngược lên Nam Ngạn, cách nhà hơn 5 km để xin nước rác về nuôi lợn. Những hôm không đi lấy nước rác, Nụ rủ bạn cùng lớp tới một số xưởng mộc trên thành phố xin mùn cưa về nấu rượu, rồi lấy bã rượu cho cá ăn, nuôi lợn. Hai ổ lợn sề, bốn con lợn thịt và ao cá rộng hơn 5 sào chủ yếu tay Nụ chăm.
Nhắc đến cô học trò với sự khâm phục, cô giáo Nguyễn Thị Minh Nguyệt cho hay "thực sự đó là học sinh bản lĩnh rất vững vàng". Bận công việc nhà nhưng Nụ học vẫn rất khá. Biết học trò làm hồ sơ thi Học viện An ninh, cô góp ý nên chọn một trường nào đó "an toàn" vì trường này lấy điểm khá cao.
Nụ bình tĩnh trả lời: "Em vẫn quyết tâm thi, vì đó là ước mơ từ bé, gia đình em lại quá khó khăn, nếu đậu trường khác cũng không đủ khả năng chi trả mà đi học". Cô giáo dù lo lắng, cuối cùng vẫn ủng hộ quyết định của học trò.
Nụ tâm sự: "Từ hồi học lớp 5, được xem những bộ phim về ngành công an em đã rất thích. Hơn nữa, gia đình khó khăn, em nghĩ học ngành này là hợp nhất. Chưa bao giờ em từ bỏ ước mơ để nghĩ mình sẽ rẽ sang một hướng khác". Nụ bắt xe bus lên thành phố đi khám tuyển. Lọt qua hai vòng khám tuyển và làm hồ sơ xong xuôi, nữ sinh mới yên tâm thi tốt nghiệp.
Hai chị em vừa ôn thi, nhưng vẫn tích cực chăm sóc ao cá. Ảnh: Hoàng Phương.
Đối mặt với hai kỳ thi quan trọng cũng là lúc Nụ chứng kiến mẹ bị hành hạ bởi căn bệnh ung thư tử cung giai đoạn cuối. Các dì đều giấu, chờ cháu gái thi tốt nghiệp xong mới gọi riêng ra một góc và cho biết. Nụ choáng váng, nghĩ đến người cha đã qua đời, nay đến lượt mẹ, đêm nào em cũng khóc.
Hai chị em vừa ôn thi, vừa thay nhau chăm mẹ. Đứa này thức trắng đêm để bón sữa, xoa bóp cho mẹ đỡ đau thì đứa kia nằm trong buồng, vừa ôm em trai vừa khóc. "Tội nhất là lúc mẹ qua đời mà vẫn không biết mình bị ung thư vì chúng em vẫn giấu với hy vọng mẹ sẽ qua khỏi. Ngày mẹ mất, đám tang đi trong lặng lẽ, không kèn trống vì sợ ông ngoại đang ốm, sẽ bị sốc. Qua ngày sau ông mới biết, hai ông cháu ngồi ôm nhau khóc", Nụ kể.
Mấy hôm nay, bác và dì phải thay nhau sang ngủ cùng mấy chị em cho đỡ sợ. Bác bảo sẽ nuôi đỡ cho thằng em út mới vào lớp 1. Nhưng ba chị em còn quấn quýt nhau không nỡ rời xa.
Bố mẹ mất cả, Nụ chăm lo cho hai em từng miếng ăn, giấc ngủ. Em cười bảo nhiều khi cái Thúy còn mạnh mẽ, động viên chị gái phải cứng rắn lên, quyết tâm thi đậu trường an ninh để bố mẹ được vui. Sắp tới đi thi, Nụ vẫn không yên tâm hai đứa em ở nhà, dù đã có các bác chăm lo.
"Bố mẹ mất rồi, em là chị cả phải gánh vác gia đình. Đôi lúc nhọc nhằn, nhưng vẫn thấy vui vì hai đứa em đều ngoan ngoãn, nghe lời chị", Nụ chia sẻ và cho biết nếu đậu đại học sẽ đi học tiếp, còn không thì đi làm nuôi em vì trông vào mấy sào ruộng không được.
Ông Lê Huy Hùng, trưởng thôn 6 thông tin gia đình Nụ nghèo, nhưng mấy chị em đều ngoan ngoãn. Hiện nay, chỉ mỗi cháu út được hưởng trợ cấp mồ côi 180 nghìn đồng một tháng. Khi mẹ các cháu mất, thôn cũng báo lên chính quyền xã xem xét hoàn cảnh này nhưng tạm thời chưa có hỗ trợ gì.
Theo VNE
Hà Nội tăng nhiệt, oi nóng vào buổi trưa Ngày đầu tuần các tỉnh miền Bắc trời chuyển oi nóng vào buổi trưa dưới tác động của vùng thấp nóng phía tây, nhiệt độ toàn miền tăng lên 33 - 35 độ. Vùng thấp trên biển không mạnh thêm và không trực tiếp ảnh hưởng đến các tỉnh phía Bắc và đang đi xa dần đã mang đến thời tiết tốt cho...