Hồ Dầu Tiếng lo không đủ nước giúp Sài Gòn đẩy mặn
Trữ lượng nước tại hệ thống hồ đầu nguồn suy giảm trong khi mặn hạn còn kéo dài khiến nhiều chuyên gia lo ngại không đủ nước giúp sông Sài Gòn đẩy mặn.
Chiều 13/3, Công ty khai thác thủy lợi hồ Dầu Tiếng – Phước Hòa cho biết đã kết thúc đợt xả nước đẩy mặn xuống sông Sài Gòn. Đây là lần xả nước thứ 5 từ đầu năm, giúp người dân Sài Gòn đảm bảo nước sinh hoạt, phục vụ nông nghiệp.
Đợt xả nước công suất 30 m3/s kéo dài trong 3 ngày, mặn đã được đẩy ra các cửa sông. Theo đơn vị này, sau đợt xả, mực nước trong hồ cao khoảng 20 m, trữ lượng gần 850 triệu m3.
Tuy giúp các nhà máy nước hạ lưu hoạt động được nhưng nhiều chuyên gia bày tỏ lo lắng bởi trữ lượng tại các hồ đầu nguồn thấp trong khi dự báo đợt hạn mặn có thể kéo dài đến tháng 5. Hiện các hồ phải căn kéo trong việc xả nước đẩy mặn để phục vụ cho nông nghiệp và hoạt động sản xuất nước.
Hồ Dầu Tiếng đã kết thúc đợt xả nước ứng cứu người dân Sài Gòn. Ảnh: Báo Tây Ninh
Ông Bùi Thanh Giang – Phó tổng giám đốc Công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) – cho biết, năm nay trư lương nươc vê cac hô đâu nguôn giam manh. Trong đo, lương nươc tich trư cua hệ thống hô Dâu Tiêng – Phước Hòa trên thương nguôn sông Sai Gon hiện chi đat khoang 70%. Lưu lượng cua hô Tri An trên sông Đông Nai chi đat khoang 80% so vơi trung binh hăng năm.
Video đang HOT
“Tình hình khô hạn, xâm nhập mặn nặng nề nhất trong 5-6 năm trở lại đây có thể khiến hệ thống hồ đầu nguồn không đủ nước để đẩy mặn thời gian tới”, ông Giang chia sẻ.
Lưu lương nươc sông vê ha nguôn giam kêt hơp vơi triêu cương đa dân tơi xâm nhâp măn lân sâu vê thương nguôn sông Sai Gon. Đô măn tư cuôi thang 1 đên nay thường xuyên vượt ngưỡng 200 mg/lít nhiêu giơ môi ngay. Đô măn vươt quy chuân khá cao buộc nha may nươc Tân Hiêp, Bình An, Thủ Đức…phai ngưng lây nươc thô trong nhiều giờ.
Với diễn biến phức tạp, Sawaco đã đê nghi nha may nươc Kênh Đông tăng công suât đê bô trơ nươc sach cho nha may Tân Hiêp. Tại các khu vực có nguy cơ nước yếu do nằm cuối nguồn như Chợ Lớn, quận 6, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh… đơn vị này tăng cường hệ thống xe bồn, sẵn sàng cấp nước. Hệ thống giếng ngầm cũng sẵn sàng vận hành bổ sung khi nguồn nước thiếu hụt.
Về giải pháp lâu dài, Sawaco kiến nghị UBND TP HCM cho phép xây dựng hồ trữ nước thô cho nguồn nước sông Sài Gòn với vốn thực hiện từ ngân sách. Ngoài ra, đơn vị cũng đề xuất nâng cao công nghệ xử lý nước nhưng việc này đỏi hỏi chi phí đầu tư, vận hành cao.
Duy Trần
Theo VNE
Hồ Dầu Tiếng xả nước 'cứu' người dân Sài Gòn
Nước mặn xâm nhập sâu, nhiều nhà máy nước ngưng trệ có thể khiến hàng triệu người Sài Gòn thiếu nước nên hồ Dầu Tiếng phải ứng cứu.
Ngày 8/3, hồ Dầu Tiếng - Phước Hòa xả nước xuống sông Sài Gòn, kéo dài trong 3 hôm với lưu lượng 30 m3 một giây để đẩy mặn, giúp nhà máy nước Tân Hiệp lấy nước thô xử lý, cung cung cấp cho người dân TP HCM sinh hoạt.
Các số liệu quan trắc cho thấy, nước lấy từ sông Sài Gòn - Đồng Nai nhiều thời điểm không còn đáp ứng được theo quy chuẩn một số chỉ tiêu (độ mặn vượt quá 25 mg một lít), không xử lý được khiến hoạt động cấp nước đôi lúc phải ngưng trệ.
Theo tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), nhiều nhà máy nước như Tân Hiệp, Bình An, Thủ Đức... đã nhiều lần ngưng lấy nước thô hoặc khó khăn trong xử lý nước. Dự báo tình trạng xâm nhập mặn còn tiếp tục gây ra những tác động xấu trực tiếp đến hệ thống cấp nước của TP HCM ít nhất đến tháng 4.
Hồ Dầu Tiếng xả nước đẩy mặn sông Sài Gòn. Ảnh: Báo Tây Ninh
Công ty thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa cho biết, từ đầu năm đã xả nước 5 lần xuống sông Sài Gòn để "cứu" các nhà máy nước sạch ở hạ nguồn trước diễn biến xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt.
Số liệu từ Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão TP HCM cũng chỉ ra độ mặn tại huyện Nhà Bè tăng 30-40% so với cùng kỳ năm trước nhưng tăng 80% so với nhiều năm gần đây.
Sawaco cho biết, do biến đổi khí hậu, tình trạng nhiễm mặn trên sông Sài Gòn - Đồng Nai tăng cao, hoạt động cấp nước cho địa bàn TP HCM cũng gặp không ít khó khăn. Đơn vị này đang xây dựng kế hoạch xây hồ chứa nước ngọt tại huyện Củ Chi để làm nguồn nước thay thế trong trường hợp nước sông Sài Gòn - Đồng Nai nhiễm mặn quá cao.
Về nguyên nhân xâm nhập mặn, ông Phạm Thế Vinh - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam - cho rằng, hạn mặn diễn ra mạnh vì El Nino kéo dài khiến khu vực Nam bộ rất ít mưa. Ngoài ra, việc triều cường kéo dài đến tháng 2, 3 khiến nước mặn đi sâu vào các cửa sông.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp cho biết do hiện tượng El Nino nên mùa mưa đến trễ và kết thúc sớm. Tổng lượng mưa trên lưu vực thiếu hụt 20-50% trung bình nhiều năm. Mực nước thượng nguồn sông MeKong tiếp tục xuống nhanh và thấp nhất trong vòng 90 năm qua.
Hiện, trên các hệ thống sông chính ởmiền Tây, mặn xâm nhập sâu 40-93 km, tăng 10-15 km so với các năm trước. Gần 340.000 ha trong tổng số 1,55 triệu ha lúa đông xuân đang sản xuất tại miền Tây có nguy cơ bị xâm nhập mặn và hạn. Trong đó, 104.000 ha lúa bị thiệt hại nặng nề, hàng chục nghìn ha bị chết.
Trước tính cấp bách, hôm qua Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu cả hệ thống chính trị phải vào cuộc cùng dân chống hạn và xâm nhập mặn, đề nghị Trung Quốc xả đập trên sông Mekong.
Duy Trần
Theo VNE
Xâm nhập mặn trên sông Đồng Nai, Sài Gòn tăng nhanh Ngày 7.3, Chi cục Thủy lợi và phòng chống lụt bão (Sở NN-PTNT) TP.HCM cho biết tình hình xâm nhập mặn trên hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn tăng nhanh. Ảnh minh họa Cụ thể tại trạm đo Mũi Nhà Bè trên sông Đồng Nai độ mặn cao nhất đo được lên đến 12,86, còn độ mặn bình quân cũng lên đến...