“Hổ chột” của Bộ đội Xe tăng Việt Nam là ai mà khiến kẻ địch khiếp sợ đến thế?
Những năm 1971-1972, các đài kỹ thuật của ta ở khu vực Đường 9 – Bắc Quảng Trị thường thu được một câu hỏi về xe tăng với tần suất khá dày trên đài địch: “Hổ Chột ở đâu?”.
Bộ đội xe tăng Việt Nam. Ảnh: QĐND.
Vậy Hổ Chột là ai và tại sao lại được phía bên kia quan tâm đến thế? Xin thưa, đó chính là một biệt danh do phía bên kia đặt cho đồng chí Đào Huy Vũ, lúc đó là Thượng tá, quyền Tư lệnh Binh chủng Tăng – Thiết giáp (TTG).
Từ thày giáo làng trở thành Tư lệnh xe tăng
Đào Huy Vũ sinh năm 1924 trong một gia đình nông dân ở xã Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội. Nhờ tư chất thông minh và có lòng hiếu học nên ông học rất giỏi và đã có bằng certificat của Pháp khi còn rất trẻ.
Có tý chữ nghĩa ông được bổ làm “hương sư” – thày giáo làng ở ngay tại quê mình. Những ngày tháng đó ông đã được cách mạng giác ngộ và rất tích cực tham gia vào phong trào “Thanh niên cứu quốc” ở địa phương.
Tháng 8.1945 ông nhập ngũ và lập tức tham gia vào đoàn quân Nam tiến vào chiến đấu ở địa bàn Buôn Mê Thuột. Tiếp đó, ông tham gia chiến đấu trên nhiều chiến trường cả ở Việt Nam và Thượng Lào. Kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp ông là Trung đoàn phó của một trung đoàn bộ binh.
Hòa bình lập lại, ông được chọn về bồi dưỡng văn hóa, ngoại ngữ tại Trường Văn hóa Quân đội. Tháng 8.1956, ông được giao nhiệm vụ làm Trưởng đoàn Đoàn cán bộ – chiến sĩ sang đào tạo về xe tăng tại Trung Quốc.
Tháng 10.1959, khi Trung đoàn xe tăng 202 được thành lập, ông được bổ nhiệm chức vụ trung đoàn trưởng. Tháng 6 năm 1965, khi Bộ Tư lệnh Tăng – Thiết giáp được thành lập, ông được giao nhiệm vụ Quyền Tư lệnh binh chủng (không có Tư lệnh).
Vậy là sau một hành trình 20 năm đầy biến động, vị hương sư Đào Huy Vũ đã trở thành người đứng đầu Binh chủng Tăng – Thiết giáp – một trong những binh chủng hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN).
Bộ đội xe tăng Việt Nam. Ảnh: QĐND.
Không ngừng học hỏi, nghiên cứu sáng tạo
Là một người có vốn Hán học khá uyên thâm, ông luôn “biết mình, biết người”. Chính vì vậy, ông biết rằng để có đủ khả năng đảm nhiệm chức trách người chỉ huy cao nhất của một binh chủng mới không có con đường nào khác hơn là không ngừng học tập. Không chỉ học ở trường mà ông còn hết sức chú trọng tự học và học trong thực tiễn.
Những người đã từng ở bên cạnh ông cho biết, dù đi đâu, làm gì… lúc nào bên mình ông cũng có một vài cuốn sách, không sách chuyên môn thì sách ngoại ngữ… Nhờ vậy, chỉ sau khi về nước khoảng 2 năm ông đã có thể đọc hiểu được các tài liệu kỹ, chiến thuật chuyên ngành bằng tiếng Nga.
Video đang HOT
Từ kinh nghiệm thực tế trận mạc kết hợp với những kiến thức đã thu lượm được trong học tập và tự học, tự nghiên cứu… ông cho rằng: Với đặc điểm tình hình địch, địa hình, đường sá… Việt Nam, tác chiến xe tăng không thể áp dụng máy móc các hình thức chiến thuật như của bạn mà cần có những thay đổi nhất định mới đạt hiệu quả cao.
Trên cơ sở đó, ông cùng các đồng sự đã sáng tạo nên một cách đánh riêng có của TTG Việt Nam có rất nhiều khác biệt với nước bạn và đã được kiểm nghiệm qua một số cuộc diễn tập thực binh. Cách đánh đó cũng được chứng minh là phù hợp trong các trận chiến đấu của xe tăng sau này.
Xe tăng PT-76 mang số hiệu 268 tham gia trận đánh giờ là tượng đài chiến thắng Làng Vây.
Bám sát chiến trường, kịp thời rút kinh nghiệm
Là người chỉ huy cao nhất binh chủng song ông không chịu ngồi yên ở Sở chỉ huy mà thường xuyên bám sát đơn vị cơ sở, bám sát chiến trường… để đúc rút ra các bài học kinh nghiệm cần thiết, ngõ hầu hoàn thiện cách đánh của TTG Việt Nam và phổ biến rộng rãi đến khắp binh chủng.
Đầu năm 1967, để chuẩn bị đưa xe tăng vào miền Nam tham chiến ông đã dẫn một đoàn cán bộ vào khu phi quân sự để nghiên cứu chiến trường cũng như nghiên cứu các phương án hành quân sao cho hiệu quả nhất.
Tháng 3.1968, ông trực tiếp đi cùng Đại đội 6 vào Đường 9 để bổ sung lực lượng cho Tiểu đoàn 198 và nghiên cứu chiến trường ở khu vực Khe Sanh. Tháng 12.1969, ông lại cùng Tiểu đoàn 195 sang Lào giúp bạn tác chiến ở Cánh đồng Chum.
Chính trong chuyến đi này, ngày 17.02.1970 ông đã bị thương khi bom đánh trúng Sở chỉ huy chiến dịch ở Noọng Pẹt. Bom đạn quân thù đã lấy đi của ông một con mắt và từ đó ông được các chỉ huy phía bên kia tặng cho cái hỗn danh “Hổ Chột”.
Trong chiến dịch Đường 9 – Nam Lào năm 1971 cũng như trong các chiến dịch sau này các đài kỹ thuật của ta thu được trên làn sóng vô tuyến điện bọn địch thường xuyên hỏi thăm nhau: “Hổ Chột ở đâu?”. Lúc đầu cũng không ai hiểu được đó là mật danh hay mật hiệu gì.
Một thời gian sau, qua điệp báo cũng như phân tích tình hình mới hiểu đó là mật danh chỉ “tướng xe tăng” Đào Huy Vũ. Nói cho công bằng, sự “quan tâm” sâu sát như vậy của đối phương đối với ông cũng không phải là không có lý. Bởi vì lập luận của chúng là: “xe tăng đã tập trung ở đâu thì Quân giải phóng sẽ đánh lớn ở đó”.
Và đúng là như vậy! Trong cuộc Tổng tiến công chiến lược 1972, Quảng Trị được chọn là hướng chủ yếu và có đến 2 Trung đoàn TTG (202 và 203) tham chiến ở đây. Cũng vì vậy, được sự đồng ý của trên, Bộ Tư lệnh TTG đã thành lập Bộ Tư lệnh tiền phương bên cạnh Bộ Tư lệnh mặt trận B5 và do ông trực tiếp chỉ huy.
Tháng 12/1971, xe tăng 390 hành quân từ Vĩnh Phúc, vượt Trường Sơn vào chiến đấu tại chiến trường Trị Thiên khốc liệt.
Cơ quan này đã tham mưu đắc lực cho Bộ Tư lệnh B5 trong sử dụng TTG, đồng thời đã trực tiếp chỉ đạo, giúp đỡ các đơn vị xử lý nhiều tình huống phức tạp nẩy sinh trong chiến đấu, trong đó có sáng kiến bí mật đưa xe tăng xuống công sự bắn để chống lại chiến thuật “Trâu rừng” của tướng Abrams.
Mùa Xuân năm 1975, ông lại một lần nữa “xuất tướng”. Bộ Tư lệnh TTG tiền phương do ông lãnh đạo luôn có mặt bên cạnh BTL chiến dịch Huế- Đà Nẵng, BTL cánh quân Duyên hải và BTL cánh Đông trong chiến dịch Hồ Chí Minh.
Với sự tham mưu đắc lực của ông và các đồng sự trong Bộ Tư lệnh TTG tiền phương, việc sử dụng TTG trên hướng Quân đoàn 2 cũng như cánh quân Duyên hải và cánh quân phía Đông có hiệu quả rất cao.
Những năm cuối của cuộc đời binh nghiệp ông về Học viện Quốc phòng làm Chủ nhiệm khoa TTG với hàm thiếu tướng. Những kiến thức, kinh nghiệm của ông đã góp phần không nhỏ vào công cuộc đào tạo nên các thế hệ cán bộ lãnh đạo- chỉ huy của quân đội ta.
(Theo Thời Đại)
Với 500 triệu USD, Việt Nam sẽ mua những vũ khí nào của Ấn Độ?
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 3/9 thông báo, quốc gia Nam Á này sẽ cấp thêm 500 triệu USD tín dụng quốc phòng cho Việt Nam.
Khoản tín dụng 500 triệu USD sẽ giúp cho nhiều vũ khí tối tân của Ấn Độ xâm nhập được vào thị trường Việt Nam
Được biết khoản viện trợ dành cho lĩnh vực quân sự này nhằm mục đích thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác quốc phòng vốn đã khăng khít giữa hai quốc gia. Nhưng khác với gói tín dụng 100 triệu USD dùng để đóng 4 tàu tuần tra xa bờ, hiện vẫn chưa có thêm thông tin cho hay khoản viện trợ mới sẽ được sử dụng ra sao.
Thời gian qua đã có nhiều phân tích đánh giá về các vũ khí Ấn Độ có thể phù hợp với Việt Nam, trong đó những chủng loại sau đây được coi là ứng viên sáng giá nhất, nhiều khả năng nằm trong kế hoạch giải ngân của khoản vay 500 triệu USD.
Tàu hộ vệ tên lửa Talwar Dự án 11356 và tên lửa chống hạm BrahMos
Tàu hộ vệ tên lửa INS Trikand (F51) lớp Talwar
Tới thời điểm này có thể nhận định rằng gần như 100% Việt Nam sẽ mua tên lửa hành trình chống hạm BrahMos của Ấn Độ, nhưng do chúng ta chưa có phương tiện mang vác cũng như không có kế hoạch bổ sung cho lực lượng phòng thủ bờ biển mà phía bạn đã đề nghị cung cấp chiến hạm trang bị sẵn BrahMos, thay vì chỉ là các tổ hợp riêng lẻ.
Với chủ trương đưa hải quân tiến thẳng lên hiện đại, chắc chắn Việt Nam sẽ không mua lại khu trục hạm Rajput sắp bị loại biên mà sẽ lựa chọn một lớp khinh hạm hiện đại để giao vai trò kỳ hạm.
Trong các ứng viên tiềm năng còn lại, không ai thích hợp hơn lớp Talwar Dự án 11356, Hải quân Ấn Độ hiện đang vận hành 3 chiếc Talwar mang tên lửa BrahMos (F45, F50 và F51) cùng 3 chiếc mang tên lửa Klub (F40, F43, F44).
Quốc gia Nam Á không có ý định trang bị thêm lớp chiến hạm này do đã đủ so với nhu cầu, nhưng đứng trước thời cơ quá lớn khi Nga thanh lý 3 khinh hạm Đô đốc Grigorovich Dự án 11356M mà họ đã quyết định mua thêm.
Hạm đội bao gồm 9 chiếc 11356/11356M là dư thừa, vì vậy có khả năng bạn sẽ nhượng lại cho Việt Nam một tàu, đơn giá một chiếc Talwar đóng mới là trên 500 triệu USD, nhưng vì là hàng đã qua sử dụng cho nên nó sẽ không vượt quá hạn mức gói tín dụng, đặc biệt khi đây gần như là món hàng khuyến mãi đi kèm tên lửa BrahMos.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung MR-SAM
Xe mang phóng của tổ hợp tên lửa phòng không MR-SAM
Ứng viên sáng giá tiếp theo chính là hệ thống phòng không tầm trung di động MR-SAM - sản phẩm hợp tác giữa Tập đoàn Israel Aerospace Industries (IAI) với Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO).
Sức mạnh của MR-SAM nằm ở tên lửa đánh chặn Barak 8 tầm bắn 70 km và được dẫn bắn bởi radar EL/M-2084 MF-STAR. Phạm vi tác chiến của MR-SAM tương đương Buk-M3 của Nga nhưng nó lại có lợi thế là sử dụng chung một số thành phần với SPYDER.
MR-SAM kết hợp cùng SPYDER-SR/MR sẽ đảm bảo tạo lập ô phòng không tin cậy và đồng bộ cho các tầm ngắn, trung và trung-xa để phối hợp với tầm xa do S-300/400 đảm nhiệm. Cơ cấu này tỏ ra hợp lý hơn là "chen ngang" Buk-M2/M3 vào giữa. Ngoài ra giá thành vào khoảng 100 triệu USD của MR-SAM thậm chí còn rẻ hơn con số 120 triệu USD của Buk-M2.
Trực thăng vũ trang hạng nhẹ LCH
Trực thăng LCH trong một chuyến bay thử nghiệm
Vào tháng 6 năm nay, trang idrw.org cho biết, Tập đoàn Hindustan Aeronautics Limited (HAL) của Ấn Độ đang tiến hành các cuộc đàm phán với Việt Nam để cung cấp trực thăng chiến đấu hạng nhẹ LCH (Light Combat Helicopter).
Đây là chiếc trực thăng vũ trang rất tiên tiến, đã được "quy hoạch" làm phương tiện yểm trợ hỏa lực dành cho cả Lục quân lẫn Không quân Ấn Độ. Nhờ thiết kế hiện đại đề cao tính tàng hình, được tích hợp nhiều trang thiết bị điện tử đến từ các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, năng lực chiến đấu của LCH tỏ ra không hề thua kém Mi-28 (Nga) hay Z-10 (Trung Quốc).
Lục quân Việt Nam đang trên đà hiện đại hóa, ngoài xe tăng T-90MS thì trực thăng vũ trang là mảnh ghép khác không thể thiếu nhằm xây dựng một lực lượng mạnh toàn diện. Sở hữu nhiều tính năng ưu việt trong khi đơn giá chỉ có 20,2 triệu USD, rẻ bằng một nửa Mi-28, LCH tỏ ra là một đối thủ nặng ký trong cuộc đua giành vị trí trực thăng tấn công thế hệ mới của Việt Nam.
Bên cạnh các ứng viên nêu trên còn một số chủng loại vũ khí khác của Ấn Độ cũng gây được ít nhiều chú ý, đó là tiêm kích hạng nhẹ Tejas, tên lửa đạn đạo Prithvi hay pháo phản lực phóng loạt Pinaka-II... Mặc dù hiện tại nhu cầu của Việt Nam không thực sự lớn do đã có hàng thay thế tốt hơn tuy nhiên cơ hội của chúng vẫn chưa hoàn toàn khép lại.
Vấn đề thu hút sự quan tâm còn lại có lẽ là thời hạn giải ngân gói tín dụng trên, hy vọng rằng điều đó sẽ diễn ra không quá lâu sau thời điểm bộ phim "Cô dâu 8 tuổi" kết thúc.
Theo Soha News
Chỉ ít ngày nữa, Hải quân Việt Nam sẽ có thêm 2 tàu tên lửa tấn công nhanh hiện đại Tổng công ty Ba Son đang chỉnh sửa giai đoạn cuối để bàn giao cặp tàu tên lửa Molniya số 3 (M5,M6) số hiệu 382, 383 cho Quân chủng Hải quân trong tháng 11/2016. Công đoạn cuối trước khi tàu tên lửa Molniya trực chiến Theo báo Hải quân, ngày 25/3/2014, tàu tên lửa Molnyia số hiệu M5 và M6 bắt đầu được...