Hồ Cán Cấu (Lào Cai): Điểm du lịch hấp dẫn
Hồ Cán Cấu nằm ở thôn Cán Cấu, xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, Lào Cai, cách thành phố Lào Cai khoảng 100km về phía Đông Bắc.
Giữa cảnh núi rừng trùng điệp, một cảnh thiên nhiên hùng vĩ hiện ra với những hàng cây xanh vươn mình trên những vách đá cheo leo, soi bóng xuống mặt nước trong xanh, uốn vòng theo lòng thung lũng, đây đó những tảng đá ngầm, đó là hồ Cán Cấu – điểm du lịch hấp dẫn nhiều du khách, đặc biệt là du khách trẻ ưa mạo hiểm. Hồ Cán Cấu nằm ở thôn Cán Cấu, xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, Lào Cai, cách thành phố Lào Cai khoảng 100km về phía Đông Bắc.
Không biết tự bao giờ hồ Cán Cấu đã được hình thành, chỉ biết rằng hồ này có nước quanh năm kể cả mùa khô hanh. Hồ có hình thoi, chiều rộng khoảng 30ha, chiều dài khoảng 2.000m, vào mùa này nước ngập một màu xanh biếc, mát lành. Đây là địa điểm lý tưởng đang thu hút nhiều du khách đến trải nghiệm vẻ đẹp của vùng đất hoang dã mà quyến rũ đến kỳ lạ, đặc biết là những du khách cắm trại qua đêm hay tìm vùng đất dừng chân để nướng lên những món thơm ngon giữa núi non trùng điệp.
Ngay cạnh hồ có cánh đồng cỏ rộng mênh mông, nơi người dân chăn thả trâu bò hằng ngày và ở những mảnh nương cao hơn là những mảnh nương đồi hoa Tam Giác Mạch đang lớt phớt mầu hồng nhạt. Ngoài ra, giữa hồ còn có một quả núi nhô lên trông rất ngoạn mục. Có lẽ bởi những vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà gần gũi này đã tạo nên sức hút mạnh liệt đối với du khách thập phương.
Du khách đang có chuyến đi đến vùng đất cao nguyên Bắc Hà, Simacai? Hãy cùng chiếm lấy cơ hội để được tận hưởng khí hậu mát mẻ trong lành, bình yên và không gian tĩnh lặng và thưởng thức vẻ đẹp nơi núi rừng miền biên viễn bằng cách ghé thăm hồ Cán Cấu ngay hôm nay.
Lào Cai: Choản Thèn - Điểm du lịch cộng đồng hấp đẫn nơi vùng cao biên giới
Thôn Choản Thèn được hình thành đến nay khoảng trên 300 năm, là một trong số các thôn cổ của xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Video đang HOT
Thôn cách trung tâm xã Y Tý khoảng 2 km, cách biên giới Việt - Trung khoảng 6 km, cách trung tâm huyện Bát Xát 90km theo đường Trịnh Tường - A Lù; theo đường Mường Hum là 70 km. Toàn thôn hiện có 57 hộ gia đình với 323 nhân khẩu, trong đó 96,8% là người Hà Nhì Đen.
Choản Thẻn theo tiếng người Hà Nhì có nghĩa là thửa ruộng tròn, toàn thôn nằm trên khu đất có hình mui rùa. Nơi đây còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống như: phong tục tập quán, các lễ hội, trò chơi dân gian, nghề đan lát thủ công và những ngôi nhà trình tường giống như những cây nám khổng lồ mọc lên giữa đại ngàn cùng cảnh quan thiên nhiên đặc sắc ....
Với những giá trị đặc biệt ấy, Choản Thèn, xã Y Tý đã được UBND tỉnh Lào Cai công nhận là điểm du lịch tại Quyết định số 1926/QĐ-UBND ngày 7/6/2021.
Kiế n trúc độ c đ áo c ủ a nh ữ ng ngôi nh à truy ề n th ố ng:
Người Hà Nhì có câu "Lạ Khố Khố Hứ Chà" có nghĩa "Ngôi nhà là quan trọng nhất". Ngôi nhà của người Hà Nhì đặc biệt vì được làm theo kiểu trình tường bằng đất và đá, dựng theo hình vuông với bốn mái hình chóp và thường không có hiên, có một cửa ra vào, không có các cửa sổ lớn mà chỉ có một số lỗ thông hơi trên tường. Mỗi ngôi nhà rộng chừng 65 - 80 m2, tường thường trình dày từ 45 - 50 cm, cao khoảng 4,5 - 5 m, dù nhà to hay nhỏ vẫn cân đối, đẹp mắt, tạo cảm giác ấm áp về mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.
"Công viên Choản Thèn"
"Công viên Choản Thèn" hay "Công viên Y Tý" là tên gọi ưu ái của những người dân địa phương và khách du lịch khi tới khoảng đất trống nằm cuối con đường xuyên qua bản Choản Thèn. Với hai cây dẻ sồi cổ thụ uy nghi cùng vươn lên đón nắng ấm, dưới chân là con đường mòn nhỏ, xung quanh là những thửa ruộng bậc thang, núi đồi trập trùng phía xa xa tạo nên một không gian bình yên. Đây là nơi diễn ra Lễ hội Khô Già Già - lễ hội cầu mùa lớn nhất và lâu đời nhất mạng đậm bản sắc văn hoá dân tộc của người Hà Nhì.
Lễ hội Khô Già Già
Lễ hội Khô Già Già là lễ hội lớn nhất của người Hà Nhì Đen nhằm mục đích cầu mùa, cầu mong sự sinh sôi phát triển, cầu thần rừng, thần thổ địa, thần nước phù hộ cho bản làng được bình yên, mạnh khỏe... Lễ hội được tổ chức trong 5 ngày, bắt đầu từ ngày Thìn - Tỵ - Ngọ - Mùi, kết thúc ở ngày Thân trong tháng 6 âm lịch. Cả bản sẽ cùng đóng góp mua trâu về để mổ, trước là tế thần rồi dâng cúng tổ tiên ở mỗi gia đình. Sau phần tổ chức nghi lễ chung, cả dân bản cùng tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống, cùng múa hát... Lễ hội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2014.
Nghề đan lát truy ề n th ống:
Nét độc đáo trong sản phẩm đan lát thủ công của người Hà Nhì chủ yếu do người đàn ông tạo ra trong lúc nông nhàn gồm có mâm ăn cơm, gùi, nia giỏ... Mâm đan bằng mây tre được coi là sản phẩm nổi bật nhất trong kỹ thuật đan của người Hà Nhì ở Choản Thèn. Nguyên liệu chính dùng để đan là mây rừng, tre và trúc, mai. Trong hành trình tìm hiểu khám phá thôn Choản Thèn, du khách có thể ghé qua nhà nghệ nhân Chu Thó Xe, Ly Giờ Suy để tìm hiểu về nghề đan lát của người Hà Nhì và trải nghiệm đan lát.
Trò chơi "Nhảy que"
Nhảy que là một trò chơi không thể thiếu trong các dịp hội làng, lễ cúng rừng, Tết cổ truyền, Tết thiếu nhi hay tham gia giao lưu văn hóa văn nghệ với các dân tộc khác. Để tiến hành trò chơi, người Hà Nhì chuẩn bị những chiếc que (cành cây tre hoặc nhánh cây luồng) thường to bằng ngón tay cái, có độ dài khoảng 3m. Trò chơi được bắt đầu khi một người bất kỳ quay chiếc que liên tục theo vòng tròn 360 độ, sát mặt đất. Người tham gia nhảy que không phân biệt lứa tuổi, giới tính, dân tộc cùng hòa vào cuộc chơi. Họ có thể nhảy đơn, nhảy đôi, hay xếp thành vòng tròn nắm tay nhau cùng nhảy.
Dân ca dân vũ
Dân tộc Hà Nhì có một kho tàng văn nghệ dân gian rất phong phú với các loại truyện kể, hát ru, dân ca và múa phản ảnh cuộc sống lao động, đấu tranh, chinh phục tự nhiên, khả năng sáng tạo, thể hiện ước mơ khát khao vươn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhạc cụ dân tộc Hà Nhì có đàn Hó Tơ, nhị, sáo trúc.
Hiện nay, thôn Choản Thèn đã thành lập đội văn nghệ. Đội văn nghệ hoạt động thường xuyên và biểu diễn các tiết mục văn nghệ tại những ngày hội của thôn, của xã và biểu diễn khi khách du lịch có nhu cầu.
Bia Hà Nhì
Bia là thứ đồ uống truyền thống, không thể thiếu trong đời sống của người Hà Nhì; thường được dùng trong bữa cơm đón khách quý hoặc các dịp lễ, tết.Bia của người Hà Nhì được làm từ gạo nếp. Công đoạn ủ bia rất cầu kỳ và độc đáo. Khi đã nhấp môi và uống trọn vẹn chén bia, bạn sẽ không bao giờ có thể quên hương vị cực kỳ độc đáo của thức uống này.
Khám phá điểm săn mây đẹp nhất Si Ma Cai (Lào Cai) Si Ma Cai (Lào Cai) là huyện vùng cao nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, chợ Cán Cấu đậm đà sắc màu văn hóa, Sín Chéng với những thửa ruộng bắc thang lên trời, dòng sông Chảy quanh năm nước xanh ngọc bích và nhiều điểm du lịch chưa được khai thác. Nhưng bất cứ ai đến với Si Ma...