Hồ Cấm Sơn (Bắc Giang) điểm đến cuối tuần dành cho khách thích gần gũi với thiên nhiên
Hồ Cấm Sơn – nguồn cảm hứng của cố nhạc sĩ Phó Đức Phương cho nhạc phẩm “Hồ trên núi” đang được tỉnh Bắc Giang giới thiệu là điểm đến nghỉ cuối tuần gắn với du lịch sinh thái.
Giới thiệu về hồ Cấm Sơn, ông Trương Văn Năm, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Lục Ngạn cho biết: “Nhạc phẩm “Hồ trên núi” của cố nhạc sĩ Phó Đức Phương lấy cảm hứng sau một chuyến đi thực tế vào năm 1971 đến hồ Cấm Sơn (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang)”.
Từ đó lời ca khúc đã ghi vào lòng người với bức tranh non xanh nước biếc, phong cảnh hữu tình với những hình ảnh thuyền ngược, xuôi; hồ nước đầy là mặt gương soi; tiếng rừng, tiếng suối; xôn xang mái chèo nhịp đời sinh sôi; cá nặng lưới đầy… Dòng Cấm Sơn xuất phát từ huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, đến Lục Ngạn thì đập chặn lại thành hồ. Hồ Cấm Sơn là nguồn cung cấp nguồn nước tưới chính cho sản xuất nông nghiệp của hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang.
Bình thường mặt hồ rộng 2.600 ha nhưng đến mùa mưa, lũ nước dâng cao, mặt hồ lúc này có thể rộng đến 3.000 ha. Chiều dài của hồ gần 30 km, bề ngang nơi rộng nhất 7 km, chỗ hẹp nhất 200m, lòng hồ nơi sâu nhất đến khoảng 47m, hồ có rất nhiều đảo.
Điều đặc biệt ở hồ Cấm Sơn là bờ của hồ chính là những ngọn núi điệp trùng, bao bọc. Cư dân sống gần hồ là những bản làng người dân tộc Nùng, Tày và Kinh. Nhân dân vùng chung quanh hồ chủ yếu là dân tộc.
Người dân ở đây đi lại chủ yếu bằng thuyền, và giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo tạo những cảnh quan sơn thủy hữu tình. Chính vì vậy mà có câu: “Áo chàm xuống núi bơi thuyền/Khăn nam phân phất như tiên dưới trần”.
Người dân sống quanh hồ Cấm Sơn đến nay vẫn truyền tụng những câu chuyện huyền thoại, ly kỳ về sự tích núi Ba Hòn, suối Cấm, suối Mọc, suối Vảy Rồng, núi Kỉn, làng Mấn, đảo Lăn Lóc… Những câu chuyện kể mang màu sắc huyền thoại đã thổi hồn vào cảnh vật làm cho từng dãy núi, khu rừng bao bọc xung quanh mặt nước trở nên hữu tình ít nơi có được.
Video đang HOT
Buổi sớm mai là thời gian thích hợp nhất để chiêm ngưỡng cảnh sắc, không gian mặt hồ Cấm Sơn. Những làn sương sớm phủ màu trắng đục huyền ảo trên mặt hồ dần tan vào sóng nước khi mặt trời ló rạng. Mặt hồ gợn sóng lấp lánh trong nắng sớm, vài chiếc thuyền nan lướt qua, chợt nao nao một nỗi niềm bâng khuâng xa vắng như văng vẳng câu ca của nhạc sĩ Phó Đức Phương “Thuyền ta ngược, thuyền ta xuôi, giữa dòng nước bạc, nhịp chèo ta bơi…”.
Nếu đến Cấm Sơn vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 7, du khách còn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vùng đồi Lục Ngạn đỏ rực khi mùa vải chín. Thưởng thức những quả vải và hòa vào không khí của một mùa thu hoạch của người dân vùng đồi.
Không chỉ vậy, lòng hồ Cấm Sơn bao la cho nhiều cá tôm, vào những đêm trở trời, những chiếc vó của đồng bào dân tộc nơi đây có thể bắt được vài trăm kg cá một mẻ, đã từng có những con cá nặng đến 40-50kg.
Vì thế, du ngoạn hồ Cấm Sơn, nhất định phải thưởng thức những món ăn dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn của vùng đất này như tôm hồ rang hoặc nướng, gà đồi luộc, thịt lợn bản thái miếng to nướng; măng rừng luộc chấm muối ớt…
Bà Khúc Thị Nga, Phó Giám đốc HTX thương mại và dịch vụ An Phú cho biết: Du lịch tại hồ Cấm Sơn vẫn ở mức sơ khai. Trên hồ mới chỉ có 1 đảo xây dựng chỗ ăn ở, cắm trại và đưa khách đi vào bản trải nghiệm du lịch cộng đồng. Ngay cả thuyền chở khách chủ yếu là tận dụng lại thuyền chở dân đi lại trên lòng hồ nên chưa theo đúng tiêu chuẩn du lịch. Hiện nay, các thành viên hợp tác xã cũng căn cứ trên nhu cầu và lượng khách để đầu tư thuyền có chất lượng dịch vụ tốt hơn, giảm tiền ồn, đảm bảo môi trường.
Còn ông Trương Văn Năm cho biết: Do hồ Cấm Sơn là nơi cung cấp nguồn nước cho thành phố Bắc Giang và cả Bắc Ninh việc quy hoạch du lịch nơi đây đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, huyện chủ trương khai thác loại hình du lịch cộng đồng để vừa phát triển kinh tế, vừa giữ được cảnh quan môi trường.
Ông Lưu Xuân San, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch Bắc Giang cho biết, thời gian tới, Bắc Giang sẽ đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch “xanh” với các tiêu chí về bảo vệ môi trường thiên nhiên gắn với hoạt động khám phá, trải nghiệm văn hóa bản địa, mang lại sinh kế cho người dân, trong đó hồ Cấm Sơn là một trong những điểm đến mới được Trung tâm chú trọng quảng bá, xúc tiến du lịch.
Ghi nhận phóng viên báo Tin tức:
Biển hướng dẫn vào bến đỗ đi thuyền hồ Cấm Sơn còn khá sơ khai.
Do là hồ cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Bắc Giang và Bắc Ninh nên xung quanh hồ vẫn là rừng phòng hộ.
Dịch vụ chèo thuyền trên hồ mới được đưa vào sử dụng.
Một số đảo được quy hoạch làm nơi cắm trại.
Du khách có thể lựa chọn mua sản vật địa phương.
Du lịch hồ Cấm Sơn mới phát triển khoảng 5 năm gần đây. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên hơn 2 năm qua gần như rất ít du khách đến đây.
Bắc Giang - điểm đến du lịch hấp dẫn
Với vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên du lịch phong phú, Bắc Giang có tiềm năng lớn về phát triển du lịch và đang là điểm đến mới, hấp dẫn đối với nhiều du khách trong và ngoài nước.
TP Hồ Chí Minh: Ứng dụng công nghệ vào phát triển du lịch
Quảng Bình hội tụ đủ các điều kiện để phát triển thành trung tâm du lịch lớn
Nâng tầm du lịch Mộc Châu - 'Điểm đến thiên nhiên hàng đầu thế giới'
Khu du lịch tâm linh sinh thái Tây Yên Tử, nơi diễn ra Lễ khai mạc Tuần Văn hóa- Du lịch tỉnh Bắc Giang 2023. Ảnh: TTXVN phát
Nhiều khu, điểm du lịch thu hút du khách
Bắc Giang có vị trí địa lý gần Thủ đô Hà Nội, sân bay, cảng biển, cửa khẩu quốc tế; được kết nối với các trung tâm kinh tế, du lịch trong nước (Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên) và các trung tâm kinh tế, du lịch vùng Đông Nam Trung Quốc (Bằng Tường, Nam Ninh) bởi các tuyến giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Địa phương còn sở hữu nhiều tài nguyên du lịch nhân văn, tự nhiên rất có giá trị có thể khai thác, phát triển du lịch văn hóa - tâm linh, lịch sử - văn hóa, sinh thái - nghỉ dưỡng...
Địa hình nơi đây đa dạng, có sự kết hợp giữa vùng đồng bằng và vùng núi cao tạo nên những cảnh quan thiên nhiên đẹp, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, khám phá, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí, nổi bật như: Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Sơn Động) có diện tích gần 12.265,1 ha (trong đó rừng tự nhiên là 11.766,24 ha) là khu vực tiếp giáp núi Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh) - nơi đây có nhiều cảnh đẹp hấp dẫn. Khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ (Sơn Động) có diện tích 7.153 ha (trong đó diện tích rừng tự nhiên 5.092 ha) còn giữ nguyên nét hoang sơ với nhiều cảnh quan đẹp như: Vũng Tròn, cây Đa cổ thụ, thác Ba Tầng cùng nhiều dòng suối. Khu Du lịch sinh thái suối Mỡ, huyện Lục Nam có những dòng thác quanh năm tung bọt trắng xóa, nổi tiếng với đền Suối Mỡ linh thiêng (đền Hạ, đền Trung và đền Thượng)...
Là vùng đất cổ, có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời, Bắc Giang hiện có 2.237 di tích lịch sử, văn hóa trải khắp trên địa bàn toàn tỉnh; trong đó có 735 di tích đã được xếp hạng, gồm: 5 di tích và cụm di tích cấp quốc gia đặc biệt, 93 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 608 di tích xếp hạng cấp tỉnh.
Đến nay, địa phương đã hình thành một số khu, điểm du lịch tại thành phố Bắc Giang và một số huyện như: Khu Du lịch tâm linh sinh thái Tây Yên Tử tại huyện Sơn Động, Khu Du lịch sinh thái Bản Ven, huyện Yên Thế. Các khu dịch vụ, lưu trú khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 3 sao tại thành phố Bắc Giang, huyện Việt Yên, huyện Lục Nam; hình thành mô hình các hợp tác xã du lịch cộng đồng gắn vùng cây ăn quả huyện Lục Ngạn... Bước đầu, tỉnh xây dựng, hình thành sản phẩm du lịch "Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử".
Bắc Giang đã cơ bản hình thành và khai thác có hiệu quả 4 không gian du lịch trọng tâm của tỉnh gồm: Hà Nội - thành phố Bắc Giang - Lục Ngạn - Sơn Động; Không gian du lịch Tây Yên Tử gắn với "Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử" (huyện Sơn Động, Lục Nam, Yên Dũng); Không gian du lịch cộng đồng gắn với vùng cây ăn quả và chè bản Ven (huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên, Yên Thế); Không gian du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí gắn với du lịch golf (huyện Yên Dũng, Việt Yên, Lục Nam). Tỉnh đang tích cực triển khai, phấn đấu hình thành và khai thác hiệu quả không gian du lịch, vui chơi giải trí, kinh tế ban đêm (tại thành phố Bắc Giang và huyện Việt Yên) trong thời gian tới.
Đến Bắc Giang, du khách không chỉ tham quan các di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng, du lịch dã ngoại tại các Khu Bảo tồn thiên nhiên, các hồ, thác nước... mà còn được thưởng thức các đặc sản tươi, ngon, hấp dẫn như: vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, mì Chũ...
Huy động nguồn lực phát triển du lịch
Du khách đi thuyền tham quan hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang). Ảnh tư liệu: Danh Lam/TTXVN
Tỉnh đã quan tâm huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển ngành Du lịch, giúp Bắc Giang trở thành một điểm đến mới, hấp dẫn du khách.
Từ năm 2021 đến nay, địa phương đã công nhận thêm 4 điểm du lịch; nâng tổng số khu, điểm du lịch được công nhận trên địa bàn lên 13 điểm. Toàn tỉnh có 445 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, trong đó có , 10 khách sạn 3 sao, một khách sạn 4 sao.
Tuy nhiên, một số nhiệm vụ phát triển du lịch ở Bắc Giang triển khai còn chậm như: Quy hoạch Khu Du lịch cấp Quốc gia Tây Yên Tử (từ Tây Yên Tử đến Khu Du lịch sinh thái Suối Mỡ và chùa Vĩnh Nghiêm); quy hoạch Khu Du lịch rừng Sơn Động gắn với biển Hạ Long... Sản phẩm du lịch của tỉnh tuy đã cải thiện nhưng chưa tạo bước đột phá, chưa có sản phẩm có thương hiệu đặc trưng cho du lịch địa phương. Tỉnh còn thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí, hoạt động kinh tế đêm mua sắm để giữ chân và tăng mức chi tiêu của du khách. Chất lượng các khu, điểm lưu trú, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn thấp. Nguồn nhân lực du lịch còn thiếu chuyên nghiệp...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Sơn chia sẻ, từ nay đến năm 2025, Bắc Giang chú trọng nâng cao chất lượng công tác quy hoạch du lịch; sớm quy hoạch các khu, điểm du lịch tiềm năng để quản lý và thu hút đầu tư phát triển du lịch. Địa phương tích cực xây dựng, hình thành 4 sản phẩm du lịch chính là: Du lịch văn hóa - tâm linh; du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng; du lịch vui chơi, giải trí, thể thao (golf); du lịch cộng đồng gắn với vùng cây ăn quả, làng nghề truyền thống, sản phẩm nông nghiệp, nông thôn và các di sản văn hóa được UNESCO công nhận. Đồng thời, tỉnh tích cực mời gọi, lựa chọn nhà đầu tư có tiềm năng để đầu tư các dự án lớn, xây dựng các nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại cao cấp; các công trình văn hóa, thể thao gắn với phát triển du lịch; tổ chức tốt các hoạt động mỗi xã một sản phẩm, các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Tỉnh phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành các hạng mục xây dựng Khu Du lịch tâm linh sinh thái Tây Yên Tử; hình thành sản phẩm du lịch "Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử"; hình thành hai khu phố đi bộ, phát triển kinh tế đêm tại thành phố Bắc Giang và một số địa phương; cải tạo, xây dựng các khu vực trồng hoa đặc sắc theo chủ đề và theo các mùa trong năm tại Công viên Hoàng Hoa Thám. Địa phương kêu gọi thu hút đầu tư 5 sân golf, ít nhất một khách sạn, resort đạt tiêu chuẩn 5 sao; công nhận được một khu du lịch cấp tỉnh (Khu Du lịch tâm linh sinh thái Tây Yên Tử), 8 điểm du lịch cộng đồng gắn với vùng cây ăn quả, sản phẩm nông nghiệp, nông thôn, nâng tổng số thành hai khu du lịch cấp tỉnh, 20 điểm du lịch. Năm 2025, toàn tỉnh đặt mục tiêu thu hút được 3 triệu lượt khách du lịch; doanh thu đạt 3.000 tỷ đồng; tạo việc làm cho 6.000 lao động...
Về bản Ven cắm trại Những khoảng đồi thoải với từng hàng chè xanh mơn mởn lá, những căn lều nhỏ dựng giữa rừng trúc trong bản Ven vừa đón những cơn gió mát lành vừa là điểm cắm trại lý tưởng. Bản Ven không chỉ là điểm đến mà còn là nơi khởi đầu cho hành trình tìm những hương vị của núi rừng Yên Thế, Bắc...