Hổ cái sát thủ đoạt mạng hơn 400 người
430 người từng bỏ mạng dưới nanh vuốt của hổ cái Champawat – một trong những kẻ sát nhân khét tiếng nhất trong lịch sử nhân loại.
Vào cuối thế kỷ 19, người dân ở khu vực biên giới Nepal và Ấn Độ râm ran câu chuyện về một kẻ giết người khát máu. “ Kẻ thủ ác” đoạt mạng của hàng chục người đi qua những cánh rừng rậm sát với dãy núi Hymalaya.
Nạn nhân rất đa dạng từ đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Nhiều người trong vùng thậm chí còn đồn đại về sự ra tay của ma quỷ. Người dân trong vùng sống trong nỗi sợ hãi cho tới khi một thợ săn phát hiện nguyên nhân của hàng loạt vụ án mạng do một con hổ cái gây ra.
Con hổ trở thành nỗi khiếp đảm với người dân địa phương.
Trong một lần chạm trán với con hổ cái, thợ săn nổ súng bắn. Con hổ thoát chết nhưng bị gãy cái răng và kiệt sức những ngày sau đó.
Dù không còn thể lực như ban đầu, nhưng vết thương khiến con hổ phát điên. Nó tiếp tục gieo rắc cơn ác mộng khi đoạt mạng của 200 người.
Hàng chục tay thợ săn có tiếng tập trung tới các cánh rừng trong nỗ lực săn tìm con hổ nhưng bất thành. Chính phủ Nepal thậm chí phải huy động quân đội tới giúp đỡ nhưng cũng không thành công.
Dù vậy, họ cũng đẩy con hổ rời bỏ lãnh thổ của mình. Nhưng khi vượt sông qua biên giới Ấn Độ, nó bắt đầu tấn công người dân ở huyện Kumaon.
Khác với phương thức phục kích trước đó, con hổ cái bạo gan săn người vào ban ngày. Nó lang thang trên các con phố và sẵn sàng đột nhập vào nhà dân.
Sự manh động của con hổ khiến dân làng ngày đêm sống trong sợ hãi. Họ không dám ra đường và các con phố vắng tanh không khác gì một thị trấn ma.
Mãi cho tới khi nhà bảo tồn người Anh gốc Ấn Jim Corbett vào cuộc, cơn ác mộng mới kết thúc vào năm 1907.
Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, 2 chiếc răng nanh bị gãy gây chứng đau buốt răng khiến con hổ không thể tiếp cận với những con mồi khỏe mạnh, nhanh nhẹn nên buộc phải chuyển sang mục tiêu là con người.
Trong suốt một thời gian dài hoành hành, con hổ đã đoạt mạng 436 người.
Lửng mật háu đói ăn xác rùa báo châu Phi
Lớp mai cứng cáp không thể bảo vệ con rùa báo khỏi nanh vuốt của các loài săn mồi chốn hoang dã. Con lửng mật cơ hội phát hiện con rùa xấu số đã bỏ mạng liền mon men tới 'đánh chén' những phần còn sót lại.
Rùa báo là một loài rùa lớn thuộc họ Rùa cạn được tìm thấy trong các thảo nguyên miền Đông và miền Nam châu Phi từ Sudan tới Mũi Hảo Vọng phía Nam. Loài này thích môi trường sống bán khô cằn, gai góc với những vùng đồng cỏ.
Tuổi thọ trung bình của rùa báo có thể kéo dài từ 80-100 năm. Tuy nhiên do sống trong môi trường thiên nhiên hoang dã, nên tính mạng của rùa báo luôn trong tình trạng bị đe dọa bởi các loài săn mồi hung dữ. Sư tử và linh cẩu là 2 loài động vật có khả năng tấn công rùa cạn.
Lớp vỏ cứng cáp bên ngoài có thể bảo vệ chúng khỏi các đòn tấn công từ bên trên tuy nhiên cấu trúc cơ thể cục mịch khiến chúng trở nên dễ tổn thương nếu bị lật ngửa.
Sau khi bỏ mạng dưới nanh vuốt của của các kẻ săn mồi thì cơ thể của con rùa sẽ tiếp tục bị xâu xé bởi các loài ăn xác cơ hội như kền kền hay lửng mật.
Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi các video đặc sắc về thế giới động vật trên báo điện tử Người Đưa Tin hằng ngày.
Bá Di
Cá voi sát thủ rạch bụng, moi gan 'sát thủ đại dương'? Hóa ra cá mập trắng - 'sát thủ đại dương' cũng có lúc phải chịu thua sự thông minh lanh lợi trong cuộc chiến đi săn của cá voi sát thủ. Ảnh minh họa Các nhà khoa học tiến thành nhiều cuộc khám nghiệm tử thi khác nhau trên sáu xác của những kẻ săn mồi khét tiếng đại dương trôi dạt vào...