“Hô biến” xe Honda Civic thành Bugatti Veyron triệu đô
Chiếc Honda Civic đời 1993 được chủ nhân đầu tư độ giống hệt Bugatti Veyron khiến người xem không khỏi bất ngờ.
Mới đây một chủ xe đặc biệt gây chú ý khi rao bán trên trang bán hàng điện tử Ebay một chiếc xe Bugatti Veyron độ nhái từ Honda Civic 1993.
“Hô biến” xe Honda Civic thành Bugatti Veyron triệu đô
Theo giới thiệu của vị chủ xe này, bản độ này được hoàn thành nhằm thỏa mãn ước mơ sở hữu siêu xe Bugatti của anh ta.
Được biết, từ chiếc Honda Civic cổ, anh chàng trang bị thêm 8 miếng ghép ốp ngoài, với từng chi tiết được mô phỏng giống hệt với Bugatti Veyron. Những chi tiết “nhái” không hề khớp với thiết kế khung của chiếc Civic nên cuối cùng đã tạo ra một chiếc siêu xe “không giống ai”. Tuy nhiên, thoạt nhìn nhiều người vẫn có thể nhận ra nhiều chi tiết của chiếc Veyron.
Bản độ bị chê xấu không tưởng.
Chủ nhân của chiếc xe này cho biết, chiếc Honda Civic đời 1993 có giá 1.600 USD, chỉ bằng 1/1000 so với siêu xe Bugatti Veyron. Và để có được chiếc xe có 1 không 2 như thế này, chủ nhân của chiếc xe mất khoảng 4.500 USD để nâng cấp Civic thành Bugatti Veyron mini.
Duy chỉ phần đầu xe có phần giống với Bugatti Veyron.
Tất nhiên, “siêu xe” với hình dạng nhỏ nhắn và động cơ Civic cổ lỗ sỉ không thể mạnh mẽ hơn dưới lớp vỏ bọc Bugatti Veyron được, nhưng ít ra nó cũng làm chủ nhân có đôi chút tự hào, thỏa mãn thú chơi xe.
Lưới tản nhiệt dựa theo thiết kế của Bugatti.
Video đang HOT
Chiếc xe đã lăn bánh được 119.091 km và đang được rao bán trên Ebay với giá 12.000 USD.
Mẫu concept của Volkswagen đặt nền móng cho siêu xe Bugatti Veyron
Vào những năm cuối thế kỷ 20, tập đoàn Volkswagen đã đặt nền móng cho sự ra đời của siêu xe Bugatti Veyron thông qua một mẫu xe ý tưởng sử dụng động cơ W12.
Bugatti Veyron được xem là siêu xe thành công nhất thập kỷ 2000 và đặt ra hàng loạt chuẩn mực mới cho ngành công nghiệp ôtô thế giới. Nhưng không phải ai cũng biết mẫu supercar nước Pháp được đặt nền móng bởi Volkswagen Group, hay cụ thể hơn là mẫu xe ý tưởng Volkswagen W12.
Câu chuyện xuất phát từ việc Volkswagen mong muốn có riêng cho mình một chiếc siêu xe mang logo VW vào cuối thế kỷ 20. CEO lúc bấy giờ của tập đoàn là Ferdinand Piech đã trực tiếp "đặt hàng" Giorgetto Giugiaro - kỹ sư ôtô người Ý chuyên thiết kế siêu xe - phác thảo một mẫu concept với yêu cầu sử dụng khung gầm liền khối, tương thích với hệ dẫn động 4 bánh Syncro và trang bị động cơ đặt giữa.
Từ yêu cầu đó, Giugiaro và đội ngũ Italdesign của mình đã quyết định tận dụng nền tảng động cơ W12 từng được VW giới thiệu vào năm 1991 để tạo nên mẫu xe ý tưởng mang tên Volkswagen W12. Trước mẫu concept này, chưa từng có chiếc xe nào của hãng thực sự sử dụng động cơ với cách bố trí xi-lanh dạng W.
Khác với cách cấu tạo gồm 3 dãy 4 xi-lanh thường gặp của động cơ máy bay. Động cơ W12 của Volkswagen thực tế là sự kết hợp của 2 động cơ VR6 - một biến thể từ động cơ V6 với góc lệch giữa 2 dãy xi-lanh được thu hẹp để kích thước động cơ gọn gàng hơn.
Trình làng công chúng lần đầu tiên vào năm 1997 tại triển lãm Tokyo Motor Show, chiếc concept có tên đầy đủ là Volkswagen W12 Syncro với động cơ W12 hút khí tự nhiên dung tích 5.6L và hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian. Công suất tối đa mà chiếc coupe 2 cửa sở hữu là hơn 414 mã lực (309 kW).
Chưa đầy một năm sau, Volkswagen tung ra mẫu concept W12 Roadster với thiết kế mui trần tại triển lãm Geneva Motor Show 1998.
Khác với W12 Syncro, Volkswagen W12 Roadster sử dụng hệ dẫn động cầu sau thay vì hệ dẫn động AWD. Trong khi đó, động cơ W12 được giữ nguyên dung tích và sức mạnh.
Cũng trong khoảng thời gian từ tháng 10/1998 đến 9/1999, Bugatti đã giới thiệu 3 mẫu xe ý tưởng do Giugiaro thiết kế và trang bị động cơ W18 được phát triển bởi tập đoàn mẹ Volkswagen. Đó là Bugatti EB118, Bugatti EB218 và Bugatti 18/3 Chiron.
Tháng 10/1999, chiếc Bugatti EB 18/4 Veyron Concept với động cơ W18 lần đầu tiên xuất hiện tại triển lãm Tokyo Motor Show. Trong năm 2000, biến thể EB 16/4 Veyron với động cơ W16 của Volkswagen được Bugatti trưng bày tại 3 triển lãm ôtô lớn là Detroit, Geneva và Paris. Đó được xem là bước mở đầu để hãng siêu xe Pháp phát triển và hoàn thiện mẫu Veyron dùng động cơ W16 sau đó 5 năm.
Đến năm 2001, cũng tại Geneva Motor Show, Volkswagen đã trình làng phiên bản nâng cấp cuối cùng của mẫu concept W12 với tên gọi Nardò. Được biết, từ Nardò được lấy theo trường đua Nardò Ring tại Ý, nơi chiếc xe chạy thử nghiệm.
Theo Volkswagen công bố, W12 Nardò là mẫu xe ý tưởng dùng động cơ W12 mạnh nhất có dung tích 6.0L, sản sinh công suất tối đa 591 mã lực và mô-men xoắn cực đại 621 Nm. Xe sử dụng hộp số sàn 6 cấp và trang bị hệ dẫn động cầu sau tương tự W12 Roadster. Đáng chú ý, Volkswagen W12 Nardò chỉ nặng 1,2 tấn.
Với những thông số kể trên, W12 Nardò có khả năng tăng tốc 0-100 km/h trong khoảng 3,5 giây và đạt vận tốc tối đa 357 km/h.
Tháng 2/2002, Volkswagen W12 Nardò được đưa trở lại Nardò Ring cùng một nhóm các tay đua chuyên nghiệp để chinh phục kỷ lục thế giới về quãng đường xa nhất mà một chiếc ôtô có thể đi được trong 24 giờ. Sau một ngày một đêm, chiếc W12 Nardò đã đạt được mục tiêu đề ra khi chạy liên tục hơn 7.900 km với vận tốc trung bình 322 km/h.
Dựa trên nền tảng động cơ W đặt giữa do Volkswagen phát triển cùng những mẫu xe mở đường kể trên, Bugatti Veyron chính thức trình làng vào năm 2005 và trở thành tượng đài của ngành công nghiệp ôtô thế giới. Xe sở hữu động cơ W16 tăng áp 8.0L mạnh 1.000 mã lực cùng mức giá hơn 2 triệu USD. Đây là chiếc xe thương mại đầu tiên chinh phục được vận tốc 400 km/h cùng khả năng tăng tốc 0-100 km/h chỉ trong 2,5 giây.
15 năm trước, ông hoàng tốc độ Bugatti Veyron lập kỷ lục đầu tiên Bugatti kỷ niệm và vinh danh Bugatti Veyron trong lần xác lập kỷ lục tốc độ đầu tiên cách đây 15 năm trước. Một chuyện chưa từng có tiền lệ trước đó đối với thương hiệu Bugatti, sau khi hãng xe Pháp gia nhập đại gia đình Volkswagen. Vào ngày 19 tháng 4 năm 2005, chuyên gia lái xe Uwe Novacki đã leo...