‘Hô biến’ vải cũ khách sạn 5 sao thành đồ sơ sinh cho trẻ em nghèo
Chị Đinh Phương Nga – điều phối viên của chương trình ‘Linens for Life’ (Vải cho cuộc sống) chia sẻ: ‘Đây là dự án mà một mũi tên trúng 3 đích’.
Thứ nhất là giúp các khách sạn tái chế một lượng vải cũ khổng lồ thay vì vứt bỏ. Thứ hai là tạo sinh kế cho người khuyết tật và cuối cùng mục đích quan trọng nhất là ‘hô biến’ vải cũ thành quần áo cho trẻ sơ sinh ở các khu vực miền núi, nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn trên khắp đất nước.
Ý tưởng lần đầu tiên được xây dựng bởi ông Stefan Phang – Giám đốc Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững một công ty chuyên cung cấp các thiết bị vệ sinh và làm sạch – trong quá trình ông làm việc cùng với các đối tác khách sạn trên toàn cầu.
Vải cũ được chuyển cho nhóm người khuyết tật ở Đại Áng (Thanh Trì, Hà Nội) may thành đồ sơ sinh.
Ý tưởng được thực hiện lần đầu tiên ở Philippines khi người dân một thành phố phía nam đất nước trải qua cơn bão tàn khốc vào tháng 12 năm 2011. Những người sống sót qua cơn bão này mất hết nhà cửa và toàn bộ đồ đạc. Sống trong các khu nhà tạm lánh, trại tị nạn, họ thiếu thốn đủ thứ đồ dùng sinh hoạt và cần rất nhiều đồ dùng bằng vải như: khăn mặt, khăn tắm, quần áo, ga giường, chăn, vỏ gối…
Trong khi đó, theo định kỳ các khách sạn cao cấp thải ra hàng tấn vải đã qua sử dụng nhưng vẫn còn rất mới, chất lượng tốt. Số lượng vải này nếu không được tái chế sẽ có tác động xấu đến môi trường. Ông Stefan Phang đã làm cầu nối để đưa số vải cũ từ các khách sạn đến với những người cần.
Không những tái chế để làm đồ dùng cho gia đình mình, người dân còn biến những tấm ga trải giường thành các sản phẩm có thể bán được để kiếm thêm thu nhập như: áo sơ mi, túi xách, tạp dề, phao…
Thành phẩm được tặng cho Trung tâm Y tế huyện Lục Yên (Yên Bái).
Từ năm 2016, ‘Vải cho cuộc sống’ đã được thực hiện ở Việt Nam dưới sự tham gia trực tiếp của Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP). Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất tham gia dự án dưới hình thức trao vải cho người khuyết tật để họ may thành những bộ quần áo sơ sinh, khăn quấn, tã vải.
Chị Đinh Phương Nga chia sẻ: ‘Từ năm 2019, chúng tôi mới tập trung vào việc tái chế vải thành đồ sơ sinh, bởi vì chúng tôi nhận thấy người dân ở nhiều vùng miền có nhu cầu lớn về sản phẩm này. Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm được một nhóm khuyết tật ở Đại Áng (Thanh Trì, Hà Nội) nhận may các sản phẩm với giá thành rẻ. Đây cũng là cơ hội để những người khuyết tật mới học nghề có kế sinh nhai’.
Video đang HOT
Ban đầu, chương trình được thí điểm ở một số bản làng thuộc khu vực phía Bắc. Những món quà ý nghĩa đã được trao tận tay các bà mẹ mới sinh con ngay tại trạm y tế xã.
Đến nay, chương trình đang được triển khai ở 14 tỉnh với sự tham gia của 50 khách sạn và hơn 1.500 người được hưởng lợi từ chương trình.
Hàng ngàn món đồ dùng hữu ích đã được vận chuyển đến các trạm y tế, bệnh viện vùng cao như: Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái, Bệnh viện và Trạm y tế Thuận Châu (Sơn La), các trạm y tế xã thuộc huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Nha Trang (Khánh Hòa), Vĩnh Thạnh (Cần Thơ), Quy Nhơn (Bình Định).
Một bà mẹ ở Bệnh viện huyện Mường Ảng (Điện Biên) được nhận đồ sơ sinh.
Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án, ông Stefan Phang cho biết, khó khăn lớn nhất là nguồn cung vải ổn định từ các khách sạn. Không giống như một số sản phẩm được các khách sạn thải ra hằng ngày như thực phẩm, xà phòng…, vải chỉ được các khách sạn loại bỏ từ 6-9 tháng/ lần.
Điều đó có nghĩa là sau khi một khách sạn đã cho một lượng vải nhất định, phải đợi một thời gian dài sau họ mới có thể cung cấp tiếp. Vì thế, sinh kế của những người khuyết tật may đồ sơ sinh bị gián đoạn và việc cung cấp đồ tới người dân cũng không được duy trì ổn định. Nó phụ thuộc vào việc khi nào các khách sạn sẽ tặng vải tiếp.
‘Một khó khăn nữa là hiện nay mới có ít khách sạn tham gia vào dự án này. Nếu có nhiều khách sạn tham gia hơn, chúng tôi sẽ có nhiều vải hơn. Nhiều người khuyết tật hơn sẽ có việc làm và nhiều bộ quần áo hơn được tặng cho những đứa trẻ nghèo’ – ông Stefan Phang nói.
Nguyễn Thảo
Theo Vietnamnet
Ngôi trường nhà người ta khiến học sinh nào cũng "mê" vì như khách sạn
Đây đích thị là hình ảnh ngôi trường nhà người ta mà học sinh nào cũng muốn theo học rồi.
Trường học được xem như nỗi ám ảnh đối với nhiều học sinh, sinh viên. Ai trong quãng đời học sinh mà không cảm thấy có những lúc chán trường, chán lớp. Thế nhưng, nhìn vào ngôi trường này bạn muốn đi học mãi thôi, đúng phong cách "trường nhà người ta" khiến ai cũng phải ghen tị.
Ngôi trường lớn nhất miền Trung, khuôn viên y như khách sạn
Mới đây, hình ảnh về ngôi trường được nhiều người ví giống như khách sạn cao cấp đã khiến đông đảo cộng đồng mạng xôn xao. Với màu trắng nổi bật cùng thiết kế xây dựng hiện đại, vượt ra khỏi khuôn mẫu của trường đại học bình thường, ngôi trường thu hút bởi sự sang chảnh bậc nhất.
Đặc biệt, chiếc cầu thang xoắn ốc mới nổi tại ngôi trường được các sinh viên yêu thích vô cùng bởi đây chính là địa điểm check-in cực hot. Với chiếc cầu thang xinh xắn, ngôi trường biến thành một toà lâu đài đẹp lung linh khiến ai cũng phải trầm trồ.
Trường người ta khiến ai cũng phải trầm trồ.
Được biết, đây là toà nhà thuộc Đại học Duy Tân, Đà Nẵng. Nằm ngay giữa trung tâm của "thành phố đáng sống nhất Việt Nam", Đại học Duy Tân được biết đến là ngôi trường tư thục đầu tiên và lớn nhất của miền Trung. Không chỉ đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, nơi đây còn nổi tiếng với cơ sở vật chất thuộc vào top đầu của các trường đại học.
Mạnh tay đầu tư hàng trăm tỷ đồng trên quỹ đất lên tới 36ha để xây dựng các cơ sở tại trung tâm thành phố, trường đã tạo dựng được cơ ngơi hoành tráng. Không chỉ có đầy đủ trang thiết bị cho mỗi phòng học, tại mỗi khoa đều có những phòng thực hành riêng như khách sạn mini, buồng phòng, quầy bar đạt tiêu chuẩn trên 3 sao cho ngành du lịch; nhà thuốc, phòng thí nghiệm y khoa; phòng thí nghiệm điện,...
Cơ sở vật chất của trường luôn thuộc top đầu.
CĐM trầm trồ không hổ danh là trường người ta
Ngay khi những hình ảnh về ngôi trường hiện đại bậc nhất miền Trung được chia sẻ, nhiều người đã không ngớt lời khen cho một ngôi trường "xịn xò" chẳng khác gì trong phim. Một số người cũng cho rằng đây chính là trường người ta trong truyền thuyết, nhìn thôi ngày nào cũng muốn đi học.
Cộng đồng mạng cũng có chút hoài nghi, không biết đây là trường học thật sự hay là khách sạn. Nhiều người cũng thắc mắc về vấn đề học phí, cho rằng với cơ sở vật chất hiện đại mang tầm quốc tế như thế này thì học phí cũng phải tương đương.
"Y như khách sạn xịn xò quá trời. Ngày nào cũng muốn đi học".
"Trường người ta chưa bao giờ làm mình thất vọng".
"Học phí tỉ lệ thuận vs độ sang chảnh của ngôi trường luôn".
CDM khen không ngớt lời.
Nhìn độ "xịn xò" của ngôi trường này thì ai chẳng muốn đi học mãi thôi. Bạn có muốn 1 lần được học thử tại ngôi trường này không nhỉ? Chia sẻ với Oh!man nhé.
Nguồn ảnh: Internet
Theo Ohman
Có gì trong siêu du thuyền dài nhất thế giới có cả sân đáp trực thăng? Xuất hiện tại Monaco Yacht show lần thứ 29 năm nay, chiếc Lurssen Tis dài 111m trở thành du thuyền dài nhất từng được trưng bày tại Monaco. Xuất hiện tại Monaco Yacht show lần thứ 29 năm nay, chiếc Lurssen Tis dài 111m trở thànhdu thuyền dài nhất từng được trưng bày tại Monaco. Siêu du thuyền được hãng đóng tàu Lurssen...