“Hô biến” hàng nghìn chai vang Đà Lạt thành vang…Pháp, Chi-Lê
Sau hơn 1 tháng điều tra, 2 người điều hành xưởng “hô biến” rượu vang “nội” thành rượu “ngoại” đã bị khởi tố.
Ngày 25-1, cơ quan CSĐT Công an quận Tây Hồ, Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Xuân Thành (SN 1982), trú tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An – chủ kho hàng Võ Thu Phương (SN 1982), trú tại Thụy Khuê (Tây Hồ) kế toán (chị dâu của Thành) về hành vi “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm (rượu)”. Đối tượng Phương đang nuôi con nhỏ nên được tại ngoại nhưng “cấm đi khỏi nơi cư trú”. Trước đó, cơ quan điều tra đã tạm giữ 7 đối tượng liên quan để điều tra làm rõ hành vi sản xuất rượu giả.
Nguyễn Xuân Thành tại cơ quan công an
Trước đó, như Báo ANTĐ đưa tin, chiều 21-12-2012, Đội QLTT số 11 – Chi Cục QLTT Hà Nội, phối hợp với Đội CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV CAQ Tây Hồ, CAP Xuân La bất ngờ ập vào ngôi biệt thự 3 tầng bỏ hoang trong ngõ 38 đường Xuân La, phát hiện 5 công nhân đang “hô biến” rượu vang Đà Lạt thành vang Pháp và Chile. Thời điểm kiểm tra, ngoài thủ kho là Bùi Công Định (SN 1974), ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương còn có Nguyễn Xuân Thành (SN 1982) – phụ trách kinh doanh.
Video đang HOT
Hàng nghìn chai rượu vang “nội” được “hô biến”
Theo ông Lê Mạnh Hùng – Đội trưởng QLTT số 11: toàn bộ số rượu trên được xác định của một công ty có địa chỉ tại TP Hồ Chí Minh. Sau khi vận chuyển hàng ra Bắc, công nhân tiến hành bóc nhãn mác hàng nội để dán mác các thương hiệu rượu vang nổi tiếng của nước ngoài như: Bordeaux, Moonlight, Vallee damour – Metisse.
Công đoạn tẩy nhãn mác…
Trước khi dán “mác ngoại”
Ngay sau đó, CAQ Tây Hồ đã trưng cầu giám định tại Viện Khoa học hình sự – Bộ Công an, kết quả giám định sơ bộ tất cả tem nhập khẩu dán trên chai, hộp và số tem rời thu tại hiện trường đều là tem giả. Số rượu bị thu giữ có giá trị hơn 93 triệu đồng.
Theo ANTD
Lại khẳng định không khai tử rượu quê
Theo quy định mới đây, các loại rượu khi bán ra thị trường đều phải có nhãn mác, giấy phép sản xuất... quy định khiến nhiều người lo lắng "rượu quê" sẽ bị khai tử. Tuy nhiên, ông Hà Quang Hòa, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương khẳng định không có chuyện khai tử rượu quê.
Ông Hà Quang Hòa giải thích, nghị định nhằm kiểm soát được chất lượng rượu, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và góp phần chống thất thu thuế.
Trong trường hợp người sản xuất rượu chưa đủ điều kiện để bán ra thị trường, quy định cũng cho phép người sản xuất rượu thủ công được bán sản phẩm cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu.
Các hộ gia đình muốn sản xuất rượu chỉ cần đăng ký với địa phương, không bắt buộc phải công bố chất lượng, đăng ký nhãn mác. Chỉ cần xuất trình được hóa đơn, giấy tờ khi bị kiểm tra là được", ông Hòa cho biết thêm.
Nghị định 94, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2013, quy định các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán ra thị trường phải có giấy phép sản xuất, trên sản phẩm có dán nhãn, bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu phải đăng ký với UBND cấp xã nơi sản xuất; khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ, người nấu rượu cần xuất trình hợp đồng mua bán rượu với doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu cho các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp bị kiểm tra.
Như vậy, tất cả các loại rượu "quê" được nấu thủ công và đang bán công khai, phổ biến ở mọi vùng miền trên cả nước sẽ bị xử lý, nếu không làm thủ tục xin giấy phép sản xuất, gắn nhãn mác...
Không khai tử rượu quê
Trả lời báo PV, ông Phan Chí Dũng - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương cho rằng, đối với các đơn vị sản xuất thủ công thì chia làm 3 đối tượng: Các làng nghề; các hộ gia đình có đủ điều kiện để sản xuất; các hộ nhỏ lẻ.
Đối với các làng nghề, các hộ gia đình có đủ điều kiện sản xuất để kinh doanh phải đảm bảo có nhãn mác, phải đăng ký hoạt động kinh doanh.
Những hộ sản xuất nhỏ lẻ phải bán cho một đơn vị tinh chế rượu ví dụ như một xí nghiệp, hoặc một làng nghề để họ chế biến lại. Đối với hộ sản xuất nhỏ lẻ không phải đăng ký kinh doanh, không phải chịu thuế mà sẽ áp dụng một số chính sách đặc biệt như miễn thuế, hoàn thuế hoặc đóng thuế VAT.
Tuy nhiên, ông Dũng cũng cho biết, không phải cứ đóng thuế là được quảng cáo. Theo quy định chỉ những loại rượu dưới 15 độ mới được phép quảng cáo.
Hiện nay cả nước có khoảng 127 cơ sở sản xuất rượu được cấp giấy phép. Trong đó, Bộ Công Thương cấp 13 giấy phép, các tỉnh cấp 114 giấy phép. Đồng thời, cũng có khoảng 400 Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh đã được cấp cho các hộ gia đình,...
Theo 24h
Giám định chất lượng 11 tấn đường Trung Quốc Ngày 21-1, Trung tá Nguyễn Xuân Quyến - Đội phó Đội 5 Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm (PCTP) về môi trường CATP Hà Nội cho biết, đơn vị đã gửi mẫu loại đường có tên khoa học Dextrose monohydrate, do Trung Quốc sản xuất đến cơ quan chuyên môn để giám định chất lượng sản phẩm. Trước đó, ngày 18-1, qua...