“Hô biến” đất quốc phòng thành đất ở, một cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất bị bắt
Trao đổi với phóng viên lúc chiều nay (4/12), một lãnh đạo Sở Tài nguyên & Môi Trường (TNMT) TP. Hải Phòng cho biết, liên quan đến sai phạm về đất đai, cơ quan bảo vệ pháp luật vừa thực hiện lệnh tạm giữ hình sự đối với ông Nguyễn Phú Doanh (SN 1976, ở quận Kiến An,TP. Hải Phòng), là cán bộ thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất, Sở TNMT, TP. Hải Phòng để điều tra về hành vi này.
Nhiều người dân mua đất xây nhà mà không biết đã xây dựng trái phép
Cũng theo vị lãnh đạo này, ông Doanh bị tạm giữ hình sự do liên quan đến những sai phạm về đất đai tại phường Thành Tô, quận Hải An từ những năm 2005. Toàn bộ hồ sơ liên quan đến vụ việc cũng đã bị cơ quan bảo vệ pháp luật thu giữ để phục vụ công tác điều tra.
Theo nguồn tin riêng của phóng viên, ông Doanh thời điểm đó đã lợi dụng là công chức của Trung tâm phát triển quỹ đất (Sở TNMT) có hành vi cùng với một số đối tượng ngoài xã hội hô “biến” đất quốc phòng thành đất ở.
Cụ thể, năm 2005, ông Doanh đã câu kết với các đối tượng B “cá” (ở quận Ngô Quyền); Ng.Th. (ở quận Lê Chân); L. (ở quận Hải An), cùng TP. Hải Phòng chung tay san lấp một khu đầm vốn thuộc đất quốc phòng trên địa bàn phường Thành Tô.
Sau đó nhóm người này phân công Doanh cùng B “cá” đứng ra “chạy” các thủ tục xin thuê khu đất này để làm nhà kho, xưởng phục vụ cho hoạt động chế biến thủy, hải sản nhằm qua mặt cơ quan chức năng. Còn Th. và L. cùng một số người khác có trách nhiệm tổ chức phun cát, tạo mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng Sau khi hoàn tất mọi công đoạn, nhóm người này đã tổ chức phân lô, bán đất nền cho nhiều người dân thu tiền chia nhau.
Nhiều nhà được xây kiên cố
Video đang HOT
Cũng theo nguồn tin trên, giúp sức đắc lực cho các chiêu trò của nhóm Doanh, B “cá”… còn có một lãnh đạo UBND phường Thành Tô. Vị lãnh đạo này được xác định đã thực hiện ký xác nhận vào các trích đo những thửa đất do nhóm Doanh, B “cá” “phù phép” để nhóm này đem bán trót lọt.
Quận Hải An sau đó đã phát hiện vụ việc và có hình thức kỷ luật đối với vị lãnh đạo UBND phường Thành Tô này.
Khu đất còn được đầu tư cả đường lớn ra vào
Theo tìm hiểu của phòng viên, nhiều người dân do tin tưởng có trích đo thửa đất do lãnh đạo UBND phường Thành Tô ký xác nhận nên đã mua đất và tổ chức xây nhà mà không hề biết là xây dựng trái pháp luật trên đất quốc phòng. Thậm chí nhiều người dân còn mua bán, chuyển nhượng trái pháp luật những lô đất này.
Còn theo ghi nhận của phóng viên tại khu đất này hiện có tới hàng trăm ngôi nhà được xây dựng khá kiên cố, thậm chí còn có những biệt thự rất hoành tráng nằm chình ình ở những khu vực đắc địa, 2 mặt tiền…như thách thức dư luận.
An Nhiên
Theo Dantri
Quan chức xây biệt phủ: Phải truy đến cùng vay ai!
"Phải truy đến cùng nguồn gốc tài sản, và nếu là tài sản bất minh, phải bị thu hồi. Anh bảo vay bạn bè, ngân hàng để xây biệt phủ. Tôi sẽ truy đến cùng, xem anh vay của ai, vay ngân hàng nào, cơ sở đâu? Cơ quan chức năng có đủ biện pháp để chứng minh anh nói thật hay gian dối", đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (ảnh), Ủy viên Ủy ban Pháp luật trao đổi với PV ngày 22.11.
Điều đáng quan tâm vừa qua là số tiền thu hồi được từ tham nhũng rất ít, chỉ chiếm trên 10%. Theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng này?
Biệt phủ của giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Yên Bái. Ảnh: PV.
- Do những quy định chưa thật cụ thể, rõ ràng, khiến đối tượng tham nhũng, gây thất thoát có khi lên đến hàng nghìn tỷ đồng, nhưng thu hồi lại chẳng được bao nhiêu, điển hình như những đại án, hay vụ Dương Chí Dũng trước đây. Vậy số tiền đó ở đâu, nằm ở chỗ nào? Phải chăng khi thực hiện hành vi tham nhũng, người ta đã có ý đồ tẩu tán tài sản? Đương nhiên, họ chẳng dại gì đứng tên khối tài sản lớn như vậy. Họ phải chuyển cho người thân như vợ con, anh em, hay những người thân khác.
Có ý kiến cho rằng, chống tham nhũng hiện nay cũng chỉ là "chém với" chứ chưa chặn đầu được tham nhũng. Phải chăng chúng ta chưa có chế tài đủ mạnh, chưa truy đến cùng nguồn gốc tài sản?
- Đúng vậy, khi sự vụ xảy ra, cần phải truy tới cùng. Tiền đó ở đâu ra mà có? Biệt thự này, biệt phủ kia anh lấy tiền ở đâu ra? Thậm chí, nếu tài sản đó liên quan đến người thân, cũng phải truy đến cùng. Có như vậy mới thực hiện được, nếu không cũng chỉ dừng ở mức phòng ngừa, răn đe.
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa
Tất nhiên việc đó cũng phải có quy định cụ thể trong luật để không vi phạm quyền công dân, quyền sở hữu tài sản. Cũng chính vì điều này nên mới phải truy tận nguồn gốc tài sản, để xác định cụ thể, xem đó là nguồn tiền hợp pháp, hay bất minh. Nếu cá nhân có tài sản bị nghi bất minh giải trình hợp lý thì không sao, nhưng nếu không giải trình được, tài sản không rõ nguồn gốc thì phải có cơ chế thu hồi, sung công quỹ.
Việc chứng minh tài sản bất minh thuộc về cơ quan chức năng, chứ không phải người sở hữu tài sản?
- Cũng không hẳn như vậy. Trước tiên, bản thân người có tài sản phải có nghĩa vụ chứng minh nguồn gốc tài sản của mình là hợp pháp. Rồi sau đó các cơ quan có thẩm quyền mới thẩm tra, xác minh nguồn tài sản đó bất minh hay không.
Về quy trình, trước tiên người sở hữu tài sản phải có tường trình nguồn gốc tài sản, rồi tới lượt cơ quan chức năng thẩm tra, xem tường trình của anh có đúng không.
Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ phân biệt thế nào là tài sản hợp pháp, thế nào là tài sản bất minh, bởi nhiều trường hợp, người ta nói do vay từ bạn bè, vay ngân hàng?
- Đúng rồi, vay bạn bè người thân, hay vay ngân hàng đó là quyền của họ. Nhưng anh nói vay bạn bè, vậy tôi hỏi anh, cơ sở nào chứng minh anh vay bạn bè? Số tiền vài chục hay vài trăm triệu thì không nói làm gì, nhưng vay vài chục tỷ đồng thì phải có một giấy tờ nào đó để chứng minh chứ. Còn nếu vay ngân hàng thì đương nhiên phải có giấy tờ chứng minh, anh vay từ lúc nào, vay bao nhiêu?
Chẳng hạn câu chuyện biệt phủ của quan chức vừa qua, nếu nói vay ngân hàng trước khi làm biệt phủ thì có thể chuyện đó đúng. Còn nếu vay sau khi biệt phủ của anh đã được làm, đi vay chỗ này chỗ kia thì không hợp lý. Nói cách khác cũng chỉ là hợp thức hóa tài sản bất minh.
Thế nhưng không phải tài sản nào bất minh cũng là tài sản tham nhũng, vì có thể người ta buôn gian bán lận mà có?
- Đúng, phải lấy công quỹ nhà nước mới gọi là tham nhũng. Chính vì thế, dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi mà Quốc hội đang bàn, nhiều ý kiến đề nghị phải truy đến cùng số tài sản đó để phân biệt cho rõ. Nếu nguồn gốc do phạm tội, tham nhũng mà ra phải bị thu hồi. Ví như ông Giám đốc Sở TN&MT Yên Bái, nếu nói tài sản do vay mượn bạn bè, hay vay ngân hàng, thì ông ấy phải chứng minh cho bằng được. Nếu không chứng minh được, tôi sẽ cho rằng, đó là tài sản bất minh. Lúc đó cơ quan chức năng phải đi vào thanh tra giám sát, căn cứ vào luật, quy định hiện hành để thu hồi tài sản đó.
Còn nếu phát hiện ra đây là nguồn gốc do buôn gian, bán lận, do hối lộ thì phải áp vào Bộ luật Hình sự tội nhận và đưa hối lộ. Tất cả đều có khung hình phạt hết, sao phải lo không xử lý được.
Cảm ơn ông.
Theo Thành Nam (Tiền Phong)
Vụ đất đai Đồng Tâm: Khai trừ Đảng Bí thư xã Thường vụ Huyện ủy Mỹ Đức (TP Hà Nội) vừa ban hành quyết định cảnh cáo Ban chấp hành Đảng bộ xã Đồng Tâm và khai trừ Đảng bà Nguyễn Thị Lan - Bí thư xã Đồng Tâm. Ông Nguyễn Văn Cảnh - Trưởng ban Tuyên giáo huyện Mỹ Đức cho biết, Thường vụ Huyện ủy Mỹ Đức vừa công bố các quyết...