Hô biến chảo thường thành chống dính, chiên cá vàng rụm trong 1 phút
Chỉ với một mẹo nhỏ này các mẹ hoàn toàn có thể cải tạo chiếc chảo chống dính đã cũ của nhà mình thành một chiếc chảo mới.
Chảo chống dính vốn là 1 vật dụng vô cùng tiện lợi trong nhà bếp, nó giúp chị em chiên xào nhanh nhẹn và sạch sẽ hơn. Tuy nhiên sau 1 thời gian sử dụng, chảo thường bị đánh bay lớp chống dính, nhiều gia đình sẽ nhanh chóng vứt bỏ và thay thế bằng 1 chiếc mới.
Điều ấy là rất lãng phí bởi chúng ta hoàn toàn có thể “cải tạo” lại những chiếc chảo cũ, thậm chí 1 chiếc chảo bằng gang hay inbox cũng có thể “nâng cấp” được. Tất cả nhờ thủ thuật cực đơn giản dưới đây.
NGUYÊN LIỆU
- Chảo bằng thép không gỉ
- Muối ăn
- Dầu dừa
CÁCH LÀM
Bước 1: Cho 2 muỗng dầu dừa vào chảo, cầm cán chảo nghiêng đều để dầu phủ kín bề mặt chảo trong 30s.
Bước 2: Chị em hãy đem đổ bỏ dầu rồi cho tiếp một ít muối vào chảo
Bước 3: Bây giờ, hãy dùng khăn giấy gấp dày lại, chà cho muối và dầu còn trong chảo quyện vào nhau. Nhớ chà cả đáy và thành chảo.
Video đang HOT
Bước 4: Lấy khăn giấy lau sạch chảo.
Vậy là bạn đã có 1 chiếc chảo thường nhưng chẳng hề thua kém chảo chống dính. Dù bạn có chiên hay xào thì thức ăn cũng hoàn toàn không dính vào chảo, cực tróc, dễ chùi mà lại vô cùng an toàn.
Từ đây, các bà nội trợ có thể thoải mái chiên cá, chiên thịt… bằng chiếc chảo cũ của mình mà chẳng lo dính chảo.
Một số lưu ý khi sử dụng chảo chống dính
1. Rửa chảo bằng bã chè khi mới mua về
Chảo chống dính khi mới mua về thường có mùi dầu hoặc mùi kim loại rất khó chịu và độc hại. Rửa bằng nước rửa chén thông thường đôi khi không giúp bạn loại bỏ hết mùi khó chịu này. Bạn hãy đổ đầy nước vào chảo, cho bã chè vào túi nhỏ rồi chà sát trên mặt chảo. Bạn cũng có thể dùng lá trà xanh đun sôi khoảng 2 – 3 lần để khử mùi.
2. Cho dầu ăn vào chảo trước khi bật bếp
Khi nấu ăn, chúng ta thường có thói quen để chảo thật nóng sau đó mới đổ dầu vào để chiên, xào thức ăn. Tuy nhiên, việc làm này chỉ phù hợp với các chảo chất liệu từ nhôm, gang thông thường.
Đối với chảo chống dính nên đổ dầu trực tiếp vào chảo, sau đó mới cho lên bếp và đun nóng dầu. Nếu để chảo chống dính nóng trước khi đổ dầu sẽ làm chất chống dính trên bề mặt chảo bị bong ra, gây độc hại cho người sử dụng và giảm tuổi thọ của chảo.
3. Chỉ dùng thìa/muỗng gỗ khi nấu ăn trên chảo
Nếu sử dụng thìa, muỗng nhựa, gặp nhiệt độ cao chúng sẽ chảy nhựa hay sử dụng chất liệu nhôm sẽ khiến bề mặt chảo bị xước. Tốt nhất bạn nên sử dụng thìa, muỗng chất liệu gỗ để nấu, xào thức ăn trên chảo chống dính nhé.
4. Không dùng chảo để nướng hoặc kho thực phẩm
Dù có lớp chống dính hiệu quả, nhưng nếu sử dụng chảo chống dính để kho và nướng thức ăn, lớp chống dính sẽ nhanh bị hư hại và bong tróc do nhiệt độ cao.
5. Rửa bằng nước ấm
Hãy giữ cho bề mặt lòng chảo luôn sạch sẽ, bởi vì dầu mỡ, cặn đường, muối sót lại và thức ăn thừa có thể làm giảm khả năng chống dính của chảo. Chảo sạch hơn khi được vệ sinh bằng dung dịch nước rửa bát ấm.
Theo giadinh.net.vn
Khăn giấy không chỉ để lau tay, biết hết các tác dụng này sẽ khiến bạn "ngã ngửa"
Chưa nói đến việc bảo quản rau củ, chỉ với công dụng giúp làm sạch khu bếp hay khiến món ăn bớt dầu mỡ thôi là cũng đủ "hạ gục" chị em rồi
Bình thường chắc ai cũng chỉ dùng khăn giấy cho mấy việc kiểu lau vết bẩn trên món đồ nào đó hoặc dùng lau tay, lau miệng sau khi ăn. Tuy nhiên, bạn biết không, khăn giấy cũng như nhiều món đồ khác, nếu biết tận dụng thì nó có thể giúp đỡ bạn rất nhiều nhất là trong nấu nướng, việc nhà.
Chưa kể gì đến việc bảo quản rau củ, nguyên công dụng giúp làm sạch khu bếp hay khiến món ăn bớt dầu mỡ thôi là cũng đủ hạ gục chị em. Thế nên muốn nấu ăn ngon, căn bếp gọn gàng, thực phẩm lúc nào cũng tươi sạch thì nhất định trong gian bếp nhà bạn phải có sự xuất hiện của khăn giấy.
1. Thấm hút dầu mỡ, bọt nổi
Với các món hầm như xương hầm chắc chắn việc có bọt nổi, váng mỡ nổi bên trên là điều bình thường. Tuy nhiên, bạn mất rất nhiều thời gian mà vẫn không thể hớt hết chỗ bọt ấy.
Mặc dù lớp bọt ấy không gây hại gì cho sức khỏe nhưng đôi khi nó khiến món ăn không còn nguyên hương vị như lúc ban đầu nữa. Hoặc vì lớp váng mỡ nổi bên trên mà khiến món ăn bị ngán, không còn ngon miệng. Lúc này, bạn hãy lấy một vài tờ khăn giấy thấm nhẹ trên bề mặt của nước hầm để làm sạch nước.
Còn với những món ăn nhiều dầu mỡ như món chiên rán, nếu bạn không muốn dùng giấy thấm dầu, hoặc nhà đã hết mà chưa mua được thì cũng chỉ cần dùng một chiếc khăn giấy lót lên đĩa rồi đặt đồ ăn lên là được.
2. Bảo quản rau củ
Khăn giấy khi được làm ra vốn khá khô, bởi vậy nên chúng có tính hút ẩm tương đối cao. Đây đúng là một thứ đồ "thần thánh" không thể thiếu nếu bạn muốn bảo quản rau củ, nhất là những loại rau củ mua ngoài chợ vốn được tưới nước thường xuyên, hoặc những loại rau không thích hợp nhiều nước.
3. Giữ cá luôn tươi ngon
Bên cạnh việc bảo quản rau củ thì khăn giấy còn một công dụng không thể bỏ qua chính là giúp cá luôn tươi ngon. Bình thường, chúng ta muốn bảo quản cá vẫn để chúng vào tủ đông hoặc ngăn đá để đông lại. Như thế thì sẽ giữ được lâu nhưng mà sẽ không giữ nguyên chất được, chúng sẽ bị nhợt đi.
Hoặc khi bạn mua cá buổi trưa nhưng chiều mới nấu nên bạn không muốn cho vào tủ đông, sẽ rất mất công rã đông. Lúc này bạn chỉ cần gấp khăn giấy làm tư và nhét vào bụng cá, sau đó bạn tiếp tục gói cá lại bằng khăn giấy và để vào ngăn mát.
Giấy ở trong bụng cá lẫn bên ngoài sẽ thấm hết nước giúp chúng không bị ôi thiu hay chảy nước dù không bỏ vào tủ đông. Hơn nữa, bảo quản như thế này cá có thể bảo đảm độ tươi nhất định chứ không bị nhợt đi như "ném" vào tủ đá đông lạnh.
4. Thấm khô nước và tiết trên thịt
Bình thường khi mua thịt về, thái ra chúng ta vẫn thấy có phần tiết còn dính lại. Lúc rửa xong chúng vẫn cứ tiết ra khiến phần thịt cực kì nhiều nước, nếu để thế nấu lên nó sẽ không còn ngon. Thậm chí nhiều khi vì nước ấy mà khiến món thịt có mùi khó chịu.
Thế nên, mỗi khi bỏ thịt vào tủ lạnh bạn nên dùng khăn giấy thấm khô đi để bề mặt thịt không có nước. Như vậy có thể ngăn cản việc vi khuẩn xâm nhập khiến thịt nhanh bị hỏng.
5. Dùng để hấp bánh
Bình thường nếu hấp bánh mọi người đều đặt một chiếc khăn xuống dưới nhưng như thế có thể khiến bánh bị nhão ra vì hơi nước bốc lên nhiều.
Thế nên, nếu hấp bánh thì bạn hãy đặt một lớp khăn giấy xuống bên dưới để chúng hấp thụ bớt phần hơi nước bốc lên. Như thế xửng hấp sẽ không còn "ướt rượt" hơi nước, bánh cũng đỡ bị nhão vỏ bên ngoài.
Ngoài ra, khăn giấy còn giúp những chiếc bánh không bị dính vào phần xửng hấp mà mất đi một lớp đế bên ngoài.
Theo emdep
9 mẹo làm sạch khiến mọi vết bẩn cứng đầu trong nhà sạch bong với giá từ chỉ vài ngàn đồng Những vết bẩn cứng đầu từ cặn nước, vết ố đều có thể làm sạch dễ dàng bằng những mẹo thông minh và các dung dịch chanh, giấm... dễ kiếm. 1. Dùng giấm làm sạch vòi sen Sau một ngày làm việc căng thẳng thì thời khắc đứng dưới vòi sen thư giãn để những dòng nước ấm bao giờ cũng dễ chịu....