Hô biến bột ngọt TQ thành Miwon, Ajinomoto
Lực lượng quản lý thị trường đang xử lý cơ sở sang chiết bột ngọt Trung Quốc thành Miwon và Ajinomoto
Sáng 26/11, lực lượng chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông Phan Tấn Anh Việt và bà Trịnh Thị Thùy Trang (P.8, TP.Tuy Hòa, Phú Yên) do sang chiết bột ngọt Trung Quốc qua bao bì mang nhãn hiệu Miwon, Ajinomoto.
Kiểm tra địa điểm trên, lực lượng quản lý thị trường và công an kinh tế đã phát hiện 60kg bột ngọt có xuất xứ từ Trung Quốc cùng 10 vỏ bao bột ngọt loại này đã sử dụng, 300 gói bột ngọt loại 100 gam mang nhãn hiệu Miwon, 114 bao bì rỗng mang nhãn hiệu Miwon, 36 bao bì rỗng mang nhãn hiệu Ajinomoto, 9kg bao bóng (để đóng gói bột ngọt giả nhãn hiệu sau khi sang chiết) và 2 máy dập bao bì.
Video đang HOT
Theo lời bà Trang, gia đình bà mua các bao bột ngọt Trung Quốc từ một tiểu thương ở chợ Tuy Hòa, giá 800.000 đồng về sang chiết qua các bao bì nhãn hiệu Miwon, Ajinomoto (mua lại của một người khách vãng lai) để bán kiếm lời, thị trường tiêu thụ chính là xã Sơn Thành, huyện Tây Hòa (Phú Yên).
Bột ngọt có xuất xứ từ Trung Quốc trên bao bì ghi sản xuất ngày 2/9/2012, thời gian sử dụng 3 năm. Tuy nhiên, trên các bao bì nhỏ được gia đình bà Trang sang chiết và những bao bì trống mang nhãn hiệu Miwon lại ghi ngày sản xuất 28/12/2012, Ajinomoto ghi ngày 16/10/2012; thời hạn sử dụng 5 năm.
Theo 24h
Công nghệ sản xuất mì chính giả ở thủ đô bị lật tẩy
Sau khi mua những loại mì chính trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc, con rể của bà Hương đóng vào các bao bì Ajinomoto, Miwon để đi chào hàng. Biết rõ hàng nhái nhưng nhiều đại lý vẫn nhận tiêu thụ.
Phòng cảnh sát môi trường công an Hà Nội cho biết, sáng 6/11, Đội 2.2 cùng lực lượng cảnh sát giao thông phát hiện chiếc xe ôtô Kia vận chuyển một lượng mì chính có dấu hiệu nghi vấn. Chủ xe khai nhận vừa mua số hàng đó của bà Nguyễn Thị Hương (47 tuổi ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội) để vận chuyển lên Hòa Bình tiêu thụ.
Cảnh sát kiểm tra số hàng tại cơ sở nhà bà Hồng.
Qua lời khai, Phòng cảnh sát môi trường cùng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Công an Hà Nội) khám xét nơi ở của bà Hương. Thời điểm này, cảnh sát phát hiện hàng trăm túi mì chính mang vỏ hiệu Ajinomoto và Miwon đã được đóng gói thành phẩm bày la liệt trên nền nhà.
Người phụ nữ 47 tuổi khai nhận, tháng 9/2010 đến nay, con rể bà là Bùi Đắc Chiến (31 tuổi) đi thu gom các loại mỳ chính không rõ nguồn gốc trôi nổi trên thị trường về sau đó xé lẻ đóng vào các túi mang nhãn hiệu Ajinomoto, Miwon. Hơn chục nghìn túi các loại, Chiến khai mua tại cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn.
Thời gian đầu, Chiến tự mang đi chào hàng và tiêu thụ. Biết rõ đây là sản phẩm nhái nhưng vì ham giá rẻ nhiều đại lý, cửa hàng tạp hóa vẫn chấp nhận tiêu thụ. Trung bình mỗi tháng, Chiến đưa ra thị trường khoảng 5 bao tải (trọng lượng mỗi bao khoảng 25kg).
Một cán bộ chỉ huy Đội 2.2 Phòng Cảnh sát môi trường cho biết, lò sản xuất của bà Hương hàng tuần đều có xe ôtô tải lớn đến chở đi tiêu thụ. Ngoài ra còn có một đội quân chở bằng xe máy đi giao hàng. Địa điểm tập kết thường là các chợ đầu mối ở huyện Chương Mỹ và Quốc Oai cùng một số huyện ở tỉnh Hòa Bình.
Lò sản xuất mì chính giả này bị lật tẩy sau hơn 2 tháng cảnh sát theo dõi.
Hà Anh
Theo VnExpress
Phát hiện 14 cơ sở dùng hóa chất độc hại ủ giá Ngày 19.10, ông Nguyễn Văn Dũng, Chi cục phó Chi cục Nông lâm thủy sản tỉnh Bến Tre, cho biết qua kiểm tra 14 cơ sở sản xuất giá đỗ trong tỉnh, đoàn kiểm tra bắt quả tang 8 cơ sở sử dụng hóa chất không rõ nhãn hiệu, xuất xứ, trên bao bì chỉ có chữ Trung Quốc tất cả các cơ...