Hồ Ba Bể “Viên ngọc bích” giữa núi rừng Đông Bắc
Buổi sáng, Ba Bể nhẹ nhàng thinh không như chốn bồng lai; từ chính ban công của nhà sàn chúng tôi ở, lúa đang ngả vàng, màn sương mỏng tang vẫn bao phủ cả mặt hồ và trên đỉnh núi xa khiến cho khung
Tiếng khua mái chèo khe khẽ của cô gái Tày trên chiếc thuyền độc mộc giữa mặt hồ xanh biếc trong buổi sáng tinh sương thật khó để diễn tả thành lời. Nó như một nét chấm phá cho bức tranh hoàn mỹ về sự bình yên giữa núi đồi, giữa những bộn bề của cuộc sống hiện đại. Cạnh đó, chúng tôi cũng đang chèo nhưng là trên những chiếc ván SUP (Stand up paddle boarding – loại ván cứng hoặc bơm hơi) để hít lấy chút không khí mát lành nhất của buổi sớm mai. Phía xa, những nương lúa của bà con người Tày ở Pắc Ngòi đã ngả vàng chuẩn bị cho vụ gặt mới, bãi cỏ xanh của bản Bó Lù bắt đầu có những đứa trẻ chăn trâu chơi đùa. Khoảnh khắc đó thật chẳng dễ gì mà quên, mà phôi pha trong tâm trí những ai đã từng lênh đênh trên “viên ngọc bích” Ba Bể giữa núi rừng Đông Bắc.
Ba Bể là nơi cắm trại lý tưởng hoặc để tận hưởng cảm giác chèo thuyền kayak hay ván SUP
Cả mặt hồ như một tấm gương khổng lồ màu xanh biếc
Những ngôi nhà của người Tày ven hồ phục vụ khách du lịch ở bản Bó Lù
Thác Đầu Đẳng trên dòng sông Năng đổ sang Na Hang (Tuyên Quang)
Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam và là 1 trong 20 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới được hình thành từ hơn 200 triệu năm về trước. Đó là những thông tin mang tính khoa học về hồ, còn nếu bạn ngủ lại Pắc Ngòi một đêm, được nghe đồng bào người Tày ở đây kể về cuộc sống, về những sự tích đầy huyễn hoặc thì sẽ rất khác. Chúng mang màu huyền thoại, bí ẩn và bạn sẽ biết vì sao hòn đảo nhỏ giữa hồ lại có tên gọi là Gò Bà Góa. Cung đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên khiến cho hành trình của chúng tôi tới hồ Ba Bể rút ngắn thời gian đáng kể. Từ đây, bạn có thể đi theo QL3 cũ hoặc theo tiếp cung đường cao tốc Thái Nguyên – Chợ Mới để tới Bắc Kạn rồi Bạch Thông, Chợ Rã.
Những vách đá vôi thẳng đứng như ai đó dùng dao cắt gọt quả núi khi xưa
Những mái nhà yên bình nép mình bên dòng sông Năng xanh như ngọc
Động Puông huyền ảo và kỳ bí
Gọi là cao tốc nhưng cung đường Thái Nguyên – Chợ Mới chạy qua những dãy núi, bản làng và có nhiều lối giao cắt với đường dân sinh, phong cảnh thì tuyệt đẹp, mặt đường phẳng mịn khiến người bạn đồng hành là chiếc Honda Jazz của chúng tôi lướt đi êm ái, dăm ba bản nhạc được bật lên thông qua hệ thống đa kết nối và màn hình cảm ứng điều khiển dễ dàng. Lữ khách lên miền Cao Bằng thường sẽ dừng chân nơi gần thành phố Bắc Kạn để thưởng thức món bánh củ cuối, bánh gai và cơm lam. Cái thứ bánh đặc quê, được làm từ nguyên liệu chính là củ cây chuối trên rừng dường như là món ăn nhẹ hoàn hảo trên đường xa; muốn no hơn, chút cơm lam trong ống tre với muối vừng sẽ khiến mọi giác quan trong bạn phải làm việc để thưởng thức hết vị ngọt bùi của lạc, của nếp nương.
Thuyền độc mộc là một “đặc sản” của Ba Bể
Xưa kia mỗi chiếc thuyền là một cây gỗ lớn nguyên khối nhưng giờ đã hết gỗ nên người dân làm thuyền từ tôn
Video đang HOT
Mọi sinh hoạt của người dân ven hồ gắn chặt với những chiếc thuyền
Dù vẫn là đèo dốc, là những góc cua tay áo nhưng mặt đường đã được mở rộng hơn khiến cho chặng đường vào hồ Ba Bể giờ đã khá dễ. Đặc biệt, nhờ sự trợ giúp của khối động cơ 1.5L cho công suất 118 mã lực trên chiếc Jazz, chúng tôi đã chinh phục cung đường này chẳng mấy khó khăn. Honda đã xử lý khá khéo khi chiếc xe gần như không có độ trễ khi tăng ga, dù chở đủ 4 người, với khá nhiều hành lý nhưng xe vẫn vọt lên nhanh chóng. Tuy nhiên, nội thất ghế nỉ có thể sẽ khiến bạn phải cẩn thận hơn tránh làm đổ nước hay cà phê bởi việc vệ sinh chúng khá khó khăn. Với chúng tôi, chiếc xe Jazz như một bản nhạc jazz vậy, giữa không khí trong lành của rừng núi, giữa cái nắng vàng như mật buổi hoàng hôn, giữa đất trời thinh không, chúng tôi vượt đèo lên xuống như khúc ca khi trầm khi bổng.
Chúng tôi dạo chơi giữa “viên ngọc bích” của núi rừng Đông Bắc
Honda Jazz là chiếc xe nhỏ nhưng ghế lại tùy biến nhiều kiểu tiện ích khác nhau
Nét bình yên hiện rõ trên từng bản làng ở Ba Bể
Cho tới khi cả chiếc xe lọt dưới những tán cây cổ thụ xanh mát, ở đằng xa, tiếng thác nước vọng tới; dõi mắt nhìn về chân núi, nơi góc hồ là bản Pắc Ngòi đang bắt đầu sáng đèn. Dưới mái nhà sàn, trong màn đêm đầy sao, chén rượu tầm gửi Nghiến, món rau bò khai, rau dớn, cá rán,… của chủ nhà thết đãi khách đường xa thật khó mà từ chối. Người Tày sống ở Ba Bể đã lâu đời, hình thành nên các bản xung quanh hồ, cuộc sống của họ như cỏ cây: canh tác trên các ruộng nương nhỏ, đánh bắt cá lòng hồ và giờ thì làm thêm cả du lịch nữa. Những du khách từ phương Tây đặc biệt thích Ba Bể bởi không khí trong lành, người dân thân thiện, cảnh sắc hùng vĩ và nhiều bản sắc văn hóa còn lưu giữ được.
Chèo SUP ở Ba Bể là một trải nghiệm khá thú vị
Ở Ba Bể cũng có dịch vụ cho thuê thuyền kayak cho du khách
Bạn cũng có thể cắm lều ngủ qua đêm ở bãi cỏ lớn tại bản Bó Lù
Buổi sáng có lẽ là khoảng thời gian tuyệt nhất ở Ba Bể bên cạnh buổi hoàng hôn mang những sắc vàng cuối ngày. Buổi sáng, Ba Bể nhẹ nhàng thinh không như chốn bồng lai; từ chính ban công của nhà sàn chúng tôi ở, lúa đang ngả vàng, màn sương mỏng tang vẫn bao phủ cả mặt hồ và trên đỉnh núi xa khiến cho khung cảnh trở nên kỳ ảo hơn bao giờ hết. Những người đàn ông, phụ nữ Tày vẫn thường chèo thuyền đi chợ sớm hay đánh cá trên chiếc độc mộc – một loại thuyền độc đáo của mảnh đất này. Còn du khách thường sẽ chọn cho mình một tour vòng quanh hồ qua những địa danh đã quá nổi tiếng như thác Đầu Đẳng, ao Tiên, động Puông,… để cảm nhận hết sự hùng vĩ của những vách đá vôi thẳng đứng, sự mát lành của dòng nước trong xanh hay sự kỳ diệu của tạo hóa khi cả chiếc thuyền ngang qua trong lòng động.
Bạn có thể tới Ba Bể quanh năm, nhưng đẹp nhất là mùa hè và mùa thu
Ba Bể cách Hà Nội chừng 230km, đường đi khá dễ dàng
Chúng tôi đã tới Ba Bể khá nhiều lần, cũng đã thử chèo chiếc thuyền độc mộc độc đáo, cũng đã vào bao mái nhà người dân ở bản Cám để mà an nhiên, mà lặng thinh nghe sông chảy thác reo. Còn lần này, mang theo chiếc SUP trong cốp sau của chiếc xe Jazz, chúng tôi đã có thêm những trải nghiệm mới thú vị. Dăm ba hòn đảo nhỏ giữa hồ, tiếng nước khua mái chèo, bếp, ghế được dựng ra, thịt nướng, dăm món đồ nguội, chúng tôi nấu nước pha cà phê nóng để… uống cùng với đất trời Ba Bể. Chèo SUP một lúc, chúng tôi nằm luôn trên chiếc ván trôi lênh đênh trên mặt hồ xanh như ngọc, mặc gió mơn man, mặc nắng chiếu, bỏ lại hết những náo nhiệt phố thị.
Quang cảnh từ căn nhà sàn chúng tôi ở tại bản Pắc Ngòi
Cá nướng là một đặc sản của Ba Bể
Hay món tôm hồ tươi ngon
Nếu một lúc nào đó bạn cần chút bình yên, cần sự tĩnh lặng hay đơn giản là cần một tách trà ấm trong buổi sớm mai tinh khiết thì hãy tới Ba Bể. Nơi đó sẽ không làm bạn thất vọng; những ngôi nhà sàn ngay sát mặt hồ, bao món ăn đặc sản, tình người, những phút giây chèo thuyền hay đôi khi là đạp xe vòng quanh bản làng cũng khiến du khách thích thú. Ba Bể như một viên ngọc bích giữa núi đồi Đông Bắc vậy, trong lành, tinh khiết và thanh tao
Theo dep.com.vn
Ngắm Đà Lạt thu nhỏ vùng Đông bắc
Hồ Yên Trung ở thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng đang trở thành địa điểm thu hút giới trẻ đến chụp ảnh "sống ảo".
Một góc hồ Yên Trung thơ mộng- ẢNH LÃ NGHĨA HIẾU
Một buổi sáng tháng 9, chúng tôi đến hồ Yên Trung (phường Phương Đông, thành phố Uông Bí). Hồ nằm cách quốc lộ 18 khoảng 7 km và khá gần Khu di tích, danh thắng Yên Tử. Khi đến con đường trải nhựa quanh hồ, đã thấy những đồi thông mã vĩ xanh mướt, xa xa là núi đồi trùng điệp.
Dịp này, hồ Yên Trung đang đẹp nhất trong năm, có chút se lạnh, cùng nắng hanh vàng xuyên qua tán rừng thông, khiến ai cũng liên tưởng đến không gian đầy mộng mơ của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Dẫn chúng tôi đi tham quan hồ Yên Trung, ông Lê Minh Quang, Trưởng phòng Văn hoá - Thể thao thành phố Uông Bí, cho biết: "Ở đây không khí bốn mùa như trên Đà Lạt, bởi những dãy núi cao ở phía tây bắc hạ dần về hướng đông nam, lại có hồ nước rộng giúp điều hoà không khí nên ai đến đây cũng cảm thấy sự trong lành, mát mẻ".
Chỉ tay về phía đảo đất giữa hồ, ông Quang cho biết, người dân địa phương gọi đó là hòn con Rùa, có lẽ vì nhìn từ trên cao đảo đất này trông như một con rùa khổng lồ nằm úp xuống mặt hồ.
Để phát huy giá trị cảnh quan của hồ Yên Trung, đầu tháng 9 vừa qua, thành phố Uông Bí đã xây dựng và cung cấp thêm nhiều hạng mục, dịch vụ mới tại đây cho du khách hưởng thụ, đó là vườn Địa Đàng, cầu Tình Yêu, điểm hẹn Tình Yêu, chèo thuyền kayak...
Theo UBND thành phố Uông Bí, chỉ sau hơn 20 ngày đi vào hoạt động đã có khoảng 5 vạn du khách, trong đó phần lớn là giới trẻ đến để cắm trại, chụp ảnh "sống ảo".
Dưới đây là hình ảnh hồ Yên Trung - một Đà Lạt mộng mơ thu nhỏ giữa vùng Đông Bắc:
Người dân đổ xô đến hồ Yên Trung dịp cuối tuần. Thành phố Uông Bí không thu phí vé điểm tham quan này
Xung quanh hồ được bao bọc bởi núi, rừng - ẢNH L.N.H
Mặt hồ lúc nào cũng phẳng lặng, yên ả - ẢNH L.N.H
Nhìn ở góc nào hồ Yên Trung cũng tuyệt đẹp - ẢNH L.N.H
Không gian thơ mộng của hồ Yên Trung khiến nhiều du khách thích thú - ẢNH L.N.H
Mùa này, hồ Yên Trung rất đẹp để du khách ngắm cảnh, chụp ảnh "tự sướng" - ẢNH L.N.H
Cầu Tình Yêu là địa điểm được giới trẻ yêu thích đến chụp ảnh "sống ảo" - ẢNH L.N.H
Đây cũng là địa điểm được nhiều cặp đôi đến chụp ảnh cưới - ẢNH L.N.H
Nhiều người cho cá ăn để thư giãn - ẢNH L.N.H
ĐÂY CŨNG LÀ ĐỊA ĐIỂM ĐƯỢC NHIỀU GIA ĐÌNH CHỌN ĐỂ DÃ NGOẠI ẢNH L.N.H
Ai đến hồ Yên Trung thưởng ngoạn cũng đều muốn lưu giữ những hình ảnh đẹp - ẢNH L.N.H
Khu rừng thông với nắng hanh vàng xiên qua trở thành điểm điểm "sống ảo" ưa thích - ẢNH L.N.H
Thành phố Uông Bí đã thành lập tổ quản lý với 20 cán bộ, nhân viên để đảm bảo an ninh trật tự tại hồ Yên Trung
Theo thanhnien.vn
Khám phá 7 địa điểm du lịch nổi tiếng tại Viêng Chăn Vườn tượng Phật, tượng đài tưởng niệm Patuxai hay đồng bằng Lọ sẽ là những điểm đến yêu thích của các du khách khi ghé thăm thủ đô Viêng Chăn, Lào. That Luang Stupa Nếu bạn mong muốn được tìm hiểu, khám phá về các công trình Phật giáo và các giá trị lịch sử của Lào thì tháp That Luang (hay còn...