HNX chỉ tiếp nhận ROS giao dịch trên UPCOM khi có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng
Phản hồi thông tin chuyển dữ liệu đăng ký, lưu ký cổ phiếu ROS của Công ty cổ phần FLC Faros sang sàn UPCOM, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, việc xem xét hồ sơ đăng ký giao dịch của ROS sẽ được thực hiện sau khi có kết luận chính thức của cơ quan chức năng và hướng dẫn của cơ quan quản lý.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Ảnh: HNX
Đại diện HNX cho biết, với trường hợp của ROS, theo kết quả điều tra ban đầu của cơ quan chức năng, việc nâng khống vốn điều lệ của công ty từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng thuộc hành vi bị cấm theo quy định và đang trong quá trình điều tra, do đó HNX chưa có cơ sở để xác định số vốn điều lệ hợp lệ cũng như tính đại chúng của ROS và số lượng chứng khoán đăng ký giao dịch.
HNX cho biết, ngày 25/8/2022, Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 579/QĐ-SGDHCM về việc hủy niêm yết 567,6 triệu cổ phiếu ROS do tổ chức niêm yết vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp khác mà Sở giao dịch chứng khoán hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Theo quy định, công ty bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc hoặc hủy bỏ tự nguyện nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng thuộc đối tượng phải thực hiện đăng ký giao dịch trên thị trường UPCOM.
Video đang HOT
Trước đó, sáng 30/8, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) có thông báo về việc thực hiện chuyển dữ liệu đăng ký, lưu ký cổ phiếu ROS của Công ty cổ phần FLC Faros từ sàn HOSE sang UPCOM. Đây là việc xử lý kỹ thuật trên hệ thống của VSD đối với cổ phiếu khi bị hủy niêm yết.
Cụ thể, VSD sẽ chuyển dữ liệu đăng ký, lưu ký chứng khoán gần 567,6 triệu cổ phiếu ROS sang thị trường UPCOM, do cổ phiếu này bị hủy niêm yết tại HOSE theo Quyết định số 579/QĐ-SGDHCM ngày 25/8/2022 của Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh.
Vn-Index về gần 1.270 điểm dù thanh khoản vượt 24.000 tỷ đồng
Phiên giao dịch hôm nay 29/8 ghi nhận đà giảm mạnh ngay từ những phút đầu phiên trong bối cảnh thị trường chịu ảnh hưởng bởi thị trường tài chính toàn cầu diễn biến kém tích cực.
Lực cung bán tháo gia tăng mạnh trong phiên sáng, nhưng lực cầu bắt đáy mạnh mẽ về phiên chiều. Điều này giúp thu hẹp đà giảm, dù thanh khoản thị trường ghi nhận vượt mốc 24 nghìn tỷ đồng.
Chốt phiên, VN-Index giảm 11,77 điểm xuống 1.270,80 điểm; toàn sàn có 73 mã tăng, 399 mã giảm và 45 mã đứng giá. HNX- Index giảm 3,96 điểm xuống 295,54 điểm; toàn sàn có 51 mã tăng, 154 mã giảm và 36 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 1,31 điểm xuống 91,57 điểm; toàn sàn có 89 mã tăng, 196 mã giảm và 72 mã đứng giá.
Về khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 24.285 tỷ đồng, riêng khối lượng tại HoSE tương ứng hơn 20.562 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng 371,14 tỷ trên sàn HoSE, nổi bật bán TLG, DGC, FUEVFVND, HPG...
Về diễn biến thị trường, cổ phiếu thuộc nhóm bluechisp đồng loạt giảm điểm khá mạnh. Rổ VN30 ghi nhận đến 24 mã giảm điểm gồm FPT, GVR, HPG, KDH, PLX hay bộ 3 cổ phiếu họ Vingroup là VIC, VHM, VRE,... với mức giảm từ 0,8-4%. Thị trường chung qua đó chịu áp lực đè nặng và cũng mất đi trụ đỡ quan trọng.
Nhóm vốn hóa lớn là ngân hàng ghi nhận phần lớn các cổ phiếu quay đầu giảm điểm, ngoại trừ VCB đóng cửa tại mốc tham chiếu, còn lại các cổ phiếu như BID, CTG, TCB, MBB, VPB... chìm trong sắc đỏ với mức giảm từ 0,8-2,5%, qua đó trở thành một trong những tác nhân kéo chỉ số thị trường giảm điểm.
Bên cạnh đó, nhóm chứng khoán cũng ghi nhận những diễn biến giao dịch kém tích cực, hàng loạt cổ phiếu chịu áp lực bán ngay từ phiên sáng, cùng với đó khối lượng bán gia tăng mạnh mẽ.
Mặc dù nhóm cổ phiếu ghi nhận lực cầu bắt đáy tham gia khá tích cực trong phiên chiều, tuy nhiên kết phiên vẫn ghi nhận sắc đỏ ở các cổ phiếu như SSI, VND, HCM, SHS, MBS... với mức giảm từ 0,7-5%, thậm chí ART giảm kịch sàn. VCI là cổ phiếu hiếm hoi ngược dòng đóng cửa trong sắc xanh trong khi FTS đóng cửa quanh mốc tham chiếu.
Ngược lại, nhóm phân bón ghi nhận diễn biến tích cực, dòng tiền quan tâm và tham gia khá mạnh mẽ giúp các cổ phiếu như BFC, LAS ngược dòng tăng điểm và duy trì sắc xanh đến cuối phiên. Trong khi hai cổ phiếu đầu ngành là DCM và DPM đóng cửa tăng trần và kịch trần cùng với khối lượng giao dịch ấn tượng, cao nhất trong 2 tháng trở lại đây.
Cùng với đó, nhóm dầu khí trở thành tâm điểm khi thu hút dòng tiền tham gia mạnh trong bối cảnh giá dầu thế giới có xu hướng phục hồi tăng trở lại, đạt ngưỡng 94$/thùng. Các cổ phiếu như PVS, PVB, BSR, OIL, GAS, CNG, PVG ngược dòng xanh điểm và duy trì đà tăng đến khi kết phiên, sắc xanh ghi nhận từ 1,5-7,4%, trong khi PVD và PVC tăng kịch trần "trắng bên bán". Nhóm dầu khí theo đó trở thành "đầu tàu" kéo điểm tăng và lan tỏa sắc xanh cho thị trường chung.
Ngoài ra, một số cổ phiếu đi ngược thị trường như MWG, PET thuộc nhóm bán lẻ, REE, VSH thuộc nhóm điện, qua đó phần nào đóng góp điểm tăng giúp thu hẹp đà giảm.
Hôm nay là ngày giao dịch đầu tiên hai quy chế mới của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) nhằm đáp ứng việc rút ngắn thời gian thanh toán giao dịch chứng khoán (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm) có hiệu lực.
Theo đó, nhà đầu tư có thể bán chứng khoán mua ngày T 0 ngay trong phiên giao dịch chiều ngày T 2 thay vì chờ đến ngày T 3 như trước đây, có hiệu lực từ ngày 29/8. Vì vậy, nhà đầu tư có giao dịch mua, bán chứng khoán ngày 25/8 (ngày T 0) sẽ nhận được chứng khoán, tiền để có thể thực hiện giao dịch phiên chiều ngày 29/8, thay vì từ sáng 30/8 như trước đó.
Áp lực chốt lời, chứng khoán đầu tuần lao dốc mất hơn 30 điểm Tiếp nối đà giảm điểm của phiên cuối tuần trước, mở cửa phiên giao dịch đầu tuần ngày 29/8, thị trường chứng khoán (TTCK) tiếp tục lao dốc mạnh cùng với lực cung ồ ạt gia tăng cuối phiên khiến các chỉ số đều giảm mạnh, riêng VN-Index mất hơn 30 điểm. Các mã cổ phiếu trong nhóm VN30 đều giảm mạnh trong...