HN: “Xóa sổ” bến xe Lương Yên, xe khách chuyển về đâu?
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa xây dựng xong phương án điều chuyển toàn bộ tuyến vận tải từ bến xe Lương Yên về 3 bến xe khách trên địa bàn.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa xây dựng xong phương án điều chuyển toàn bộ tuyến vận tải từ bến xe Lương Yên
Theo đó, Bến xe Nước Ngầm (quận Hoàng Mai) sẽ tiếp nhận 162 lượt xe/ngày, trong đó bao gồm các tuyến Bắc Giang; Cao Bằng; Hà Giang; Hải Phòng; Nam Định; Nghệ An; Thái Bình…
Bến xe Gia Lâm (quận Long Biên) tiếp nhận tổng số 133 lượt xe/ngày, trong đó bao gồm các tuyến của các tỉnh Quảng Ninh; Thái Bình; Hà Giang; Cao Bằng; huyện An Lão, Hải Phòng.
Bến xe Yên Nghĩa (quận Hà Đông) tiếp nhận 51 lượt xe/ ngày, trong đó các tuyến của các tỉnh Bắc Kạn; Hải Dương; Hải Phòng; Lạng Sơn; Lào Cai.
Video đang HOT
Sở GTVT Hà Nội cho biết, phương án điều chỉnh trên đã được Sở trình Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, phê duyệt. Việc điều chuyển này dựa trên các tiêu chí các bến xe còn khả năng tiếp nhận các xe (bến xe chưa có tuyến hoặc tuyến đó với biểu đồ còn khả năng sắp xếp).
Đồng thời, việc điều chuyển cũng dựa trên nguyên tắc sắp xếp các tuyến vào các bến xe theo thứ tự ưu tiên về khoảng cách từ bến xe đó đến bến xe Lương Yên gần nhất (Gia Lâm đến Lương Yên 5,8km; bến xe Nước Ngầm đến Lương Yên 8km; bến xe Yên Nghĩa đến Lương Yên 16km).
Theo Sở GTVT Hà Nội, bến xe Lương Yên hiện có 52 doanh nghiệp tham gia hoạt động vận tải khách tuyến cố định với 38 tuyến, trong đó phần lớn đi về các tỉnh phía Đông như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình.
Trước đó, Sở GTVT Hà Nội có báo cáo gửi UBND TP.Hà Nội các phương án xin ý kiến về việc di dời bến xe Lương Yên theo kiến nghị của Công ty TNHH MTV lương thực Lương Yên. Đây là bến xe xã hội hóa được mở từ 12 năm trước, theo đề nghị của Công ty Lương thực cấp 1 Lương Yên (nay là Công ty TNHH MTV Lương thực Lương Yên), với quy mô hơn 10.000 m2. Cuối tháng 7/2013 Sở GTVT công bố bến xe này sẽ khai thác thêm gần 3 năm và sẽ kết thúc hoạt động vào ngày 26/7/2016.
Theo Danviet
Hà Nội đóng cửa bến xe Lương Yên
38 tuyến xe của 52 doanh nghiệp hoạt động ở bến Lương Yên được điều chuyển về bến xe Gia Lâm, Nước Ngầm và Yên Nghĩa từ 30/7.
Theo UBND TP Hà Nội, hợp đồng đã ký giữa doanh nghiệp quản lý bến với đơn vị tổ chức khai thác vận chuyển hành khách liên tỉnh tại bến xe Lương Yên sẽ kết thúc vào ngày 30/7. Các điều kiện để dừng hoạt động bến xe Lương Yên đã được chuẩn bị đầy đủ.
Các bên xe liên tỉnh của Hà Nội luôn trong tình trạng quá tải dịp lễ tết. Ảnh minh họa: Bá Đô.
"38 tuyến xe của 52 doanh nghiệp hoạt động ở bến Lương Yên được điều chuyển về bến xe Gia Lâm, Nước Ngầm và Yên Nghĩa. Sở Giao thông Hà Nội đã chỉ đạo các bến xe tạo điều kiện tốt cho nhà xe như bố trí biểu đồ hoạt động trên nguyên tắc giữ nguyên hoặc gần với giờ xe xuất bến hiện tại", Giám đốc Sở Giao thông Hà Nội Vũ Văn Viện nói.
Sở cũng giao Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị xây dựng phương án tổ chức các tuyến xe buýt đảm bảo kết nối, thuận tiện cho hành khách.
"Phải thay đổi luồng tuyến hoạt động đã ổn định nhiều năm khó tránh khỏi bất tiện cho danh nghiệp và người dân. Tuy vậy, doanh nghiệp hiểu đây là bến xe tạm, không sớm thì muộn sẽ đóng cửa nên họ cũng chia sẻ với đơn vị quản lý", ông Viện nói.
Trước đó, Hiệp hội vận tải Hà Nội - đại diện cho các đơn vị vận tải kiến nghị di dời các tuyến vận tải ra khỏi bến xe Lương Yên càng sớm càng tốt để ổn định tình hình kinh doanh.
Bến xe Lương Yên nằm trên đường Nguyễn Khoái (vành đai 2) có mặt bằng rộng trên 10.000 m2, đi vào hoạt động từ tháng 10/2004 với mục tiêu là bến xe tạm giải tỏa áp lực cho các bến xe liên tỉnh tại Hà Nội.
Cuối năm 2010, để phục vụ dự án xây dựng tổ hợp nhà cao tầng, công ty Lương thực Lương Yên đầu tư cả chục tỷ đồng để dịch chuyển bến xe rộng 5.500 m2 về phía bắc khu đất.
Tháng 6/2012 Công ty Lương thực cấp I Lương Yên có văn bản gửi Sở Giao thông đề nghị được đóng cửa bến xe Lương Yên từ 1/7/2012. Tuy nhiên, Hiệp hội Vận tải kiến nghị UBND thành phố, Sở Giao thông kéo dài hoạt động của bến xe này. Do đó bến Lương Yên tiếp tục được hoạt động cho đến nay.
Theo quy hoạch, khu vực bến xe Lương Yên được chia thành khu đô thị hỗn hợp (hơn 14.000 m2), bãi đỗ xe cao tầng (hơn 5.500 m2) và trường học (2.500 m2).
Võ Hải
Theo VNE
Hà Nội "chốt" ngày đóng cửa bến xe Lương Yên Thành phố Hà Nội cùng các đơn vị liên quan đã thống nhất đóng cửa bến xe Lương Yên từ ngày 30/7/2016. 38 tuyến xe của 52 doanh nghiệp đang hoạt động ở bến xe Lương Yên sẽ được điều chuyển về bến xe Gia Lâm, Nước Ngầm và Yên Nghĩa. Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện vừa cho biết,...