HN xét công dân danh dự người nước ngoài
Đối tượng được xét tặng là người nước ngoài có đóng góp cho việc xây dựng và phát triển Thủ đô. (Ảnh minh họa: Hà Nội Mới)
Đối tượng được xét tặng danh hiệu “Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội” là người nước ngoài có đóng góp cho việc xây dựng và phát triển Thủ đô…
Nhằm cụ thể hóa Điều 7, Luật Thủ đô, Sở Nội vụ vừa trình UBND Thành phố Hà Nội các quy định về thẩm quyền, điều kiện, thủ tục tặng danh hiệu “Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội”.
Đối tượng được xét tặng là người nước ngoài có đóng góp cho việc xây dựng và phát triển Thủ đô mở rộng tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô. Mỗi cá nhân chỉ được tặng danh hiệu này một lần.
Video đang HOT
Cá nhân được tặng danh hiệu “Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội” phải đạt các tiêu chuẩn sau: tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp của Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, vì mục tiêu hoà bình, tiến bộ xã hội là người tiêu biểu có đóng góp xuất sắc trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị và nông thôn, an ninh quốc phòng, ngoại giao của Thủ đô.
Cá nhân được tặng danh hiệu “Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội” được tặng Bằng công nhận, ghi tên vào Sổ vàng Truyền thống của Thành phố Hà Nội và được thành phố tổ chức trao tặng danh hiệu theo nghi thức đối ngoại.
Quy định này sẽ được trình HĐND Thành phố Hà Nội cho ý kiến tại kỳ họp dự kiến khai mạc vào cuối tháng 6/2013.
Theo điều 7 Luật Thủ đô, Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô là hình thức khen thưởng nhằm tôn vinh, động viên, khuyến khích người nước ngoài đã có đóng góp cho Thủ đô, góp phần mở rộng, tăng cường tình hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội nói riêng và đất nước ta nói chung với bạn bè quốc tế.
Quy định này không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lý đối với người được phong tặng vì “Công dân danh dự” không phải là “Công dân” của Việt Nam được quy định trong Hiến pháp và Luật quốc tịch. Đây là sự bổ sung hình thức khen thưởng chưa được Luật Thi đua, khen thưởng hiện hành quy định.
Trao danh hiệu Công dân danh dự, danh hiệu Công dân ưu tú của các thành phố… tuy chưa phổ biến, nhưng đã có thực tiễn ở nước ta. Ví dụ, năm 1982, cố Đại tướng Mai Chí Thọ, lúc đó là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đã trao danh hiệu Công dân danh dự Thành phố Hồ Chí Minh cho ông Araishi Masahiro – Tổng thư ký BAJ (Cầu châu Á – Nhật Bản, một tổ chức phi chính phủ) năm 2008, Lãnh đạo thành phố Huế cũng đã trao danh hiệu Công dân danh dự thành phố Huế cho ông Araishi Masahiro (Báo Tuổi trẻ online ngày 02/02/2009).
Ở một số nước như Đức, Hàn Quốc, Pháp, Nga, Belarus và Kazakhstan cũng có quy định về Công dân danh dự của nước đó hoặc Công dân danh dự Thủ đô, thành phố, thị xã. Ví dụ, pháp luật Đức cho phép trao danh hiệu công dân danh dự của thành phố, thậm chí của thị xã năm 2010, Đô trưởng Thủ đô Hàn Quốc O Se Hun đã trao Bằng chứng nhân Công dân danh dự của Thủ đô Seoul và huy hiêu kỷ niêm cho ông Vitaly Ignatenko, Tông Giám đốc hãng thông tân ITAR-TASS của Nga.
Nguồn: Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính (www.mof.gov.vn)
Theo 24h
Nghiêm cấm cho "gửi tên" trên hộ khẩu để trục lợi
Chiều 21-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú. Dự thảo mới nhất của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú nhận được sự đồng thuận từ UBTVQH. Các điểm sửa đổi được cho là rõ ràng và hợp lý hơn.
Cụ thể, khoản 1 bổ sung vào Điều 8 Luật Cư trú quy định về một số hành vi bị nghiêm cấm, đó là: giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú; cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình nhưng người này thực tế không cư trú tại chỗ ở đó hoặc để trục lợi. Nhiều ý kiến của thành viên Ủy ban pháp luật tán thành việc bổ sung nghiêm cấm hai hành vi như dự thảo Luật vì cho rằng đây là những hành vi phổ biến mà một số đối tượng hay lợi dụng để đăng ký thường trú. Việc bổ sung hai hành vi này làm cơ sở pháp lý cho việc xử lý những hành vi trái pháp luật về cư trú.
Khoản 2 sửa đổi, bổ sung Điều 20 Luật Cư trú quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng công dân có một trong các điều kiện: có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ hai năm trở lên; được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu là người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột; ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột.
Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công chứng và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. Nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú. Công dân đăng ký thường trú vào nội thành Hà Nội thì thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô.
Khoản 3 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Cư trú quy định về thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp theo hướng, giảm thời hạn làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú khi thay đổi chỗ ở hợp pháp từ 24 tháng xuống còn 6 tháng.
Sáng cùng ngày, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng cũng đã được Chính phủ trình, xin ý kiến UBTVQH.
Theo ANTD
Thêm điều kiện để Hà Nội xứng tầm Thủ đô Hôm qua (14-12), Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo giới thiệu Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố một số luật, pháp lệnh và nghị quyết vừa được Quốc hội Khóa XIII thông qua. Vấn đề nhập cư ở các vùng ngoại thành Hà Nội sẽ được thực hiện theo Luật Cư trú (Trong ảnh: Hướng dẫn...