HN: Vi phạm tràn lan tại đường trên cao
Sau ngày thông xe toàn tuyến đường trên cao hiện đại nhất Hà Nội, sáng 22/10, ghi nhận của PV cho thấy tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông xảy phổ biến.
Ngay tại các khu vực cầu dẫn lên tuyến đường ở các phố Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Xiển…, bất chấp có biển báo cấm, nhiều xe máy vẫn ngang nhiên lao thẳng lên.
Tình trạng này diễn ra phổ biến trong sáng nay.
Trong khi đó, ngay tại khu vực cầu dẫn đường Phạm Hùng, nhiều người dân hồn nhiên đứng chờ xe.
Nhiều tuyến xe khách đi hướng Linh Đàm – Cầu Diễn và chiều ngược lại cũng tranh thủ vắng bóng lực lượng chức năng ngang nhiên đón trả khách.
Biết được nhu cầu của hành khách, đội ngũ xe ôm cũng bất chấp vi phạm giao thông đi lại đón trả khách tại khu vực đường trên cao.
Xe máy ngang nhiên đi vào đường trên cao
Ngoài xe máy, tình trạng xe ba gác ngang nhiêu đi lên tuyến đường chỉ dành riêng cho ô tô cũng diễn ra nhiều.
Mặc dù vi phạm xảy ra phổ biến trên tuyến đường cao tốc trên cao, nhưng theo ghi nhận của PV sáng 22/10 cho thấy có rất ít lực lượng CSGT đứng chỉ dẫn cho người đi đường.
Ngoài khu vực đầu đường Phạm Hùng có 2 chiến sĩ CSGT thuộc Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT TP.Hà Nội) đứng hướng dẫn không cho xe máy đi lên thì suốt dọc tuyến đường cầu cạn không thấy có lực lượng chức năng xử lý vi phạm.
Video đang HOT
Trung tá Nguyễn Ngọc Mẽ, Đội trưởng Đội CSGT số 6 cho biết: Do đường trên cao mới thông nên trong ngày đầu lực lượng CSGT mới chỉ hướng dẫn tuyên truyền để người dân được biết đi đúng phần đường theo quy định.
“Theo phân công tạm thời lúc đường chưa thông thì khu vực đường trên cao thuộc quản lý của Đội CSGT số 6, còn Đội CSGT số 7 chỉ quản lý trật tự an toàn giao thông khu vực phía dưới đường Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến…”, một chiến sỹ CSGT số 7 cho biết.
Trong khi lực lượng chức năng chưa vào cuộc sát sao xử lý vi phạm an toàn giao thông trên tuyến đường cao tốc trên cao đầu tiên ở Thủ đô thì ngay trong ngày đầu tiên đã xảy ra một vụ tai nạn thương tâm khi người điều khiển xe máy cố tình đi vào đường vốn chỉ dành riêng cho ô tô.
Những hình ảnh vi phạm an toàn giao thông tại tuyến đường cao tốc trên cao sáng ngày 22/10:
Bất chấp có biển cấm, xe máy vẫn đi lên đường cao tốc trên cao dành cho ô tô
Xe máy và người đi bộ đi ngược chiều từ trên đường cao tốc trên cao xuống đường Phạm Hùng
Xe máy, xe ba gác ngang nhiên lưu thông
Xe ôm đứng bắt khách
Xe khách ngang nhiên đón trả khách
Theo 24h
Đi thế nào tại đường cao tốc trên cao đầu tiên ở Hà Nội?
Đường cao tốc cấm xe máy và người đi bộ, cấm tất cả các phương tiện được phép lưu thông dừng, đỗ xe, chỉ thực hiện việc dừng, đỗ trong các trường hợp khẩn cấp theo quy định.
Hôm (21.10), đường cao tốc trên cao (ĐTC) đầu tiên ở Hà Nội sẽ chính thức được thông xe. Đường vành đai 3 Hà Nội là tuyến giao thông đường bộ quan trọng, dài khoảng 65 km, đi qua các quận và huyện Sóc Sơn, Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Gia Lâm, Đông Anh.
Đường cao tốc trên cao (Ảnh: Dân Việt)
Dự án ĐTC thực chất là kết hợp của nhiều tuyến đường đã có sẵn như đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài, đường Phạm Văn Đồng, đường Khuất Duy Tiến, đường Nghiêm Xuân Yêm, cầu cạn Pháp Vân, cầu Thanh Trì, quốc lộ 1A mới đoạn từ cầu Thanh Trì đến Ninh Hiệp.
Ông Vũ Xuân Hòa, Tổng Giám đốc Ban QLDA Thăng Long, đại diện Chủ đầu tư Dự án đường Vành đai 3 giai đoạn 2 Hà Nội cho biết, tới thời điểm này, ngoài gói thầu số 3 Thanh Xuân - Bắc hồ Linh Đàm đã thông xe, đưa vào khai thác ngày 30.6, vượt tiến độ 5 tháng, 2 gói thầu còn lại chính thức thông xe vào ngày 21.10 và có thể khai thác triệt để vào cuối năm 2012.
Sau khi thông xe, toàn bộ ĐTC sẽ được bàn giao cho TP. Hà Nội quản lý, tổ chức giao thông. Sở GTVT Hà Nội cho biết ĐTC sẽ cấm toàn bộ xe máy.
Về việc tổ chức hướng dẫn phân luồng giao thông cho ôtô tại ĐTC Phạm Hùng- Khuất Duy Tiến-Nguyễn Xiển-Nghiêm Xuân Yêm (Dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 2 đoạn Mai Dịch - bắc Hồ Linh Đàm, đường vành đai 3 TP. Hà Nội), trao đổi với phóng viên ông Nguyễn Đức Kha - Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông Hà Nội cho biết cụ thể như sau: "Tại ĐTC cấm tất cả các phương tiện được phép lưu thông dừng, đỗ xe, chỉ thực hiện việc dừng, đỗ trong các trường hợp khẩn cấp theo quy định. Ôtô (xe tải, xe khách, xe con) từ Cầu vượt Mai Dịch-Phạm Hùng đi cầu Thanh Trì, đi các tuyến đường phía Bắc vành đai 3, được đi trên tuyến ĐTC".
Tuyệt đối nghiêm cấm các loại xe 2 bánh, 3 bánh, 4 bánh tự chế và người đi bộ lưu thông trên ĐTC. Các phương tiện trên và người đi bộ chỉ được lưu thông theo quy định tại đường phía dưới của ĐTC.
Ông Nguyễn Đức Kha cho biết thêm: "Ôtô từ ĐTC từ Cầu vượt Mai Dịch-Phạm Hùng-Khuất Duy Tiến-Nguyễn Xiển-Nghiêm Xuân Yêm đến bắc Hồ Linh Đàm và ngược lại được hoạt động bình thường xuống các điểm tiếp đất gần nhất để ra Đại lộ Thăng Long, đường trục bắc Hà Đông (Lê Văn Lương kéo dài) và Hồ Tùng Mậu, quốc lộ 32".
Đối với xe tải từ Cầu vượt Mai Dịch đi đường Phạm Văn Đồng đến cầu Thăng Long và ngược lại (xe tải có trọng lượng toàn bộ từ 1,25 tấn trở lên) chỉ được hoạt động trong thời gian sau: Sáng từ 9h-15h, tối từ 21h-6h sáng hôm sau.
Trên đường Phạm Hùng-Khuất Duy Tiến-Nguyễn Xiển-Nghiêm Xuân Yêm (tại đường phía dưới). Xe tải có toàn bộ trọng lượng 1,25 tấn trở lên chỉ được hoạt động từ 21h-6h sáng hôm sau. Ngoài thời gian trên phải có giấy phép do Sở GTVT cấp.
Ôtô khách đối với các loại xe hợp đồng đưa đón cán bô, công nhân, học sinh, sinh viên, xe du lịch được phép hoạt động 24/24 (các loại xe này phải có hợp đồng phù hiệu xác định loại hình dịch vụ do Sở GTVT cấp theo quy định).
Ngoài ra các loại xe vũ trang, công vụ, xe phục vụ tang lễ, đám cưới được hoạt động theo quy định.
Xe khách liên tỉnh phải đi theo luồng, tuyến và đón trả khách tại các bến xe, cấm vòng vo đón trả khách. Xe bus hoạt động theo đúng thời gian và lộ trình.
Để đảm bảo an toàn và trật tự giao thông tại tuyến đường ĐTC, Trung tá Lưu Mạnh Tuyến - Đội phó Đội CSGT số 7 cho biết: "Đội CSGT số 7 sẽ bố trí lực lượng, cắm chốt tại 2 điểm dẫn lên ĐTC, không cho xe máy lưu thông lên ĐTC. Ngoài ra, các đội tuần tra trên ĐTC luôn trong tư thế sẵn sàng đảm bảo trật tự giao thông".
"Trước mắt tại các điểm dẫn, lực lượng sẽ ưu tiên hướng dẫn và nhắc nhở đối với người đi xe máy lưu thông lên ĐTC",Trung tá Lưu Mạnh Tuyến cho biết thêm.
Việc thông xe ĐTC chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu ùn, tắc giao thông. Bên cạnh đó, bộ mặt kinh tế của thủ đô cũng như nhiều địa phương khác sẽ được khởi sắc. Để đảm bảo an toàn giao thông trên toàn tuyến, người tham giao thông cần chấp hành đúng các quy định về Luật giao thông khi lưu thông trên ĐTC.
Theo Dantri
Đường trên cao: Vừa thông xe đã... chết người Sau khi chính thức thông xe khoảng 10 tiếng đồng hồ, tại đường cao tốc trên cao (vành đai 3, Hà Nội) đã xảy ra vụ tai nạn thảm khốc. Vào khoảng 23h đêm 21/10, đoạn gần nút giao thông Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, HN), một người đi xe máy đã "bay" khỏi dải phân cách ngã xuống chân...