HN sẽ xây đường cao bằng tòa nhà 7 tầng
Theo đề xuất của đơn vị tư vấn, tại nút giao cầu vượt Ngã Tư Vọng, tầng 3- tuyến đường vành đai 2 – sẽ vượt trên cầu vượt hiện tại và tuyến đường sắt trong tương lai với chiều cao 32,8m, tương đương tòa nhà 7 tầng.
Được biết, trong quý I/2013, Hà Nội sẽ thực hiện dự án đường vành đai 2, đoạn Ngã Tư Sở – Ngã Tư Vọng. Theo Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội, tuyến đường có chiều dài 2km, rộng 53,5 – 57,5m. Công trình sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong quý II/2015.
Ông Phạm Hữu Sơn- Giám đốc Công ty TEDI, đơn vị tư vấn cho biết, tại nút giao thông Ngã Tư Sở sẽ làm cầu vượt và vào ngày 18/8, Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải – TEDI (Bộ Giao thông vận tải) có báo cáo UBND thành phố Hà Nội về phương án xây dựng đường vành đai 2 tuyến trên cao từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở. Công ty đề xuất 3 giải pháp xây dựng đường đi qua nút giao Ngã Tư Vọng.
Phương án thiết kế đường vành đai 2 cao bằng tòa nhà 7 tầng
Video đang HOT
Cụ thể, tại nút giao Ngã Tư Vọng, phương án thứ nhất là làm đường chui xuống dưới. Theo ông Hữu Sơn: “đường sắt và cầu vượt hiện nay đi trên cao thì hoàn toàn có thể làm được đường chui xuống dưới”.
Phương án hai mà TEDI đưa ra là “tôn trọng” cầu hiện tại, để đường trên cao vành đai 2 đi chui ở tầng 2 (chui giữa đường sắt và cầu Vọng hiện nay). “Nếu không xem xét đường sắt trên cao thì có thể nói đây là phương án khả thi nhất, giải quyết được tổng thể quy hoạch. Tuy nhiên, nếu làm như vậy thì đường sắt trên cao phải thay đổi toàn bộ hệ thống nhà ga và việc xử lý độ dốc đối với đường sắt tương đối phức tạp”, ông Sơn nhận định.
Do vậy, TEDI đưa ra phương 3 để Hà Nội nghiên cứu. Theo đó, đây là phương án xây tầng 3, cao 32,8m (cao hơn 10m so với đường sắt trên cao). Theo ông Sơn chiều cao này tương đương với tòa nhà 7 tầng. “Quan điểm của cá nhân tôi thì việc này không có vấn đề gì vì nhiều nước trên thế giới đã làm”, ông Sơn nói. Để phương án này khả thi, phía TEDI sẽ đề nghị giảm độ cao tuyến đường sắt xuống gần 2m từ hơn 24m xuống gần 23m.
Với nút Ngã Tư Sở – điểm cuối của đường vành đai 2 trên cao sẽ xây vượt luôn cầu vượt hiện tại và cả tuyến đường sắt đô thị sẽ đi qua đây trong tương lai, tiếp đất qua nút Ngã Tư Sở.
Theo 24h
Người Hà Nội rèn sức khỏe... dưới lòng đất
Hầm đường bộ Ngã Tư Sở (Hà Nội) được đưa vào sử dụng từ năm 2007 dành cho xe đạp và khách bộ hành, nay có thêm chức năng như công viên, vườn hoa công cộng.
Công viên, vườn hoa cách khá xa khu vực Ngã Tư Sở nên từ khi hầm đường bộ được khánh thành, nơi đây trở thành nơi tập thể dục của người dân, nơi vui chơi của trẻ nhỏ, thậm chí là nơi đá bóng, tập hiphop của học sinh.
Buổi sáng sớm và khoảng thời gian từ 4 giờ chiều, khu vực hầm đường bộ nườm nượp người tập thể dục trong hầm bộ hành dài gần 500m đi theo vòng tròn với 12 cửa đặt 4 góc đường, mỗi cửa đều có 3 lối lên xuống dành cho người đi bộ, xe đạp.
Từ khi được đưa vào sử dụng, hầm bộ hành Ngã Tư Sở trở thành nơi rèn luyện sức khỏe của nhiều người dân quanh khu vực.
Dù không khí không được thông thoáng như ở vườn hoa, công viên nhưng dù sao cũng ít bụi bặm, khói xe hơn phía trên hầm và không vướng xe cộ nên nhiều người trẻ tuổi lẫn lớn tuổi vẫn đều đặn chạy bộ hàng ngày quanh đường hầm.
Hầm không chỉ là nơi tập tành níu kéo sức khỏe mà còn là nơi người lớn tuổi gặp gỡ hàn huyên hàng ngày.
Người đàn ông này cho biết thời gian đầu mới tập ở đây cũng cảm thấy hơi thiếu dưỡng khí nhưng nay đã quen dần vì ngại đến những vườn hoa, công viên cách nhà khá xa.
Khu vực hầm cũng là "sân bóng" của những cậu choai ngoài giờ học.
Một người đàn ông tận dụng tay vịn chạy dọc theo tường hầm để tập đi sau vụ tai nạn gãy chân.
Theo Dantri
Ùn tắc vì chậm tháo dỡ đường dẫn tạm Khối sắt khổng lồ dài hơn 200 m chiếm 2/3 mặt đường vành đai 3 (đoạn phía bắc Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội) khiến hàng nghìn phương tiện thường xuyên bị ùn ứ mỗi khi qua đây. Đoạn đường thường bị ùn tắc hàng giờ. Ảnh: Đoàn Loan Sau khi thông xe đường trên cao vành đai 3, đoạn đường dẫn...