HN: Phát hiện đường dây bán “bút phù thủy”
Một đường dây cung cấp bút bay mực (hay còn gọi là bút phù thủy) và nhiều thiết bị an ninh như camera, thiết bị định vị,… vừa bị lực lượng cảnh sát Đội chống hàng giả và xâm phạm SHTT, Phòng CSKT, CATPHN phát hiện, triệt phá.
Bút “phù thủy” được phát hiện tại công ty Lê Gia T&T
Qua quá trình trinh sát, lực lượng cảnh sát kinh tế phát hiện công ty TNHH TM Lê Gia T&T Việt Nam (có trụ sở tại Đặng Tiến Đông, Hà Nội) đang cung cấp bút bay mực ra thị trường. Đây là loại bút đang thu hút sự chú ý của dư luận nhân dân với khả năng bay mực chỉ trong một thời gian ngắn, tiềm ẩn những rủi ro dẫn đến các hành vi lừa đảo và gian lận thương mại.
Ngày 10/5, kiểm tra công ty, lực lượng chức năng thu giữ 9 chiếc bút “phù thủy” cùng hàng chục loại thiết bị an ninh như camera, máy ghi âm, máy định vị, thiết bị quét, thiết bị laze,… với đủ các kiểu dáng tinh vi từ bút bi, kính, ống nhòm cho đến đồng hồ. Giám đốc công ty Lê Tiến Hoàn, 26 tuổi, trú tại Tuyên Quang không xuất trình được hóa đơn nguồn gốc số hàng này.
Video đang HOT
Đấu tranh mở rộng, lực lượng chức năng xác định công ty Lê Gia đã mua số bút phù thủy trên qua mạng internet và được Lê Thị Làn, 20 tuổi, là nhân viên của công ty Hoàng Long ( Vĩnh Tuy, HBT, HN) giao nhận hàng. Làn khai nhận, các lô bút phù thủy đều có xuất xứ từ Trung Quốc, được nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), Làn làm trung gian vận chuyển. Gần 20 chiếc bút “phù thủy” của Làn, mang hình dáng giống bút mực bình thường, có giá từ 300.000đ – 1.000.000đ đã bị cơ quan công an thu giữ.
Theo cơ quan chức năng, mực viết ra giấy chỉ trong khoảng từ 3 – 6 giờ sẽ biến mất. Do đó, nhiều đối tượng có thể lợi dụng loại bút này để ghi chép các văn bản quan trọng xác nhận chuyện vay nợ hay cam kết mua bán, trao đổi các sản phẩm, dịch vụ có giá trị.
Lực lượng công an đang tiếp tục điều tra mở rộng, ngăn chặn kịp thời nguy cơ các đối tượng xấu sử dụng loại bút này, dẫn đến những hành vi lừa đảo.
Dưới đây là một vài hình ảnh về việc thu giữ số bút “phù thủy” này
Nhiều loại thiết bị an ninh như camera, máy nghe trộm cũng bị thu giữ
Số bút thu của đối tượng Làn có giá từ 300.0000đ – 1.000.000đ
Chỉ sau khoảng 30 phút, nét mực đã mờ
Chiếc "áo" quản lý quá chật
"Ninh Hiệp có hàng lậu không? Công dân ở đây có buôn hàng lậu không?". Câu hỏi ấy chúng tôi đặt ra từ cấp cơ sở đến lực lượng chức năng thành phố, và nhận được những cái gật đầu! Cấp nào cũng biết thực trạng ở Ninh Hiệp, nhưng một giải pháp thực sự quyết liệt, bài bản để "đánh" hàng lậu, đến giờ vẫn chưa định hình.
Phương tiện cơ giới chủ yếu ở Ninh Hiệp và hàng lậu bị phát hiện tập kết trong kho
Nhiều mô hình quản lý, vẫn "hổng"
Trên dưới 1.600 hộ kinh doanh vải, quần áo ở Ninh Hiệp, tùy theo mô hình mà có sự quản lý khác nhau. Hai trung tâm thương mại Phú Điền và Sơn Long hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nên chịu sự quản lý của Luật Doanh nghiệp. Chợ Nành đông số hộ kinh doanh nhất (1.093 hộ - theo thống kê của cơ quan QLTT), có Ban quản lý chợ thuộc HTX của Ninh Hiệp quản lý. Mấy trăm hộ kinh doanh tại nhà chịu sự giám sát (về mặt thuế) thông qua chính quyền cơ sở. Tổng thể chung, hoạt động kinh doanh vải, quần áo ở Ninh Hiệp do UBND huyện Gia Lâm quản lý.
Việc có nhiều đầu mối như trên, không giúp công tác quản lý đạt hiệu quả. Bằng chứng là hàng chục năm qua, làng nghề Ninh Hiệp tính đến tháng 7-2012 vẫn có chưa tới 30% số hộ có giấy phép đăng ký kinh doanh. Vai trò của các Ban quản lý chợ mới chỉ "mạnh" ở việc bố trí chỗ ngồi cho các hộ kinh doanh, trợ giúp cơ quan thuế hoặc trực tiếp thu thuế, còn bỏ trống hoàn toàn việc xác minh hay nhắc nhở, xử lý các "đối tượng nộp thuế" chấp hành quy định pháp luật về kinh doanh hàng hóa phải có nguồn gốc, xuất xứ. Tìm về Ninh Hiệp, thông qua một cán bộ Đồn Công an Bắc Đuống để đặt lịch làm việc với đại diện Ban quản lý chợ Nành, vị này vừa nghe nói đến "nhà báo" đã lập tức thoái thác: "Tớ phải đi ăn cỗ".
Với trên 95% hàng hóa (vải, quần áo) về chợ, tại chợ có "nguồn" từ Trung Quốc, vấn đề cần phải có mô hình quản lý tập trung thống nhất, cán bộ có năng lực chuyên môn, có biện pháp giám sát, ngăn chặn hành vi gian lận thương mại và có thẩm quyền để "áp" chế tài đối với vi phạm, là hết sức cần thiết. Chúng tôi đọc được trong tham luận của một cán bộ có trách nhiệm thuộc một cơ quan được phân công giám sát hoạt động chợ vải Ninh Hiệp, đại ý từng có thời điểm, cơ quan này đã tham mưu cho xã tổ chức tuyên truyền trên loa phát thanh ngày 2 lượt, mỗi lượt 15 phút, phổ biến quy định pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng nhập khẩu, quy định sử dụng hóa đơn, chứng từ... Rồi hàng chục lượt kiểm tra đã được tiến hành. Song kết quả là cứ trường hợp nào lực lượng chức năng huyện, thành phố lập chuyên án kiểm tra, đều phát hiện lỗi "sơ đẳng" là hàng không đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Hay nói cách khác, là hàng lậu!
"Vị" pháp luật hay "vị"... nguồn thu?
Có thông tin cho thấy, nguồn thu thuế mỗi năm ở chợ Ninh Hiệp chiếm trên 20% tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể ở huyện Gia Lâm. Dường như đây là nguyên nhân chính khiến lâu nay, công tác phát hiện, xử lý hàng lậu ở Ninh Hiệp chưa thực sự quyết liệt. Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV CATP Hà Nội, khi đề cập đến chợ Ninh Hiệp đã nêu khó khăn khách quan, là công tác chống buôn lậu không được làm mạnh từ các tỉnh biên giới cũng như trên các tuyến hành trình về Hà Nội, nên khi hàng đã về Ninh Hiệp, sẽ không dễ xử lý. Một vấn đề khác là, nếu chỉ riêng Hà Nội, riêng Ninh Hiệp chống hàng lậu, sẽ khó đạt hiệu quả triệt để. Ninh Hiệp chỉ là điểm trung chuyển, tập kết; nếu bị "đánh rát", hàng sẽ chạy sang Đình Bảng, Bắc Ninh, hoặc ngược lên Bắc Giang.
Không thể phủ nhận những phân tích về khó khăn khách quan nêu trên, nhưng cũng cần thẳng thắn nhìn nhận sự thiếu quyết liệt, chưa đồng bộ từ phía lực lượng chức năng. Hàng lậu đã và đang về Ninh Hiệp. Liệu có thể lập các chốt để kiểm soát nguồn gốc hàng hóa trên xe ô tô trước khi vào chợ? Liệu có thể thường xuyên kiểm tra hoạt động kinh doanh tại chợ, trong trung tâm thương mại, để "rà" hàng hóa có vấn đề? "Làm được", cơ quan chức năng huyện và thành phố đều khẳng định điều này, nhưng buông kèm câu hỏi: "Làm thế liệu có thành ngăn sông cấm chợ? Liệu dân Ninh Hiệp có "chịu" nổi không?".
Cái "nếp" "hàng hóa hợp lệ phải kèm hàng lậu mới có lãi" đã định hình trong suy nghĩ và cách làm của bộ phận không nhỏ hộ kinh doanh ở Ninh Hiệp. Và không quá để nói rằng, cái "nếp" ấy hình thành chính từ sự thiếu quyết liệt của chính quyền cơ sở, ban quản lý chợ và các lực lượng chức năng. Theo quy định, hàng hóa vận chuyển trên đường phải xuất trình đủ giấy tờ. Hàng hóa tập kết trong kho, khi bị kiểm tra có thể chưa xuất trình được giấy tờ ngay, nhưng phải xuất trình sau đó không quá 3 ngày. Thế nhưng nguyên tắc kiểm tra, xử lý này đôi lúc vẫn được nhân nhượng, xuê xoa. Nhiều vụ việc cho thấy điều lạ là chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi bị giữ phương tiện hay kiểm tra kho hàng, chủ hàng và những người vận chuyển đã xuất trình được phần lớn giấy tờ chứng minh nguồn gốc.
Cùng nhìn lại một vụ việc từng diễn ra ở Ninh Hiệp, hồi trung tuần tháng 11-2012. Hôm đó, liên ngành chức năng thành phố đột kích kho hàng tại xóm 9 Ninh Hiệp và kiểm tra 1 xe tải đang cập kho, định xuống hàng. Toàn bộ số hàng trên xe tải gồm gần 200 cuộn vải và hơn 60 bao tải đựng vải may các loại, tất cả đều không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Vậy mà xe và hàng từ Cao Bằng vẫn vận chuyển trót lọt về đến Ninh Hiệp. Biểu hiện bất thường khác bị phát hiện là trong kho hàng đang chứa gần 160 cây vải và hàng chục bao vải các loại. Chủ kho xuất trình một số tờ hóa đơn liên 2, song qua đối chiếu hóa đơn với số hàng trong kho lại không phù hợp về số lượng và chủng loại. Từng ấy hành vi nhưng sau đó chiếc xe ô tô chở hàng lậu vẫn được "hoàn cố chủ"; số hàng không tương thích giữa hóa đơn với thực tế trong kho bị tịch thu, rồi được đem bán đấu giá. Và nghe nói, chính chủ kho và một số chủ hàng đã tham gia phiên đấu giá ấy, rồi trúng thầu. Cách thức đấu tranh xử lý thiếu kiên quyết, thiếu triệt để rõ ràng không thể tác động làm thay đổi nhận thức của các hộ kinh doanh ở Ninh Hiệp. Đã đến lúc phải có sự đột phá, thay đổi về tư duy và cách làm, ngay từ phía cơ quan quản lý...
Theo ANTD
Mang 600 con gà giống vào...nhà nghỉ Sáng ngày 8-5 chi cục thú y huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) phối hợp với cơ quan chức năng liên quan, tiến hành tiêu hủy hơn 600 con gà con không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước đó vào lúc 20h ngày 7 - 5, đội Quản lý thị trường số 4 Nghệ An, khu vực Quỳnh Lưu phối hợp với CAH Quỳnh...