HN: Mất tín hiệu điện thoại do đào đường ống cống
Gần 1.500 hộ dân sinh sống trong ngõ 109 đường Trường Chinh (Đống Đa, Hà Nội) bỗng dưng bị mất tín hiệu điện thoại do đơn vị thi công đường ống cống đào trúng hệ thống cáp tín hiệu.
Theo ghi nhận của PV, thời điểm trưa ngày 12/8 tại hiện trường vụ việc, máy xúc của đơn vị thi công vẫn nằm tại nơi cáp bị đứt
Theo phản ánh của người dân sinh sống tại ngõ 109 đường Trường Chinh (Đống Đa, Hà Nội) vào khoảng 21 giờ ngày 10/8, người dân thấy một đơn vị thi công đường ống nước điều động 2 xe xúc đến đầu ngõ 109 đào bới, đến khoảng 22 giờ cùng ngày thì người dân phát hiện toàn bộ hệ thống điện thoại của các hộ dân bị gián đoạn.
Cô Nội (người dân sống trong ngõ 109 đường Trường Chinh) cho biết: “Sau khi bị mất tín hiệu điện thoại, tôi thấy có nhiều cán bộ của VNPT xuống chỗ 2 máy xúc để làm việc, hỏi ra thì mới máy xúc của đơn vị thi công đào trúng vào hệ thống cáp tín hiệu của VNPT.”
Sau khi xảy ra sự việc, PV đã có trao đổi với đại diện Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam – VNPT (đơn vị trực tiếp xử lý sự cố tại ngõ 109 Trường Chinh), đơn vị này cho biết: Khoảng 22 giờ ngày 10/8, VNPT nhận được tin báo về việc mất tín hiệu hệ thống tổng đài nên đã cử người xuống hiện trường kiểm tra và phát hiện ra sự cố trên. Qua quá trình kiểm tra, VNPT phát hiện hai hệ thống bị sự cố đứt là cáp đồng và cáp quang, từ đó đến nay đơn vị đã làm việc liên tục và dự kiến đến hết đêm 12/8 sẽ cơ bản khắc phục xong toàn bộ trong đó có nối lại hệ thống cáp đồng và dẫn mới 3 đường cáp quang.
Video đang HOT
Nhân viên của VNPT triển khai nối hệ thống cáp đồng, cáp quang bị đứt.
Điều đáng nói là sau khi xảy ra sự cố trên, VNPT đã nhiều lần liên hệ với đơn vị thi công (được xác định là Cty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nam Việt) để phối hợp giải quyết vụ việc nhưng đơn vị thi công không đến giải quyết.
“Do thiệt hại kinh tế rất lớn nên một mặt chúng tôi gửi công văn đến Ban Giải phóng mặt bằng và chính quyền sở tại để yêu cầu đơn vị thi công đến lập biên bản làm việc, mặt khác vẫn tiếp tục triển khai khắc phục sự cố trên” – đại diện VNPT khẳng định.
Được biết hệ thống cáp bị đứt là của tổng đài vệ tinh đặt trong ngõ 109 Trường Chinh, hệ thống này sẽ dẫn tín hiệu từ tổng đài đi ra đầu ngõ 109 và toả đi khắp nơi.
Theo Việt Linh (Dân Việt)
Hối hả lo tết ông Công, ông Táo
Do ngày ông Công, ông Táo về trời rơi vào hôm nay (1.2), từ cuối tuần trước, nhiều người dân đã tranh thủ mua đồ, làm mâm cỗ cúng hoặc thả cá chép sớm.
Giá cá chép biến động theo giờ
Trước ngày ông Công ông Táo, giá cá chép đỏ tại chợ cá lớn nhất Hà Nội biến động thất thường và xuống giá theo giờ. Các thương lái tại chợ cho biết, mặc dù giá "mềm" nhưng vẫn vắng người mua. Chợ cá làng Sở Thượng (thuộc phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội) từ lâu được biết đến là đầu mối cung cấp cá chép đỏ lớn nhất Hà Nội dịp Tết ông Công, ông Táo.
Năm nào cũng vậy, cứ gần đến dịp Tết ông Công - ông Táo, hàng chục tấn cá chép đỏ từ khắp các tỉnh thành như Nam Định, Hải Dương, Phú Thọ đổ dồn về chợ. Sau đó, các thương lái lấy hàng phân phối ra các chợ bán lẻ phục vụ cho nhu cầu của người dân tiễn ông Táo về trời.
Người dân mua cá tại chợ Châu Long (Hà Nội). Ảnh: Đàm Duy
Chiều 22 tháng Chạp (31.1), theo ghi nhận của phóng viên, không khí tại chợ cá làng Sở Thượng khá ảm đạm, khung cảnh mua bán trầm lắng, vắng người mua. Ghi nhận của phóng viên, giá cá chép đỏ bán tại đây không ổn định và biến động theo giờ. Theo đó, vào buổi sáng cùng ngày, 1kg cá chép đỏ (loại 30-40con/1kg) có giá từ 70.000- 80.000đ/kg thì chiều giảm xuống còn 50.000 - 55.000đ/kg nhưng vẫn ế ẩm. Theo những người buôn bán cá tại chợ, giá cá chép đỏ năm nay giảm khoảng 40% so với mọi năm, các năm trước, cá chép đỏ dao động ở mức giá 140.000 - 160.000 đồng/kg.
Ngoài ra, trong ngày 31.1, nhiều người đã làm lễ cúng tiễn ông Táo, thả cá chép sớm bởi hôm nay nhiều gia đình bận đi làm, không có thời gian làm lễ. Một số người lại nói đùa rằng "tiễn Táo Quân về trời sớm để tránh tắc đường".
Xếp hàng mua giò chả, bánh chưng
Theo tục lệ truyền thống, việc cúng ông Công, ông Táo vẫn là một lễ nghi mà không gia đình nào có thể bỏ qua. Suốt từ sáng sớm nay, khắp các khu chợ, cửa hàng bán hoa quả, đồ cúng lễ và giò chả, bánh chưng lại tấp nập khách ra vào. Bánh chưng, xôi, giò là những thức cúng quan trọng trên mâm cơm dâng lên bàn thờ tổ tiên ngày 23 tháng Chạp. Không có thời gian tự tay làm, nhiều người dân Thủ đô thường tìm mua ở các cửa hàng nổi tiếng trên phố Hàng Bông, Trần Xuân Soạn hay Trương Định... Trong đó, đông khách nhất phải kể đến cửa hàng bánh chưng, giò, chả trên phố Hàng Bông.
Chị Thủy, chủ một quán bánh chưng nổi tiếng trên phố Trần Xuân Soạn chia sẻ: "Năm nào cũng vậy, từ khoảng 20 tháng Chạp trở đi là nhà tôi đã rất đông khách. Nhân viên phải làm việc luôn tay mới kịp phục vụ. Tuy nhiên năm nay Tết ông Công, ông Táo rơi vào thứ 2 nên người dân có 2 ngày cuối tuần lo đi sắm sửa. Vì thế, lượng khách cũng không ùn ứ như mọi năm".
Ghi nhận của phóng viên, giá cả các mặt hàng bánh chưng, giò, chả năm nay đều không thay đổi so với mọi năm. Bánh chưng có giá 50.000-70.000 đồng/chiếc, các loại giò như giò lụa, giò xào, giò bò... giá khoảng 200.000 đồng/kg, chả là 180.000 đồng/kg. Tại một số cửa hàng bánh chưng trên phố Trần Xuân Soạn, giá cả có "mềm" hơn một chút, bánh chưng chỉ từ 40.000 đến 50.000 đồng/chiếc.
Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho biết, từ ngày 23-29 Tết Nguyên đán, so với mặt bằng chung, giá trong siêu thị thường cao hơn so với ngoài thị trường chợ, cửa hàng bán lẻ
Trong khi đó, giá rau xanh hạ do thời tiết ấm, nhưng giá thực phẩm lại tăng. Theo đó, cà chua giảm từ 30.000 đồng xuống còn 28.000 đồng/kg. Cải ngọt, xà lách giảm 2 giá, xuống lần lượt còn 18.000, 15.000 đồng/kg. Đặc biệt bắp cải tuần qua giá cao nhất lên tới 17.000-20.000 đồng/kg nay xuống còn 10.000 đồng/kg. Các loại rau thơm cũng giảm hơn 1 nửa xuống còn 1.000 đồng. Về giá thực phẩm, thịt lợn thăn tăng 100.000 đồng/kg lên 120.000 đồng/kg, vai từ 80.000 đồng lên 100.000 đồng/kg. Ngoài ra, xương sụn, sườn dao động từ 70.000-90.000 đồng lên 110.000 đồng/kg. Thịt bò cũng có xu hướng tăng nhẹ lên 2-3 giá so với ngày thường.
Tại TP.HCM, không khí mua bán ở khu vực hàng mã chợ Bình Tây và con đường cá cảnh Lưu Xuân Tín, quận 5, tấp nập người mua đồ để chuẩn bị lễ tiễn ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Năm nay, giá các loại vàng mã tăng 10-20%, cá chép chủ yếu các loại cá nhỏ có mức giá sỉ 30.000-70.000 đồng một chục. Theo chị Nguyễn Xuân Anh (quận 3), kiểu dáng vàng mã năm nay vẫn như mọi năm. Tùy vào kiểu dáng một bộ đồ cúng ông Công, ông Táo có giá 35.000-200.000 đồng. Chị Ánh cũng sắm luôn đồ vàng mã để cúng các dịp lễ khác trong năm./.
Theo_Dân việt
Thịt gà đắt hàng trước ngày ông Táo, đồ lễ chênh giá lớn Nhiều gia đình tranh thủ làm cỗ cúng ông Công, ông Táo trong ngày cuối tuần khiến mặt bằng giá thực phẩm ở Hà Nội tăng nhẹ. Theo khảo sát của PV, một số mặt hàng thịt tươi sống có nhu cầu lớn trong dịp này như thịt gà, lợn tăng giá khá mạnh, khoảng 20.000-40.000 đồng mỗi kg. Cụ thể, gà ta...