HN: Mất nước, dân mua nước tinh khiết về tắm
Mua nước để nấu ăn…nước rửa mặt, rửa rau, vo gạo phải đổ dồn vào xô để dội toilet. Đó là tình cảnh của hàng chục nghìn hộ dân ở Hà Nội đang phải chịu đựng.
Đến trưa hôm nay 18/12, hàng chục nghìn người dân vẫn chưa có nước sạch để sử dụng.
Như đã đưa tin, chiều (16/12), đường ống dẫn nước sạch từ sông Đà về Hà Nội lại bị vỡ. Khoảng 70.000 hộ dân quận Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, huyện Thanh Trì, đã và đang bị ảnh hưởng.
Bà Phạm Thị Luyến, 45 tuổi (Khu tập thể Vilexim, 35 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết gia đình bà đã bị mất nước đã 3 ngày nay. Bể dự trữ nước chỉ dùng được trong 1 ngày, từ chiều qua, cả nhà phải ăn bánh mỳ, vì không có nước nấu ăn.
“Vét cả bể dự trữ chỉ còn một xô nước sạch, mọi người phải bảo nhau tiết kiệm bằng cách dùng nước rửa mặt, đánh răng xong phải dồn lại để rửa tay, bẩn quá thì dùng để dội toilet. Quần áo của cả nhà chất đống đã ba ngày chưa giặt”, bà Luyến than thở.
Bà Phạm Thị Luyến, (Khu tập thể Vilexim, 35 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân) đang cố vét những gáo nước cuối cùng trong bể chứa. Gia đình 5 người của bà Luyến 3 ngày nay luôn sống trong tình trạng thiếu nước sạch
Nhiều người dân không nắm được thông tin mất nước nên cứ vô tư dùng nước trong bể chứa đến khi cạn sạch thì đành phải mua nước bình về dùng.
“Chiều qua, bể chứa cạn sạch tôi mới biết tin vỡ đường ống dẫn nước sông Đà về Hà Nội. Hôm nay, gia đình tôi phải mua 5 bình nước 20 lít, giá 25 nghìn/ bình để nấu cơm, và tắm cho con nhỏ. Người lớn muốn tắm gội thì phải tắm nhờ. Nếu vẫn tiếp tục mất nước có gia đình tôi phải bồng bề nhau lên nhà ngoại ở Từ Liêm”, Chị Nguyễn Thị Oanh, 33 tuổi, (Khu H4 – tập thể Sông Đà- Thanh Xuân, HN) chia sẻ.
Thiếu nước sạch, mọi hoạt động trong các gia đình đều bị đảo lộn. Những nhu cầu cần nhiều nước như tắm, gội, giặt quần áo…đều phải nhường cho các hoạt động thiết yếu đánh răng, rửa mặt, nước uống. Nước dùng xong đều phải dồn lại để dội toilet.
Sáng nay, trao đổi với PV Khampha.vn, ông Nguyễn Anh Việt (Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch – Viwaco) cho biết trong ngày 18/12 sự cố sẽ được khắc phục và công ty này sẽ cấp nước trở lại.
Đây là lần thứ 2 đường ống nước sạch Sông Đà về Hà Nội qua Đại lộ Thăng Long bị vỡ chỉ trong khoảng 1 tháng qua. Sáng 21/11, đường ống nước sạch qua xã Phú Cát, Huyện Quốc Oai, Hà Nội bị vỡ. Tuy nhiên, sự cố lần trước đã được khắc phục khá nhanh chóng chỉ sau 1 ngày. Lần này, sự cố kéo dài gần 3 ngày chưa khắc phục xong.
Tính gần 2 năm qua, đây là lần thứ tư đường ống này bị vỡ. Các lần trước đó là 4/2/2012 và 23/3/2013.
Video đang HOT
Vòi nước luôn trong tình trạng mở nhưng không hề có nước chảy
Bà Hạnh, 73tuổi, (Khu tập thể Vilexim, 35 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân) phải rửa tay vào chậu nước bẩn, sau đó mới rửa lại vào một chút nước sạch
Giặt giũ là việc tiêu tốn nhiều nước nên phải hoãn lại nhường cho các hoạt động thiết yếu hơn như đánh răng, rửa mặt, rửa tay, đun nước uống.
Nước rửa mặt, đánh răng xong phải để dành dội toilet
Bác Nguyễn Văn Bồng, 58 tuổi, (Nguyễn Tuân, Thanh Xuân) múc từng xô nước nhỏ từ xô nước dự trữ để xách vào nhà vệ sinh. Nhà bác Bồng kinh doanh dịch vụ nhà trọ bình dân nhưng mấy ngày nay không nhận khách vì thiếu nước.
Nhiều gia đình phải mua nước bình với giá 25 nghìn/ bình để nấu ăn
Chị Nguyễn Thị Oanh, (Khu H4 – Tập thể Sông Đà, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân) đổ nước từ bình nước mua, chuẩn bị tắm cho con nhỏ. “Nhà có trẻ sơ sinh nên dù thiếu nước tôi vẫn phải mua nước bình về tắm cho cháu”, chị Oanh chia sẻ.
: Hầu hết trong nhà tắm của các hộ gia đình mất nước đều xếp hàng loạt xô chậu phân loại nước theo mức độ sạch.
Anh Nguyễn Phú Tuyển, (Lương Thế Vinh, Thanh Xuân) chuẩn bị bình đi xin nước để nấu cơm trưa
Theo Khampha
"Đường ống cấp nước sạch HN sẽ còn tiếp tục vỡ"
"Đường ống cấp nước sạch cho người dân thủ đô Hà Nội đặt trên nền đất yếu, chưa được xử lý. Do vậy, chỉ cần mưa lũ, đất nền lún không đều đường ống sẽ bị biến dạng, vỡ. Sự cố vỡ đường ống nước vừa qua sẽ không dừng lại ở lần thứ 3 mà sẽ còn nhiều lần tiếp theo nữa".
Ngày 21/11/2013, đường ống cấp nước sạch cho người dân thủ đô Hà Nội bị vỡ. Hơn 70.000 hộ dân ở các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Đống Đa...bị mất nước sạch. Cuộc sống của người dân bị xáo trộn. Điều đáng nói, đây là lần thứ 3 sự cố vỡ đường ống nước xảy ra. Phóng viên Khapham.vn có trao đổi với ông Nguyễn Sỹ Trung, kỹ sư trưởng Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc.
Thưa ông, sự cố vỡ đường ống nước ngày 21/11, xảy ra ở km 27, xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, Hà Nội ảnh hưởng gì tới đường cao tốc Đại lộ Thăng Long?.
Sự cố vỡ đường ống xảy ra không ảnh hưởng đến nền đường cao tốc Đại lộ Thăng Long nhưng các công trình phụ trợ như cây xanh, lan can...bị ảnh hưởng ít nhiều.
Đường ống bị vỡ khiến hơn 70.000 hộ dân bị mất nước ngày 21/11
Đại diện đơn vị cấp nước sạch cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự cố vỡ đường ống được xác định là do tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng long bị lún sụt, đã tác động vào đường ống nước dẫn đến nó bị vỡ. Ông nghĩ sao về điều này?
Tôi khẳng định điều đó là không đúng. Đại lộ Thăng Long dài 29km, được khởi công từ 20/3/2005 cho đến nay cơ bàn đã hoàn thành. Khi thi công công trình, nền móng đất tuyến đường chúng tôi đã xử lý đặc biệt bằng các công nghệ cao như giếng cát, cọc cát, thay đất, dải vải địa kỹ thuật. Sau khi bảo đảm việc xử lý đất yếu chúng tôi mới thi công làm đường.
Trong khi đó, đường ống cấp nước sạch cho người dân thủ đô lại không nằm bên dưới tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long. Đường ống nằm bên hông đường cao tốc của chúng tôi, cách khoảng 12 m. Tôi khẳng định ống không nằm trong nền đường cao tốc. Do đó, cũng không thể nói nền đường của chúng tôi gây sụt lún ảnh hưởng vỡ đường ống.
Vậy theo ông đâu là nguyên nhân dẫn đến vỡ đường ống dẫn nước vừa qua?
Theo tôi biết, đơn vị thiết kế đường ống chưa có nhiều kinh nghiệm. Họ đặt đường ống trên nền đất yếu chưa được xử lý. Khi gặp mưa lũ, nền đất lún không đều sẽ tác động gây vỡ đường ống. Đường ống hiện nay đang nằm trên dải đất dự trữ dùng để trồng cây xanh.
Năm 2006, chúng tôi đã khảo sát, đường cao tốc Láng - Hòa Lạc dài 29km, có 29 vị trí xung yếu, mỗi đoạn xung yếu dài từ 20 đến 200m. Tôi theo dõi thấy, cả 3 lần vỡ đường ống trong thời gian vừa qua đều ở vị trí nền đất yếu chúng tôi khảo sát nêu trên. Do vậy, tôi khẳng định tuyến đường ống dẫn nước sẽ không dừng lại ở việc vỡ lần 3 mà sẽ còn nhiều lần sau nữa.
Việc này chúng tôi đã cảnh báo họ ngay từ khi bắt đầu xây dựng đường ống dẫn nước. Tôi là người đại diện cho chủ đầu tư và đã họp với các nhà thầu để khuyến cáo họ nếu lắp đặt tuyến ống đi qua nền đất yếu sẽ không đảm bảo.
Nguyễn Sỹ Trung, kỹ sư trưởng Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc.
Có nhiều ý kiến cho rằng ống composite đơn vị cung cấp nước đang sử dụng có khả năng chịu lực kém, dễ vỡ. Ông có ý kiến gì về nội dung này?.
Tôi được biết ống composite được sản xuất bởi một loại sợi tổng hợp. Loại ống này do Việt Nam sản xuất. Ống composite cũng mới được biết đến trên thị trường.
Ở thời điểm năm 2006, có lẽ ống được sử dụng lần đầu tiên cho Dự án cấp nước Sông Đà. Loại ống này nếu lắp đặt trên nền đất yếu, chưa được xử lý kỹ thì chỉ cần nền đất lún không đều ống sẽ biến dạng, vỡ. Bởi vì, vật liệu composite không chịu được lực tác động trực tiếp hoặc uốn cong. Tôi ví dụ, một đoạn ống dài 12m chỉ cần lún khoảng 1 gang tay là xảy ra sự cố.
Tôi được biết, đường ống cấp nước dài 60km chạy từ Sông Đà về Hà Nội. Hiện đơn vị cấp nước đang có dự án xây một bể chứa lớn ở gần Hà Nội để đề phòng khi sự cố vỡ đường ống xảy ra. Nhưng tôi cũng không biết rằng dự án này đến bao giờ được triển khai.
Xin cảm ơn ông!
Khoảng 10h sáng nay 21/11, đường ống nước sông Đà (cung cấp nước cho Hà Nội) trên Đại lộ Thăng Long, tại km 27, xã Phú Cát, Huyện Quốc Oai, Hà Nội đã bị vỡ. Khoảng hơn 70.000 hộ dân ở các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Đống Đa... bị mất nước sạch. Được biết, đây là lần thứ 3 hệ thống ống dẫn nước sạch này bị vỡ. Lần thứ nhất xảy ra vào tháng 2/ 2012, làm ảnh hưởng đến khoảng 40 nghìn hộ dân. Lần thứ hai xảy ra vào ngày 23/3/2013, khiến hơn 70 nghìn hộ dân thuộc các quận, huyện: Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Thanh Trì và Từ Liêm bị ảnh hưởng. Cuộc sống của người dân mất nước bị xáo trộn.
Theo Khampha
Hà Nội: Cấp nước trở lại cho 70.000 hộ dân Ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nước sạch Vinaconex cho biết: 4h30 sáng nay (22/11), sự cố vỡ đường ống nước trên Đại lộ Thăng Long, tại km 27, xã Phú Cát, Huyện Quốc Oai, Hà Nội đã được khắc phục. Nước sạch được cấp trở lại cho người dân Thủ đô. Theo ông Tốn, ngay sau khi...