HN lý giải về đề xuất thu phí Đại lộ Thăng Long
Chánh văn phòng UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thịnh Thành cho biết, đề án thu phí đại lộ Thăng Long có dự án xây dựng hệ thống giao thông thông minh nên Hà Nội phải thực hiện thu phí để hoàn vốn đầu tư.
Chánh văn phòng – Người phát ngôn UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thịnh Thành cho biết, thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT nghiên cứu, xây dựng đề án thu phí trên đại lộ Thăng Long (phần đường cao tốc) nhằm tạo nguồn thu để thực hiện công tác quản lý, duy tu, bảo trì cơ sở hạ tầng như hệ thống chiếu sáng, cây xanh, công tác đảm bảo an toàn giao thông (phần mặt đường, biển báo), cứu hộ, cứu nạn, hệ thống điều hành giao thông thông minh trên Đại lộ Thăng Long…
Cũng theo ông Nguyễn Thịnh Thành, trong đề án thu phí đại lộ hiện đại nhất Việt Nam có dự án triển khai đầu tư xây dựng hệ thống giao thông thông minh bằng nguồn vốn ngoài ngân sách dưới hình thức hợp tác công tư (PPP), hoặc BOT nhằm hiện đại hóa thực hiện công tác quản lý đường cao tốc, đảm bảo an toàn giao thông. Kinh phí để xây dựng hệ thống giao thông thông minh có thể sử dụng theo các hình thức đầu tư như trên và thực hiện thu phí để hoàn vốn đầu tư.
“Nếu triển khai theo hình thức xã hội hóa và thu phí trong trường hợp đã có quy định về thu phí sử dụng đường bộ của Bộ Tài chính thì địa phương, hoặc đơn vị có nhu cầu phải báo cáo xin ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ trước khi triển khai thực hiện” – Người phát ngôn lý giải trước việc UBND TP Hà Nội có công văn xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc thu phí Đại lộ Thăng Long trước đó.
“Cho đến nay, đề án thu phí Đại lộ Thăng Long vẫn đang trong quá trình báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo. Việc có triển khai thu phí, hoặc thu phí vào thời điểm nào tùy thuộc vào hình thức đầu tư và phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận” – ông Thành khẳng định.
Video đang HOT
Đại lộ Thăng Long nhìn từ trên cao. Ảnh IT
Cũng theo ông Thành, trường hợp nếu được Thủ tướng Chính phủ cho phép, UBND TP Hà Nội sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng phương án cụ thể, đảm bảo dự án đạt hiệu quả phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội ở Thủ đô, đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.
Với tổng mức đầu tư của dự án hơn 7.527 tỷ đồng (vốn ngân sách Trung ương 1.840 tỷ đồng, vốn của TP Hà Nội 5.687 tỷ đồng), tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long có chiều dài 29,8 km, được xây dựng, hoàn thành và bàn giao cho Hà Nội quản lý từ tháng 10/2010.
Trước đó, UBND TP Hà Nội đã có văn bản xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ cho phép thu phí sử dụng đường bộ trên tuyến cao tốc Đại lộ Thăng Long. Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu, mục đích của việc thu phí nhằm giải quyết khó khăn về vốn, đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng của TP Hà Nội.
Hiên Ha Nôi phai bô tri vôn quan ly, duy tri Đai lô Thăng Long cũng như cac tuyên đương khac va đâu tư cac tuyên đương mơi. Tuy nhiên ngân sach đâu tư xây dưng cơ sơ ha tâng cua Ha Nôi hằng năm vân thiêu khoang 5.000 ti đông.
Ngay sau đề xuất thu phí được đưa ra đã vấp phải sự phản ứng gay gắt của người dân, Hiệp hội vận tải cũng như các chuyên gia giao thông. Đa số các ý kiến đều cho rằng, việc thu phí Đại lộ Thăng Long là bất cập, thiếu minh bạch, và dẫn đến phí chồng phí, tạo thêm gánh nặng cho người dân, doanh nghiệp vận tải.
“Đại lộ Thăng Long được coi là công trình công cộng, chứ không phải công trình xã hội hóa mang tính chất thương mại. Vì thế công trình này không thể phục vụ theo mục đích thương mại. Nói cách khác, việc thu phí Đại lộ Thăng Long không hợp lý, không đúng mục tiêu” – Chuyên gia giao thông, TS Nguyễn Xuân Thủy nêu quan điểm khi chia sẻ với báo điện tử Infonet.
Theo Nguyễn Dũng (Infonet.vn)
Hà Nội sẽ thu phí đại lộ Thăng Long
Người dân muốn lưu thông trên phần đường cao tốc trên đại lộ hiện đại bậc nhất Việt Nam này sẽ phải trả tiền.
UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương cho phép thu phí sử dụng đường bộ trên đại lộ Thăng Long (phần đường cao tốc).
Việc thu phí nhằm phục vụ các đối tượng tham gia giao thông muốn có dịch vụ chất lượng cao, tốc độ chạy xe tối đa, được cung cấp các thông tin về tình trạng giao thông trên đường... Với các trường hợp tham gia giao thông không muốn đóng phí có thể lựa chọn hệ thống đường gom hai bên.
Theo UBND Hà Nội, nếu được Thủ tướng cho phép, thành phố sẽ thu phí sau khi hoàn thành dự án đầu tư hệ thống thu phí với phương thức thu phí khép kín, phí được trả theo loại xe, chặng đường đã đi.
Theo lãnh đạo Tp.Hà Nội, trong phương án được duyệt trước khi đầu tư tuyến đường nói trên có nội dung cho thu phí để hoàn vốn bởi đây là tuyến đường được đầu tư phần lớn từ ngân sách thành phố.
Người dân có thể phải trả tiền để lưu thông trên đại lộ hiện đại bậc nhất Việt Nam (Ảnh: Tiền Phong)
Đại lộ Thăng Long hay Đường cao tốc Láng - Hòa Lạc là tuyến đường cao tốc nối khu trung tâm Hà Nội với quốc lộ 21A cũ. Đại lộ có chiều dài gần 30 km, bắt đầu tại ngã tư đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Trần Duy Hưng đi qua các huyện Hoài Đức, Quốc Oai, kết thúc ở xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất.
Đại lộ Thăng Long có tổng mức đầu tư 7.527 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách trung ương 1.840 tỷ đồng và nguồn vốn của thành phố Hà Nội là 5.687 tỷ đồng. Dự án đi vào khai thác từ tháng 10/2010.
Hiện có nhiều ý kiến trái chiều nhau về đề xuất thu phí của UBND Thành phố Hà Nội. Trả lời báo chí ngày 7/1, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đề nghị cần phải được giải trình rõ xem việc thu phí có hợp lý hay không. Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam không đồng tình với đề án này
Theo (Khampha.vn)
Hà Nội sẽ thu phí trên Đại lộ Thăng Long Sau khi chấp thuận triển khai Đề án thí điểm hệ thống quản lý giao thông thông minh trên Đại lộ Thăng Long, UBND TP Hà Nội vừa cho biết, trong tháng 10 tới, TP dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt việc thu phí trên Đại lộ Thăng Long. Đại lộ Thăng Long - Đại lộ hiện...