HN: Khó mua chim để thả dịp Giải phóng Thủ đô
Giám đốc Sở VHTT-DL Hà Nội cho biết, kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô 10/10 tới, nghi lễ thả chim bồ câu gặp khó vì tháng 10, chim không bay.
Tại cuộc giao ban thông tin báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 7/10, ông Tô Văn Động – Giám đốc Sở VHTT-DL Hà Nội cho biết, Hà Nội sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô diễn ra từ ngày 7/10 đến 12/10.
Họp báo thường kỳ do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 7/10
Tại cuộc họp, trả lời câu hỏi của phóng viên có hay không nghi lễ thả chim bồ câu trong ngày trọng đại như một số năm trước, ông Động cho hay: “Tháng 10, chim bồ câu ít bay, nên rất khó kiếm nhiều chim bồ câu để thả”.
Ông nói thêm: “Chúng tôi nói đùa với nhau là chim tháng 10 không bay được. Nhưng quả thật đúng là như vậy” .
Tuy nhiên, sáng 12/10, Hà Nội sẽ tổ chức thả chim kết hợp với bóng bay. Bởi hiện tại rất khó mua chim bồ câu, cán bộ Sở VHTT-DL đặt mua không được trăm con chim. Vì vậy, thả chim phải kèm với bóng bay.
“Nhưng nếu chim không bay, nhân dân phải thông cảm với chúng tôi, vì tháng này chim không bay được, cứ thả ra là rơi xuống đất”, ông Động nói.
Tại lễ thả chim kết hợp với bóng bay ngày 12/10, Hà Nội sẽ cố gắng tập hợp được 60 con. Giám đốc Sở VHTT-DL Hà Nội bày tỏ: “Nếu không mua được 60 con chim thì nhân dân phải thông cảm vì không tìm được đủ chim bồ câu”.
Video đang HOT
Cũng tại buổi họp giao ban, lãnh đạo Sở VHTT-DL Hà Nội cho biết thêm, đúng ngày 10/10 sẽ diễn ra sự kiện quan trọng là Lễ kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô, tuyên dương Người tốt việc tốt và Công dân Thủ đô ưu tú tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình.
Tối cùng ngày, cầu truyền hình trực tiếp Hà Nội – niềm tin và hy vọng tại 4 điểm cầu, cùng với màn bắn pháo hoa tại 5 điểm tầm cao và 25 điểm tầm thấp tại các quận, huyện, thị xã.
Sáng 12/10, tại khu vực vườn hoa Lý Thái tổ sẽ diễn ra chương trình “Ngày hội văn hóa hòa bình” kỷ niệm 15 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”.
Từ 9-12/10, tại Cung thể thao Quần Ngựa sẽ diễn ra Liên hoan Du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội. Trong đó có giao lưu ẩm thực Việt Nam – Hàn Quốc. Sở VHTT-DL Hà Nội phối hợp với Viện Nghiên cứu kim chi quốc tế Hàn Quốc để tổ chức hội thảo “Tính ưu việc của kim chi”.
Trước ý kiến băn khoăn, hội thảo “Tính ưu việc của kim chi” không hề ăn nhập, liên quan gì với dịp kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10, ông Tô Văn Động đã xin lỗi về sự nhầm lẫn, sơ suất này.
Ông cho hay, tại chương trình giao lưu này, phía Hàn Quốc đưa món ẩm thực kim chi sang, còn phía Việt Nam sẽ trưng bày các món ăn nổi tiếng của Hà Nội như bún chả, phở… từ đó hai bên giao lưu văn hoá ẩm thực với nhau.
Theo Khampha
Hình ảnh Hà Nội những ngày đầu giải phóng
Những hình ảnh tái hiện sinh động về Hà Nội những ngày đầu giải phóng năm 1954 khiến người xem không khỏi bồi hồi, xúc động về thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc.
Nhân kỉ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ Đô (10/10/1954 - 10/10/2014), triển lãm tư liệu hình ảnh về Hà Nội do Ban quản lý phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Xưa và Nay tổ chức đã khai mạc tại 42-44 Hàng Bạc, Hà Nội.
Hình ảnh Hà Nội những ngày đầu giải phóng
Đến dự buổi khai mạc có nhà sử học Dương Trung Quốc, ông Đinh Hồng Phong - Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, bà Trần Thị Nga - Phó chủ tịch UBND phường Hàng Bạc, ông Phạm Tuấn Long - Phó Trưởng ban thường trực Ban quản lý phố cổ Hà Nội cùng đông đảo các khách mời là những lão thành cách mạng cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân Thủ đô.
Nhà sử học Dương Trung Quốc nói chuyện về lịch sử Hà Nội năm 1954.
Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến, quân đội nhân dân Việt Nam đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Genève (20/7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, đồng thời rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam. Trong ảnh là lễ chào cờ cuối cùng của quân Pháp ở Hà Nội. Lễ hạ cờ chấm dứt sự tồn tại của Pháp tại Việt Nam trước cửa Đoan Môn.
Bộ đội tiến vào đến đâu, nhân dân đổ ra hai bên đường, phất cờ tung hoa, reo mừng. Cổng chào, khẩu hiệu dựng lên khắp các đường phố, cờ đỏ sao vàng rực rỡ trên khắp các tầng nhà trong ngày 10/10/1954. Đi sau bộ đội là các nữ y tá từ chiến khu trở về qua phố Hàng Gai.
Các thành viên Ba Lan trong Ủy ban quốc tế chụp ảnh chung với bộ đội trên đường phố Hàng Khay.
Đoàn quân tiếp quân dừng dừng chân tại phố Duy Tân (nay là phố Huế).
Trụ sở Cảnh sát Quận 1 (nay là công an quận Hoàn Kiếm) vào thời điểm tiếp quân.
Đúng 16h ngày 9/10/1954, những lính Pháp cuối cùng đã rút qua cầu Long Biên. Quân Pháp rút quân qua đường dẫn phía Hàng Đậu lên cầu Long Biên.
Du khách tham quan và ghi lại những khoảnh khắc lịch sử.
60 bức ảnh trưng bày trong cuộc triển lãm tái hiện sinh động về hình ảnh Hà Nội những ngày đầu giải phóng.
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Hà Nội rực cờ hoa chào mừng 60 năm giải phóng Thủ đô Những ngày này, phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa, đèn chiếu sáng để chào mừng kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2014). Hà Nội như được thay áo mới. Dọc các tuyến phố Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Bông, Bà Triệu... được trang hoàng rực rỡ cờ hoa và đèn chiếu sáng. Pa - nô áp...